Nâng mũi sau 1 tháng bị nhức

5/5 - (26 bình chọn)

Nâng mũi sau 1 tháng bị nhức ? Sau nâng mũi bị nhức, thậm chí căng cứng, sưng đỏ,… khiến bạn lo lắng không biết đây là dấu hiệu bình thường hay bất bình thường. Đọc ngay bài viết dưới đây để chắc chắn rằng mũi của mình đang không gặp phải những dấu hiệu của nhiễm trùng.

Dù can thiệp ít hay nhiều thì khi nâng mũi bác sĩ cũng sẽ cần mở một đường mổ nhỏ, can thiệp chỉnh sửa bằng dao kéo. Chính vì vậy, việc nâng mũi bị nhức sẽ không thể tránh khỏi. Do đo, sau khi thực hiện nâng mũi, bạn sẽ có cảm giác đau với mức độ khác nhau dựa theo cơ địa của từng người.

Ngoài ra, bác sĩ thực hiện phải là người có chuyên môn chuyên sâu và kinh nghiệm dày dạn. Nếu như kĩ thuật của bác sĩ không đảm bảo hoặc thực hiện quá mạnh tay thì cũng sẽ gây nên tình trạng đau nhức sau đó. nhưng đối với tình trạng 1 tháng vẫn còn bị nhức thì chắc chắn rằng bạn đang bị nhiễm trùng , nên đi khám ngay lập tức .

Nâng mũi sau 1 tháng bị nhức

Nâng mũi sau 1 tháng bị ngứa

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nâng mũi sau 1 tháng bị ngứa?

Nâng mũi sau 1 tháng bị ngứa là một trong những phản ứng thường gặp sau khi phẫu thuật. Tình trạng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có thể kể đến như:

  • Do vết thương sắp lành: Mặc dù là thủ thuật đơn giản nhưng phẫu thuật mũi cũng có những thương tổn nhất định. Vì thế, sau khi phẫu thuật, vết thương cần có thời gian hồi phục và trong khoảng thời gian này, sụn mũi mới nên có thể gây kích ứng và khiến mũi bị ngứa nhẹ. Đây là biểu hiện bình thường nên bạn không cần phải quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu tình trạng ngứa ngày càng tăng, kèm theo các triệu chứng như: đau nhức, sưng tấy, mũi bị bóng đỏ thì nên tìm đến cơ sở thẩm mỹ để bác sĩ thăm khám và khắc phục kịp thời.
  • Do cơ thể dị ứng với sụn: Nâng mũi sau 1 tháng bị ngứa cũng có thể do cơ thể của bạn bị dị ứng với chất liệu sụn. Thông thường, nếu do nguyên nhân này thì sẽ đi kèm với hiện tượng mưng mủ, sưng đỏ,… Trường hợp bạn chỉ bị ngứa thì không cần phải quá lo lắng về vấn đề này.
  • Do quy trình phẫu thuật không đảm bảo an toàn: Quá trình phẫu thuật nâng mũi cần được thực hiện trong điều kiện vô trùng – vô khuẩn tuyệt đối. Đặc biệt, sụn nâng mũi phải có chất lượng cao, được tiệt trùng kỹ lưỡng. Nếu bạn thực hiện tại các cơ sở kém uy tín thì có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: nhiễm trùng, lệch sống, thậm chí là hoại tử mũi.
  • Do tác động từ môi trường: Khói bụi, ánh nắng mặt trời cũng là những yếu tố khiến vết thương sau nâng mũi bị kích ứng, dẫn đến ngứa. Chính vì thế, sau khi phẫu thuật, bạn nên che chắn vùng mũi cẩn thận, có thể sử dụng khẩu trang để tránh làm vết thương bị nhiễm trùng.
  • Do thực phẩm: Sau khi nâng mũi, bạn cần phải thực hiện kiêng cử trong ăn uống theo hướng dẫn của bác sĩ. Một số thực phẩm dễ gây kích ứng, khiến vết thương dễ bị sẹo lồi, sẹo thâm mà bạn cần tránh đó là: thịt bò, thịt gà, hải sản, đồ nếp, rau muống, các chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá),…

Cách xử lý tình trạng nâng mũi sau 1 tháng bị ngứa

Qua những thông tin trên, chúng ta có thể thấy nâng mũi sau 1 tháng bị ngứa do rất nhiều nguyên nhân. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây nên mà bác sĩ sẽ có phương pháp khắc phục phù hợp. Dưới đây là một số cách xử lý mà bạn có thể tham khảo:

