Nâng mũi xong bị khó thở

Bình chọn

Nâng mũi xong bị khó thở ? Khi nâng mũi bạn sẽ được các bác sĩ cố định mũi bằng nẹp, định hình cấu trúc mũi nên sẽ xuất hiện cảm giác nghẹt mũi, khó thở/ Đây là cảm giác sau nâng mũi thường xuyên gặp nhất. Nhưng nếu sau 4-5 ngày tình trạng này không giảm rất có thể sụn mũi đã bị trôi về một bên làm bít tắc mũi.

Cảm giác sau khi nâng mũi được xem là bất thường

Bên cạnh những cảm giác sau nâng mũi mà các chị em sẽ thường gặp phải thì bên cạnh đó còn nhiều biểu hiện khác được xem là bất thường. Tình trạng sau nâng mũi được xem là bất thường khi quá trình phẫu thuật không đạt chuẩn dẫn đến nhiều biến chứng hoặc quá trình chăm sóc bệnh nhân không thực sự chú trọng. Dưới đây là những hiện tượng sau khi nâng mũi được xem là bất thường.

Nâng mũi xong bị khó thở

Mũi bị nhiễm trùng từ nhẹ đến nặng

Hiện tượng nhiễm trùng sau nâng mũi không hề hiếm gặp. Nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng mũi có thể là do các công cụ phẫu thuật chưa được vô khuẩn sạch sẽ, không gian chưa sát khuẩn kỹ càng. Ngoài ra, chăm sóc hậu phẫu thuật cũng là một trong những yếu tố khiến mũi bị nhiễm trùng.

Mũi bị nhiễm trùng khi phần vết thương hở xuất hiện mủ hoặc đang trong tình trạng ủ mủ. Ngoài thâm tím thường thấy thì phần cánh mũi được tách ra sẽ có biểu hiện thâm đen hoặc có mùi. Tùy vào từng tình trạng bác sĩ sẽ có cách khắc phục khác nhau nên hãy để ý để có dáng mũi ưng ý nhất.

Mũi có hiện tượng bóng đỏ, lộ sóng mũi

Sau một tuần đầu mũi vẫn có biểu hiện đỏ đậm, vùng da mũi mỏng dần và lộ sống mũi thì bạn cần thăm khám ngay. Tình trạng này sẽ thường xuyên xảy ra khi bạn được sử dụng sụn nâng mũi không đạt chuẩn, sụn bị cứng hoặc sử dụng sụn có dáng quá cao.

Cơ thể không thích nghi được với loại sụn được sử dụng cũng là một trong những nguyên nhân khiến đầu mũi bị bóng đỏ. Đầu mũi sẽ dần mỏng, sưng tấy để lâu sẽ lộ sụn rõ.

Mũi bị lòi sụn, thủng da đầu mũi

Nếu mũi bị lòi sụn và thủng da đầu mũi thì khi đó mũi bạn đã rơi vào tình trạng đáng cân nhắc. Hiện tượng này sẽ xảy ra khi không có phương pháp chăm sóc phù hợp, để mũi bóng đỏ trong thời gian quá lâu, bác sĩ không can thiệp kịp thời.

Nếu bị lòi sụn và thủng da đầu mũi bạn phải tiến hành tháo sụn theo chỉ định của bác sĩ nếu không sẽ cực nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng này hiếm gặp nên bạn không cần quá lo lắng nó sẽ xảy ra khi sử dụng dịch vụ thẩm mỹ không đạt chuẩn.

Máu và dịch nhầy chảy liên tục, đậm màu máu

Trong những ngày đầu mỗi bạn sẽ có tình trạng chảy dịch màu vàng hoặc màu trắng đục. Tuy nhiên nó chỉ xuất hiện trong khoảng 7 ngày đầu sau phẫu thuật,  nếu chăm sóc cẩn thận và kỹ lưỡng sẽ nhanh chóng hồi phục và quay trở về trạng thái bình thường. Nhưng nếu bị chảy máu liên tục, màu chuyển đậm dần không có dấu hiệu thuyên giảm thì có thể mũi bạn đang dần bị nhiễm trùng nghiêm trọng.

Nâng mũi xong bị nghẹt mũi

Đầu tiên, nếu bạn nghẹt mũi sau nâng do bạn có bệnh lý về mũi thì việc này cũng ảnh hưởng ít nhiều dẫn tới triệu chứng nghẹt mũi. Với trường hợp này bạn cũng không nên quá hoang mang, lo sợ bởi hiện tượng này thuyên giảm từ từ và nhanh chóng biến mất hoàn toàn sau khoảng 4 đến 5 ngày.

Thứ 2, sau nâng mũi thì cũng có 1 số người chưa thích ứng ngay với 1 chất liệu lạ từ bên ngoài đưa vào khoang mũi. Đối với trường hợp này thì cũng không sao đâu, bạn chỉ cần chờ đợi để mũi có thời gian thích ứng với sụn nhân tạo là mũi sẽ tự động hết nghẹt.

Nhưng, nếu bạn bị nghẹt mũi trong thời gian dài thì khả năng cao là do nguyên nhân bác sĩ thẩm mỹ đã sai sót trong kỹ thuật thực hiện. Lúc này bạn nên tới tái khám, gặp bác sĩ để được kiểm tra lại 1 cách kịp thời, xử lý sớm để tránh xuất hiện biến chứng nặng nề hơn.

