Nâng mũi bị bầm mắt
Nâng mũi bị bầm mắt , Trong quá trình sửa mũi, việc thực hiện bóc tách và tái tạo cấu trúc sẽ làm tổn thương đến mô mềm, dây thần kinh, đứt gãy mạch máu. Đó là lý do sau khi phẫu thuật, bạn sẽ phải chịu một vài phản ứng như: sưng, đau, bầm…
Bản chất của những vết thâm là do các tế bào hồng cầu bị rò rỉ ra ngoài thành mạch và mắc kẹt bên dưới da, dần dần thoái hóa tạo thành các mảng tối. Sau một thời gian, cơ thể sẽ tự “dọn dẹp” sạch sẽ và sửa chữa lại như bình thường.
Cũng bởi mao mạch là một hệ thống những sợi dây liên kết chằng chịt với nhau nên khi mũi bị tác động sẽ gây ra hiệu ứng lan truyền đến mắt, má và các vùng lân cận.
Dựa trên cơ sở đó, các BS cho rằng sự xuất hiện thâm tím quanh mắt được xếp vào “danh sách” những tác dụng phụ rất bình thường sau khi chỉnh hình mũi.
Nâng mũi bị bầm mắt bao lâu?
Chính vì bên trong con người luôn có cơ chế hồi sinh và bù đắp lại những phần bị tổn hại, nên các mảng thâm dưới da chỉ mang tính chất tạm thời. Thực tế ghi nhân, vết bầm sẽ nổi lên rõ rệt nhất sau khoảng 48h đồng hồ sau phẫu và dần tan biến trong vòng 10 ngày tiếp theo.
Các mảng da thâm này sẽ trải qua sự thay đổi từ đỏ sang đen, xanh lục nhạt, cuối cùng là ngả vàng nâu và trở về trạng thái ban đầu. Kèm theo đó, những cảm giác đau, phù nề, nặng mũi… cũng sẽ dịu bớt hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, khoảng thời gian này chỉ là tương đối bởi vì tốc độ bình phục của cơ thể còn do nhiều nhân tố quyết định. Thế nên, có những trường hợp bị sưng bầm kéo dài liên tục đã khiến cho không ít người cảm thấy khó chịu, lo lắng bất an.
Nguyên nhân mắt bị bầm lâu sau khi sửa mũi
Mặc dù mắt bị bầm sau nâng mũi là điều hiển nhiên, nhưng khi tình trạng này diễn ra dai dẳng mà không giảm thì bạn cần cẩn trọng. Lý giải cho điều này, các chuyên gia đã xác định 3 nguyên nhân cơ bản:
1. Do cơ địa của khách hàng
Thông thường, mỗi người đều mang một đặc điểm cơ địa riêng, được quyết định bởi yếu tố di truyền, lối sống hoặc thói quen hằng ngày. Vậy nên, sau khi sửa mũi tốc độ lành thương và sự biểu hiện các triệu chứng ở từng cá nhân là khác nhau.
Với những người có cơ địa yếu, thành mạch mỏng và quá trình tái tạo tế bào lâu hơn bình thường, các vết bầm quanh mắt không thể phai mờ đi trong thời gian ngắn. Hơn nữa, mức độ thâm còn khá nghiêm trọng và lan rộng ra nhanh chóng.
Đặc biệt, một vài chị em phải mất tới 1-2 tháng mới có thể sở hữu dáng mũi ổn định hoàn toàn và không còn bất kỳ vết thâm tím nào trên mặt.
2. Do kỹ thuật của bác sĩ
Theo Bác Sĩ Lê Trần Duy “Tay nghề của người trực tiếp thực hiện phẫu thuật nâng mũi sẽ quyết định gần như một nửa kết quả thẩm mỹ và cả những triệu chứng hậu phẫu”.
Thật vậy, nếu một người bác sĩ phạm phải sai lầm như: độn sụn sai vị trí, tạo đường mổ không chính xác, kỹ thuật khâu kém… thì khả năng gây ra tổn thương lớn.
