Nâng mũi sụn sườn có bị teo lại không ?
Nâng mũi sụn sườn có bị teo lại không ? Nâng mũi sụn sườn là kĩ thuật tạo hình dáng mũi tiên tiến nhất hiện nay, rất thích hợp với những bệnh nhân quá nhiều khuyết điểm hoặc không may mắn khiến mũi hỏng. Tuy nhiên nhiều bạn lại phân vân nâng mũi sụn sườn có bị teo lại không và thời gian sử dụng của chất liệu này là bao lâu. Hãy cùng theo dõi bài viết để trang bị thêm cho mình kiến thức nâng mũi nhé.
Để thực hiện nâng mũi bằng sụn sườn, bác sĩ sẽ phẫu thuật lấy phần sụn sườn trong cơ thể khách hàng. Sau đó sử dụng chất liệu độn này để bảo vệ đầu mũi hoặc nâng cao sống mũi. Do khả năng tương thích cao với cơ thể, nên sau một thời gian sử dụng, sụn sườn hoàn toàn ổn định và khó bị phân hủy. Vì thế bạn không cần lo lắng sau thời gian thực hiện việc nâng mũi sụn sườn có bị teo lại không.
Hiện tại có một số trung tâm thực hiện nâng mũi sụn sườn bằng sụn sườn sinh học nhân tạo. Tuy nhiên đây chỉ là giải pháp tạm thời và không có chất lượng bằng chính sụn tự thân nên sau một thời gian sử dụng, sụn sẽ tan ra và trả lại kết quả nâng mũi ban đầu. Nếu bạn lo lắng nâng mũi sụn sườn có bị teo lại không thì không nên sử dụng biện pháp nâng mũi bằng sụn sinh học tạm thời này.
Nâng mũi sụn sườn có vĩnh viễn không ?
Sụn sườn theo thời gian sẽ bị cơ thể hấp thụ đi một phần nhỏ, vì vậy, bác sĩ phải biết được lấy bao nhiêu sụn sườn là phù hợp để sau thời gian cơ thể hấp thụ một phần sụn sườn thì dáng mũi của bạn không bị thay đổi nhiều.
Nâng mũi sụn sườn có vĩnh viễn không còn phụ thuộc rất nhiều vào địa chỉ thẩm mỹ có an toàn hay không, có đầy đủ các yêu cầu cần thiết hay không:
Biến chứng nâng mũi sụn sườn
Biến chứng nâng mũi sụn sườn có rất nhiều nguyên nhân như: Quá trình chăm sóc hậu phẫu không đạt yêu cầu, bác sĩ thực hiện nâng mũi có tay nghề thấp, sụn kém chất lượng,… Những biến chứng gặp phải rất nguy hiểm, nó có thể gây ra một số tác động như:
Dễ bị Hoại tử mũi
Hoại tử mũi tình tình trạng vết thương bị nhiễm trùng, cơ thể không tái tạo lại được vết thương dẫn đến việc phải đào thải. Khi mũi bị hoại tử sẽ gây ra hiện tượng sưng đỏ, chảy dịch ở đầu vết thương, đau nhức và có mùi hôi,… Khi gặp tình trạng này thì chắc chắn rằng mũi bạn đã bị hoại tử và chứa rất nhiều vi khuẩn phía trong.
Bên cạnh nguyên nhân do chăm sóc hậu phẫu thị hoại tử mũi còn có một nguyên nhân cơ bản khác chính quá trình làm phẫu thuật mũi không được vô trùng và dụng cụ phẫu thuật kém chất lượng. Khi có dấu hiệu bị hoại tử mũi bạn cần đến ngay các cơ sở thẩm mỹ để được khắc phục, tuyệt đối không tẩy rửa hoặc sát khuẩn tại nhà nếu chưa có chỉ định từ người có chuyên môn.
Đầu mũi bị tổn thương
Đầu mũi bị tổn thương cũng là một biến chứng rất dễ gặp phải. Mũi bạn sẽ bị sưng, đỏ không thuyên giảm sau quá trình nâng mũi. Đầu mũi sẽ bị bóng và hơi nhức nó tác động đến các dây thần kinh bên cạnh khiến bạn cảm thấy căng cứng và khó chịu. Nhiều người nhầm tưởng đây là một biểu hiện thông thường sau khi nâng mũi nên khá chủ quan dẫn đến tình trạng đầu mũi bị sưng viêm và hư tổn nặng nề.
Không cố định mũi sau nâng
Không cố định mũi sau khi nâng có thể dẫn đến tình trạng lệch sóng mũi hoặc tụt sụn mũi, khi đó phần da phía ngoài của mũi sẽ bị biến tướng nặng nề. Ngoài ra tình trạng này sẽ dẫn đến sưng viêm nếu không được phát hiện và khắc phục kịp thời.