Nâng mũi xong bị nghẹt mũi sẽ tạo cảm giác vô cùng khó chịu do khó thở, hít thở không thông nhưng bạn cần nhớ là tuyệt đối không được hỉ mũi, thở quá mạnh cũng như lấy tay tác động vào vùng mũi. Nếu không thì mũi sẽ tổn thương và kết quả thẩm mỹ bị ảnh hưởng như sụn bị xê dịch gây lệch vẹo, chảy máu mũi v.v…

Nếu mũi không thở được do bị nghẹt quá thì bạn có thể tạm thời thở bằng miệng. Nếu như bị hắt xì hơi thì bạn nên dồn qua miệng để giảm bớt tối đa lực tác động phía bên trong mũi.

Đặc biệt là không được tự sử dụng thuốc thông mũi khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ, bạn nên biết là chất chống đông máu là 1 trong những thành phần tạo loại thuốc này, khi sử dụng có thể gây chảy máu ở vết phẫu thuật.

Nâng mũi xong bị hắt xì có sao không ?

Hắc xì hơi là hiện tượng sinh lý rất bình thường của cơ chế con người. Tuy nhiên, nếu hắc xì hơi liên tục sẽ đẩy hơi ra quá mạnh từ vùng khoang mũi thông ra bên ngoài sẽ làm hỏng các mô mới hình thành sau nâng mũi.

Vì thế để dáng mũi được ổn định các chị em cần dành thời gian nghỉ ngơi trong 3-5 ngày đầu sau phẫu thuật, hạn chế tiếp xúc với các đồ vật gây hắc xì như áo len, chổi lông gà, phấn hoa hay các vật thể lạ bay vào trong khoang mũi nhé!

Lệch vách ngăn mũi là gì?

Lệch vách ngăn mũi là tình trạng vách ngăn mũi của bạn bị dịch chuyển đáng kể sang một bên, làm cho một đường dẫn không khí một bên mũi nhỏ hơn bên còn lại. Tình trạng lệch xảy ra khi vách ngăn mũi chia đôi 2 cánh mũi của bạn được dịch chuyển, mũi bạn cũng bị xiêu vẹo, biến dạng bất thường. Tỷ lệ hẹp vách ngăn mũi bình thường không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu lệch nghiêm trọng có thể gây ra các biến chứng sức khỏe như khó thở hoặc tắc lỗ mũi.

Vách ngăn mũi nằm ở đâu?

Vách ngăn mũi là bộ phận thuộc cấu tạo mũi nằm trong hốc mũi chia đôi 2 khoang mũi. Vách ngăn mũi được cấu tạo gồm phần sụn, xương, chiều dài khoảng 8cm bắt đầu từ đầu mũi đến vòm mũi họng.

Lệch vách ngăn mũi có mấy dạng?

Lệch vách ngăn mũi có tên gọi khác là vẹo vách ngăn mũi, hẹp vách ngăn mũi, mào vách ngăn mũi. Để phân loại tình trạng lệch vách ngăn mũi bác sĩ thương căn cứ vào mức độ lệch như sau:

  • Lệch vách ngăn một bên mũi ( lệch hình chữ C): Thường bị nghẹt mũi ở bên vách ngăn vẹo.
  • Lệch vách ngăn 2 bên mũi ( hình chữ S): Vẹo vách ngăn mũi phức tạp, vừa có thể bị vẹo sang trái, vừa có thể vẹo sang phải.Nếu bị vẹo cả hai bên vách ngăn mũi sẽ bị nghẹt mũi cả hai bên.
  • Gai hoặc mào vách ngăn mũi: Thường gặp ở phần tiếp giáp của xương và sụn vách ngăn. Gai hoặc mào vách ngăn mũi có thể chạm đến niêm mạc mũi gây chảy máu và gây đau nhức dữ dội cho người bệnh.
  • Dày chân vách ngăn: Là tình trạng xương bị dày ở phần thấp của vách ngăn.

Dấu hiệu lệch vách ngăn mũi thường gặp

Có khoảng 80% người bị lệch vách ngăn mũi nhưng không biết. Tuy nhiên, khi thấy có những dấu hiệu sau chứng tỏ bạn đang bị vẹo vách ngăn mũi. (1)

  • Nghẹt mũi

Bạn cảm thấy khó thở bằng mũi, mũi bị tắc nghẽn 1 bên hoặc cả 2 bên. Tình trạng nghẹt mũi này thường xuyên diễn ra, nhưng mức độ nhẹ nên thường dễ bỏ qua.Tình trạng nghẹt kéo dài, dù mũi bạn không bị viêm nhiễm.

  • Đau đầu

Tình trạng đau đầu có thể bên phải hay bên trái, tùy theo mũi bị vẹo bên nào hoặc có thể bị đau trong hốc mắt cùng bên với vách ngăn vẹo, có trường hợp nhức cả hai bên rồi lan ra vùng chẩm phía sau.

  • Viêm mũi, viêm xoang thường xuyên

-Chảy máu mũi thường xuyên

-Ngủ ngáy

-Giảm độ nhạy khứu giác

-Nằm ngủ theo một hướng

-Khô ở một bên mũi

-Chảy nước mũi sau

-Mũi có tiếng ồn khi hít vào hoặc thở ra

-Tiếng thở ồn ào khi ngủ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

-Trong trường hợp nặng có thể gặp ngưng thở khi ngủ

Thông Tin Liên Hệ :

Địa chỉ : 877 – 879 Hồng Bàng , Phường 9 , Quận 6 , Thành Phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại : 0938.775.770 – 0938.201.205 .

Website : https://bsletranduy.com