Do đó, tại các cơ sở thẩm mỹ kém uy tín trên thị trường, nơi có những danh y không đạt tiêu chuẩn, Cơ sở vật chất cũ kỹ sẽ dễ làm cho mũi bạn bị tím tái nặng nề, nhiễm trùng, hoại tử…
3. Do cách chăm sóc của khách hàng
Những vết bầm đen cũng có thể trở nên cứng đầu hơn khi bản thân bạn không chăm sóc mũi đúng cách. Bởi sự lành nhanh hay chậm còn phụ thuộc một phần vào chế độ ăn uống, sinh hoạt hằng ngày của mỗi người.
Nếu các cô nàng nhận thấy mũi sưng bầm kéo dài trên 2 tuần, rất có thể bạn đã mắc phải những lỗi sau đây:
- Gây chèn ép đến mũi do cúi người, làm việc nặng, thể thao mạnh…
- Nằm không đệm gối, để đầu thấp hơn tim.
- Căng thẳng, lo lắng và suy nghĩ nhiều, bị thiếu ngủ.
- Ăn các loại thực phẩm gây bầm: thịt bò/gà/dê, hải sản, rau muống…
- Hút thuốc lá từ trước và cả sau khi PT.
- Tiêu dùng các loại thức ăn, thuốc loãng máu trước khi nâng mũi.
- Tắm nóng, xông hơi, để nước tràn vào vết thương.
- Không chăm chỉ vệ sinh, làm sạch vi khuẩn quanh mũi.
Qua đó có thể thấy rằng mọi sai sót nhỏ mà bạn vô ý gây ra cũng có thể làm phá hỏng toàn bộ công sức và hiệu quả thẩm mỹ mũi.
Cách làm tan máu bầm sau nâng mũi
Máu bầm sau nâng mũi sẽ không thể hết ngay, nhưng bạn có thể áp dụng một số cách chăm sóc mũi sau khi nâng làm tan máu bầm ở sống mũi như sau, giúp vết thương chóng lành:
Mát xa nhẹ nhàng vùng mũi
Sử dụng đầu ngón tay tiến hành mát xa nhẹ vùng xung quanh vết thương, lưu ý không được sờ trực tiếp vào vết mổ vì sẽ dễ gây nhiễm trùng. Bạn chỉ được sử dụng một lực vừa đủ để mát sa không được nắn bóp hoặc tác động mạch. Chỉ nên thực hiện mát xa trong thời gian ngắn 5-10 phút, không sờ vùng vết thương quá lâu.
Khi mát xa vùng mũi hãy đảm bảo ngón tay của bạn sạch sẽ, rửa tay và sát trùng cẩn thận.
Đặt ống dẫn lưu
Đặt ống dẫn lưu cũng là một trong những phương pháp làm tan máu bầm nhanh chóng, hiệu quả. Tuy nhiên, phương pháp này phải được thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ. Đặt ống dẫn lưu sẽ giúp cho các bệnh nhân máu bị loãng hoặc dịch tụ nhiều trong khoang mũi dễ dàng thoát ra ngoài hơn. Chính vì vậy, tính trạng sưng bầm cũng sẽ được cải thiện rất tốt.
Chườm nóng & chườm lạnh
Cách chườm đá sau khi nâng mũi và chườm nóng để giảm máu bầm cũng là một trong những phương pháp được nhiều người thực hiện. Phương pháp này khá phổ thông và dễ làm. Chườm nóng và lạnh sẽ giúp cục máu đông nhanh chóng được tan và giúp dáng mũi hồi phục. Phương pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh nên thực hiện trong khoảng 2-3 ngày đầu sau nâng mũi. Khi thực hiện chườm nóng – lạnh bạn cần khéo léo không tiếp xúc quá nhiều đến vết thương hở vì có thể dễ gây nhiễm trùng, trước khi chườm bạn cần sát trùng và làm sạch thật kỹ vết thương.
Sử dụng gừng tươi
Sử dụng gừng tươi làm tan máu bầm là phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng. Bạn có thể sử dụng một củ gừng nhỏ (đã làm sạch) sau đó lăn nhẹ lên xung quanh vùng mũi. Không được lăn trực tiếp vào vết thương. Đây là phương pháp giảm sưng bầm sau nâng mũi được dân gian truyền miệng nên cần tìm hiểu thật kỹ khi thực hiện.