  • Nếu bị ngứa do vết thương sắp lành thì bạn nên tuân thủ cách chăm sóc tại nhà mà bác sĩ đã hướng dẫn, tuyệt đối không nên động chạm hay gãi vết ngứa vì lúc này cấu trúc mũi chưa ổn định, nếu gãi có thể khiến mũi bị lệch sụn.
  • Chú ý kiêng cử kỹ càng trong vấn đề ăn uống ít nhất 1 tháng, đồng thời vệ sinh mũi sạch sẽ, tránh vận động mạnh, uống thuốc đúng theo đơn đã kê. Ngoài ra, nên uống nhiều nước, bổ sung thêm các thực phẩm giàu dinh dưỡng như rau xanh, trái cây tươi để đẩy nhanh quá trình hồi phục.
  • Nếu nâng mũi xong bị ngứa do các nguyên nhân từ môi trường xung quanh thì bạn có thể khắc phục bằng cách hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, khói bụi,… Nếu bắt buộc phải ra ngoài thì nên che chắn cẩn thận, đeo khẩu trang (nhưng khẩu trang không được quá chật), không đeo kính và đi bơi khi mũi chưa lành.
  • Đối với những trường hợp nâng mũi sau 1 tháng bị ngứa do chất liệu sụn gây ra thì bạn cần đến ngay cơ sở thẩm mỹ để thăm khám và khắc phục kịp thời.

Dấu hiệu mũi không hợp sụn

Hầu hết các ca nâng mũi đều không biết được bản thân có bị dị ứng với vật liệu hay không. Sau khi nâng một thời gian khoảng 10 ngày, cơ thể mới bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu rõ ràng:

Mũi bị sưng kéo dài

Sau khi phẫu thuật, mũi bị sưng là dấu hiệu bình thường. Tình trạng sưng này có thể kéo dài 7 -10 ngày sau đó giảm dần. Tuy nhiên nếu nâng mũi 1 tháng vẫn sưng không có dấu hiệu giảm mà ngày càng to hơn thì rất có thể đây là dấu hiệu bạn dị ứng với vật liệu nâng mũi.

Không những sưng, khi sờ vào mũi bạn sẽ cảm giác có dịch và nước ở bên trong. Mũi không gom dáng và ổn định như bình thường. Có người bị đỏ đầu mũi hoặc đỏ cả sống mũi và toàn bộ phần mũi.

Nhiễm trùng, mũi đau nhức

Dấu hiệu mũi không hợp sụn tiếp theo chính là nhiễm trùng. Mũi luôn có cảm giác căng tức, đau nhức và mưng mủ trong thời gian dài. Bạn thường ngứa ngáy ở đầu mũi, vô cùng khó chịu. Đây là dấu hiệu nghiêm trọng bạn cần phải xử lý kịp thời để tránh những hậu quả đáng tiếc. Nếu không điều trị sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe cũng như tính thẩm mỹ của gương mặt.

Mũi bị lệch, vẹo

Khi bác sĩ đặt sụn mũi không đúng kỹ thuật hoặc sụn có chất liệu kém sẽ không bám dính vào phần mô. Điều này khiến cho phần sụn mũi mới lỏng lẻo, lệch vẹo. Điều này không những ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ mà về lâu dài có thể làm thủng da đầu mũi hoặc nhiễm trùng. Do đó bạn không nên chủ quan mà cần liên hệ với bệnh viện thẩm mỹ để được hướng dẫn xử lý.

Bị thủng da phần đầu mũi

Phần da ở đầu mũi luôn khá mỏng. Nếu sử dụng những loại sụn có chất liệu cứng, kém chất lượng sẽ đâm vào đầu mũi khiến da mài mòn đi, thậm chí là thủng đầu mũi. Dấu hiệu này rất dễ để quan sát và nhận biết, đây cũng là dấu hiệu cực kỳ nghiêm trọng, thậm chí sụn mũi có thể lộ ra bên ngoài.

Mũi chảy dịch, có mùi hôi

Một dấu hiệu mũi không hợp sụn phổ biến khác là da bị tụ máu, bầm tím, chảy dịch mủ vàng hoặc nâu. Bạn có thể bị sốt cao, nhiệt độ cơ thể tăng như một cách để “phản ứng” với dị vật. Nếu dịch chảy ra có mùi hôi rất có thể là do mũi đã bị vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm.