Sụn bị co rút
Sụn mũi bị co rút sẽ không thể hiện ra bên ngoài ngay sau khi bạn làm mũi mà nó từ sưng viêm, tấy đỏ sau một thời gian sụn sẽ bị co hoặc rút. Khi sụn xảy ra tình trạng co rút sẽ tác động vật lý tới vùng da phía ngoài nó sẽ khiến da mũi của bạn bị nhăn nheo không vào dáng mũi. Khi sụn bị co rút nghiêm trọng hơn còn khiến vùng da mũi của bạn bị đâm thủng.
Ưu và nhược điểm của nâng mũi sụn sườn ?
Ưu điểm của nâng mũi sụn sườn:
Dễ tương thích với cơ thể
Chính vì là sụn tự thân nên khi nâng mũi bằng sụn sườn cơ thể dễ dàng thích ứng, không bị kích ứng quá lớn. Quá trình hồi phục khi nâng mũi bằng sụn tự thân cũng diễn ra nhanh chóng hơn so với sườn sụn nhân tạo.
Tạo nên dáng mũi đẹp tự nhiên
Nâng mũi loại nào tốt nhất hiện nay không thể không nhắc đến sụn sườn vì có độ mềm mại và độ cong tự nhiên nên cho dáng mũi vô cùng chuẩn và đẹp. Khi bạn nâng mũi bạn sụn nhân tạo thì hoàn toàn có thể lựa chọn được độ cao mong muốn còn nâng mũi bằng sụn sườn chỉ dừng lại ở một mức nào đó và mang lại dáng mũi mềm mại. Đây chính là ưu điểm lớn nhất mà khi nâng mũi bằng sụn sườn mang lại cho bạn.
Khó gặp phải các biến chứng
Chính vì dễ tương thích với cơ thể, bạn không phải cấy một loại sụn nhân tạo vào nên khả năng gặp biến chứng sau hậu phẫu là rất nhỏ. Bạn không phải lo lắng về tình trạng tụt sụn vì chỉ cần một khoảng thời gian ngắn sụn sườn dễ dàng bám chắc vào thành mũi.
Nhược điểm của nâng mũi sụn sườn
Nâng mũi bằng sườn sụn chỉ phù hợp với người đã có sống mũi và muốn cải thiện vì sụn sườn nâng mũi sẽ không quá cao chỉ ở một mức độ nhất định. Quá trình nâng mũi bằng sụn sườn phải được thực hiện bởi các bác sĩ có chuyên môn vì quy trình lấy sụn khá phức tạp. Khi lấy sụn bác sĩ sẽ thực hiện lấy đúng vị trí được xác định trước, sau đó tiến hành cắt gọt sụn phù hợp với tỉ lệ khuôn mặt.
Có rất nhiều cơ sở các y bác sĩ không có tay nghề nên lấy sụn không đúng quy trình dẫn đến biến chứng nghiêm trọng cho khách hàng. Một số trường hợp lại lấy ít sụn hơn số lượng cần dùng hoặc nhiều hơn do bác sĩ thiếu kinh nghiệm.
Nên nâng mũi sụn tai hay sụn sườn
Sụn tai có đặc tính cong, nhỏ và yếu, do đó chỉ thích hợp cho việc tinh chỉnh nhẹ ở đầu mũi trong hầu hết các trường hợp. Hình ảnh của bạn cho thấy mũi bị ngắn và cũng hơi hếch lên. Để hạ thấp đầu mũi cùng với tăng độ nhô đầu mũi thì sụn sườn là phù hợp hơn cả cho mục tiêu này.
Chăm sóc sau nâng mũi sụn sườn
Sau khi đã biết rõ về các triệu chứng sau sửa mũi, bạn đã có thể bắt đầu xây dựng kế hoạch chăm sóc tại nhà. Những gợi ý hữu ích đó là:
1/ Sử dụng nước muối sinh lý vệ sinh mũi
Giữ gìn vệ sinh mũi là việc làm then chốt để đẩy lùi nguy cơ nhiễm trùng, đồng thời giúp cấu trúc sụn bên trong sớm ổn định trở lại.
Cách tốt nhất chính là sử dụng nước muối loãng và bông mềm để lau sạch vùng da quanh mũi, giúp loại bỏ các mảng tế bào chết cũng như chất dịch thừa.
Khi thực hiện thao tác vệ sinh, bạn hãy lưu ý:
- Chăm chỉ làm sạch mũi đều đặn 2 lần/ngày vào sáng tối, có thể dùng muối làm sạch toàn bộ da mặt thay vì dùng sữa rửa mặt.