Ăn nhiều dứa, đu đủ
Dứa và đu đủ chứa nhiều Vitamin C bạn cần ăn nhiều dứa và đu đủ để giúp vết thương mau chóng lành. Dưa và đu đủ là hai loại trái cây mềm nên rất dễ ăn phù hợp để sử dụng sau nâng mũi. Ngoài ra, bạn cần kiêng cữ các thực phẩm dễ gây kích ứng da và vết thương sau mổ như: Rau muống (khiến hình thành sẹo lồi), cua ghẹ (vết thương bị ngứa), đồ nếp (vết thương bị nhức),…
Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Sau phẫu thuật bạn sẽ được các bác sĩ kê đơn thuốc và dặn dò, tái khám, chăm sóc hậu phẫu thuật. Bạn cần tuân thủ và thực hiện đúng chỉ định, không được sử dụng các thực phẩm có hại, dễ gây kích ứng. Một lưu ý rằng, bạn không được tự ý sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc, chỉ sử dụng thuốc được kê đơn.
Mũi bị tím
Theo kết quả của một cuộc khảo sát, cứ 5 phụ nữ Hàn thì có 1 người đã từng phẫu thuật thẩm mỹ. Nâng mũi thẩm mỹ và cắt mí là hai loại hình phẫu thuật được ưa chuộng nhất tại xứ sở kim chi. Do sức ảnh hưởng của làn sóng văn hóa Hàn Quốc mà những ca sĩ, diễn viên, người mẫu của đất nước này trở thành hình mẫu lý tưởng của đông đảo cư dân Châu Á. Làn da trắng, chiếc mũi cao, thanh thoát trở thành chuẩn mực của cái đẹp. Đã qua rồi cái thời mọi người e dè chuyện sửa mũi. Phụ nữ và ngay cả đàn ông Việt hiện nay coi việc nâng mũi đơn giản như mua một đôi giày hay sắm thêm một bộ quần áo… Tác dụng của việc nâng mũi thì ai cũng thấy, nó ảnh hưởng sâu sắc đến khía cạnh thẩm mỹ cũng như sự hài hòa của cả khuôn mặt nhưng nó gây ra một số tác động lên mũi như sưng, bầm tím.
Cách làm tan máu bầm ở mắt nhanh nhất
1. Cách làm tan vết tụ máu trong mắt: Chườm lạnh
Chườm đá lạnh trong vòng 24 – 48 giờ kể từ lúc bị chấn thương có thể giúp giảm thiểu tình trạng tích tụ máu dưới da gây nên các vết bầm. Bên cạnh đó, nhiệt độ thấp từ đá cũng có khả năng đẩy lùi tình trạng sưng và xoa dịu cơn đau nhức khó chịu tại khu vực chấn thương.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng chườm lạnh có nguy cơ khiến bạn bị bỏng lạnh nếu không được áp dụng đúng phương pháp. Do đó, nếu bạn quyết định dùng cách làm tan máu bầm nhanh ở mắt này để điều trị bầm tím mắt, hãy lưu ý một số điều như sau:
- Không để đá lạnh tiếp xúc trực tiếp lên da. Hãy cho đá viên vào túi chườm. Ngoài ra, bạn có thể quấn thêm khăn bông quanh túi chườm nếu muốn. Tuy nhiên, hãy đảm bảo khăn bông bạn dùng đã được giặt sạch nhằm phòng ngừa nhiễm trùng mắt.
- Nhẹ nhàng áp túi chườm lên khu vực mắt bị bầm tím trong khoảng 10 – 20 phút. Không đè mạnh lên nhãn cầu.
- Bạn có thể lặp lại cách làm tan máu bầm ở mí mắt này nhiều lần trong ngày. Mặt khác, các chuyên gia cho rằng biện pháp này chỉ hữu hiệu trong vòng tối đa hai ngày kể từ khi bạn bị chấn thương.
- Lặp lại nhiều lần trong ngày trong 1 – 2 ngày.
Nếu không có sẵn đá viên, bạn có thể tạm thời sử dụng miếng chườm lạnh mua ở hiệu thuốc. Đặc biệt, tuyệt đối không sử dụng thịt sống để trong ngăn đá hay bất kỳ thực phẩm đông lạnh nào khác để thay thế. Điều này có thể tạo điều kiện cho các vi sinh vật trực tiếp tấn công vào mắt bạn và gây nhiễm trùng ở đây.