Dấu hiệu nâng mũi bị viêm

Sau phẫu thuật, chúng ta dễ dàng gặp phải dấu hiệu nâng mũi bị viêm như sưng tấy, hơi đau. Đây là hiện tượng thường gặp sau thẩm mỹ do quá trình thích nghi của mũi. Tuy nhiên, tình trạng này thường chỉ kéo dài 2 – 7 ngày, nếu lâu hơn hoặc có chảy thêm các dịch lạ như máu, mủ, có mùi, hãy sớm liên hệ với bác sĩ để kiểm tra lại tình trạng khó chịu này và vì có thể mũi đang gặp phải tình trạng viêm sau nâng.

Dấu hiệu 1: Bị sốt nhẹ

Khi bị nhiễm trùng thì hệ thống miễn dịch tự nhiên của cơ thể sẽ hoạt động mạnh để có thể tiêu diệt các vi khuẩn gây hại xâm nhập vào bên trong cơ thể, gây sốt nhẹ.

Dấu hiệu 2: Dấu hiệu bị tụ sau nâng mũi, mũi bị chảy máu, tiết dịch 

Mũi bị tiết nhiều dịch hay chảy ra máu cũng là một dấu hiệu bị nhiễm trùng sau khi nâng mũi mà bạn cần phải hết sức cảnh giác.

Dấu hiệu 3: Mũi hoặc đầu mũi bị sưng to, đau nhức kéo dài

Thường thì việc đau nhức hay phẫu thuật nâng mũi bao lâu hết sưng thì thường sẽ thuyên giảm và hết sau khoảng 2 tuần nâng mũi.
Tuy nhiên nếu đã bị nhiễm trùng, hiện tượng sưng đau sẽ không những giảm mà còn bị nặng hơn và kéo dài.

Dấu hiệu 4: Mũi bị biến dạng,lệch vẹo, tụt hoặc rút sóng

Mũi bị lệch xiên vẹo sau nâng có thể là do sụn nâng mũi có chất lượng thấp, không thích ứng với cơ thể nên đã gây ra kích ứng, bị đào thải tạo điều kiện để các vi khuẩn xâm nhập vào gây nhiễm trùng mũi.

Nâng mũi 1 tháng đầu mũi vẫn to

Mũi mới nâng được 1 tháng nên chưa thể đánh giá được gì, nhất là khi đầu mũi lại là vị trí thường lành thương và ổn định chậm nhất. Bạn nên dành thời gian cho mũi lành thương, sau khoảng 6 tháng đến 1 năm, đầu mũi sẽ gom lại nhỏ hơn. Đầu mũi to có thể là do mô da vùng này còn quá dày, và/hoặc do sưng nề sau phẫu thuật. Ở thời điểm hiện tại mũi bạn vẫn còn sưng nhiều, nên chưa thể kết luận được. Sau khoảng 4 – 6 tuần sưng sẽ giảm nhiều, nhưng vẫn chưa hết hẳn, lượng sưng còn lại sẽ tiếp tục giảm sau 6 tháng đến 1 năm. Để giúp mũi nhanh giảm sưng, hồi phục bạn có thể duy trì ngủ kê cao đầu (sao cho vị trí của đầu cao hơn tim), và massage dẫn lưu bạch huyết vùng mặt (xung quanh mũi) để hỗ trợ giảm sưng, tuy nhiên cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.

Nâng mũi bị căng đầu mũi

 Tình trạng căng tức đầu mũi cũng không nằm ngoài những phản ứng bình thường của cơ thể trong quá trình hồi phục sau nâng mũi. Tuy nhiên nếu đã trải qua khoảng thời gian 2 – 3 tuần mà vẫn chưa có dấu hiệu giảm bớt tình trạng căng tức, đầu mũi vẫn tiếp tục cứng, đi kèm hiện trạng đỏ hay đau nhức thì rất có thể mũi đã bị xơ cứng.

Lúc này, rất có thể mũi đã bị tổn thương nặng ở các mô mềm mới gây ra các hiện tượng trên. Đây là trường hợp đáng báo động và Quý khách cần phải đến gặp Bác sĩ nhanh chóng để thăm khám và đưa ra hướng giải quyết kịp thời.

Thông Tin Liên Hệ :

Địa chỉ : 877 – 879 Hồng Bàng , Phường 9 , Quận 6 , Thành Phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại : 0938.775.770 – 0938.201.205 .

Website : https://bsletranduy.com