2. Cách làm tan máu bầm nhanh ở mí mắt: Chườm nóng làm nhạt dần vết bầm tím
Cách trị tan máu bầm ở mắt sau khi bị va đập tốt nhất là sau khi vết sưng thuyên giảm, bạn nên áp dụng chườm nóng lên vùng da xung quanh mắt. Nhiệt độ cao không chỉ giúp bạn đánh tan vết bầm tím mà còn xoa dịu cơn đau nhức bằng cách tăng cường lưu lượng máu đến khu vực quanh mắt.
Để thực hiện đúng cách làm tan máu bầm nhanh ở mắt này, bạn sẽ cần một chiếc khăn nhỏ và tô hoặc chậu. Lưu ý những dụng cụ này đều phải được làm sạch. Thực hiện theo các bước như sau:
- Gấp khăn lại và đặt vào tô,
- Đổ nước nóng vào tô để ngâm khăn. Lưu ý không sử dụng nước sôi mà chỉ dùng nước ấm có nhiệt độ vừa phải,
- Lấy khăn ra và vắt thật khô,
- Gấp khăn làm bốn và nhẹ nhàng áp lên mắt trong vòng 20 phút.
3. Cách làm tan vết bầm ở mắt: Nhẹ nhàng massage
Bạn cũng có thể nhẹ nhàng massage khu vực mắt sau khi cảm thấy tình trạng sưng và đau nhức thuyên giảm. Cách trị tan máu bầm ở mắt này tương tự liệu pháp chườm nóng, massage hỗ trợ thúc đẩy lưu lượng máu huyết lưu thông đến đây, góp phần giảm sưng, xua tan vết bầm hữu hiệu.
Tuy nhiên, nếu các động tác massage khiến bạn cảm thấy đau hoặc tình trạng sưng vẫn chưa thuyên giảm đáng kể, bạn nên ngừng phương pháp này ngay lập tức và hỏi ý kiến bác sĩ.
4. Cách làm tan máu bầm nhanh ở mí mắt: Dùng vitamin C
Từ lâu, chúng ta đều biết vitamin C đem lại rất nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, giả thiết về khả năng làm tan vết bầm ở mắt của vitamin C vẫn cần được nghiên cứu chuyên sâu hơn trước khi được công bố rộng rãi.
Mặc dù vậy, hiện nay một số người vẫn lựa chọn dùng vitamin C trong cách trị tan máu bầm ở mắt. Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ việc thiếu vitamin C dễ dẫn đến bầm tím.
Nâng mũi bao lâu hết bầm
Rất nhiều tín đồ làm đẹp lo lắng và băn khoăn không biết nâng mũi sau bao lâu sẽ hết tím. Mặc dù hạn chế xâm lấn và không có tác động nhiều đến bên trong. Tuy nhiên, sau nâng mũi ai cũng sẽ có dấu hiệu sưng, bầm tím và xuất hiện tình trạng đau nhẹ.
1 -3 ngày đầu sau khi làm đẹp, dáng mũi sẽ xuất hiện tình trạng hơi sưng nhẹ, có dấu hiệu bầm tím cũng như kích ứng đến vùng da. Sau khoảng 5 – 7 ngày dấu hiệu này sẽ dần dần thuyên giảm, không còn sưng đau hoặc ảnh hưởng quá nhiều.
Thông thường, sau nâng mũi từ 1- 2 tuần sẽ hết tím và bình thường. Một số khách hàng nếu có hiện tượng sưng đau kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm, hãy chú ý liên hệ với những địa điểm uy tín để được can thiệp, cải thiện hiệu quả nhất.
Bạn cũng đừng quá hoang mang hay lo âu quá nhiều về việc sưng bầm cũng như xuất hiện một số những ảnh hưởng sau khi nâng mũi. Đây được xem là dấu hiệu khá bình thường. Chỉ cần tuân thủ đúng những nguyên tắc, hướng dẫn chăm sóc hậu phẫu đúng đắn sẽ giúp mọi người có được những kết quả như ý.
Thông Tin Liên Hệ :
Địa chỉ : 877 – 879 Hồng Bàng , Phường 9 , Quận 6 , Thành Phố Hồ Chí Minh.
Điện thoại : 0938.775.770 – 0938.201.205 .
Website : https://bsletranduy.com
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!