- Lau khô sau khi vệ sinh, đảm bảo không để vết thương bị dính nước dẫn tới viêm loét.
- Tác động nhẹ nhàng vào vùng mũi, không chà miết quá mạnh làm cho da bị trầy xước hay đứt chỉ.
- Không dùng nước nóng để vệ sinh quanh mũi, tránh cho da khô hạn quá mức.
2/ Chườm đá và chườm ấm chăm sóc sau nâng mũi sụn sườn
Chườm mũi là cách tuyệt vời để bạn xoa dịu những cảm giác căng tức và khó chịu sau phẫu. Việc này còn mang tới công dụng thư giãn, giúp bạn mau chóng rút ngắn thời gian hồi phục.
Chườm đá:
- Thực hiện trong vòng 3 ngày đầu tiên, mỗi lần chườm cách nhau từ 6-8h.
- Ấn nhẹ nhàng vào vị trí xung quanh mũi, chườm trong khoảng 5-7’.
- Cần phải bọc đá vào tấm khăn mềm nhằm hạn chế gây tổn thương cho da mũi.
Chườm ấm:
- Chườm sau ngày thứ 3 để giúp xua tan máu bầm và khôi phục lại cảm giác tại các cơ vùng mặt.
- Dùng nước nóng 60-70 độ C để chườm, tránh chườm quá bỏng khiến da khô và ửng đỏ.
3/ Không đụng vào mũi
Sụn sườn khi mới đệm vào sống mũi sẽ khá yếu, chưa thể vào trạng thái ổn định ngay. Vì thế, bạn cần tránh mọi tác động lực mạnh (sờ, nắn, chạm…) và phải hạn chế thể dục thể thao.
Việc đụng tay hay bất kỳ vật nào vào mũi sẽ khiến cho vị trí của sụn dễ bị xê dịch, đồng thời làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn.
Nếu vô tình gây va chạm vào vết khâu, đường rạch sẽ bị bung ra và gây tổn thương nặng nề hơn. Do đó, bạn phải chủ động bảo vệ toàn bộ vùng mũi một cách tốt nhất.
4/ Uống thuốc theo chỉ dẫn
Những người có cơ địa dữ và nhạy cảm thường sẽ phải dùng đến thuốc giảm đau hay kháng sinh để làm dịu các phản ứng sau phẫu.
Nếu bạn ở trong trường hợp này, hãy chú ý sử dụng thuốc đúng theo kê đơn của bác sĩ, uống đủ liều và tuyệt đối không được điều chỉnh khi chưa được hướng dẫn.
5/ Không vận động mạnh
Một trong những cách chăm sóc sau nâng mũi sụn sườn mà bạn cần phải nhớ chính là ngừng mọi hoạt động thể dục thể thao, lao động chân tay, quan hệ tình dục… Vì điều đó sẽ khiến cho sụn mũi lệch vẹo, khó vào form chuẩn.
Các hoạt động mạnh có thể gây áp lực cho toàn bộ vùng mũi và mặt, làm cho quá trình sửa chữa vết thương bị cản trở, thậm chí bạn sẽ phải tiến hành phẫu thuật chỉnh lại mũi.
Những điều cần tránh cụ thể là:
- Thể thao: bóng chuyền, bóng đá, bơi lội, chạy bền…
- Gym: tập tạ, chống đẩy, squat…
- Bê vác vật nặng >3kg, khuân đồ >5kg.
- Các tư thế cúi thấp đầu, ngửa người quá mức, lộn ngược…
6/ Dành thời gian để nghỉ ngơi chăm sóc sau nâng mũi sụn sườn
Trong ít nhất 1 tuần đầu, bạn nên dành thời gian cho việc nghỉ ngơi thư giãn và giải trí. Cách này giúp cho hệ thần kinh được thả lỏng, phòng tránh mệt mỏi dẫn tới quá trình hồi phục kém hiệu quả.
Khi nằm ngủ, bạn cần kê gối đầu cao hơn tim, đệm xung quanh mặt để cố định vị trí, hạn chế tối đa việc đè nén lên vùng mũi.
Tất cả những hoạt động nghỉ ngơi và chăm sóc, kiêng khem đều phải được lên kế hoạch thời gian biểu cụ thể, đảm bảo chuẩn khoa học.
7/ Chế độ vận động hợp lý
Thay vì chọn những bài vận động quá sức, bạn nên đi bộ nhẹ nhàng 5-10’/ngày vào sáng – tối để giảm thiểu tình trạng ứ đọng máu bầm, giúp các cơ mặt sớm co giãn linh hoạt hơn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn các bài yoga nhẹ nhàng hoặc ngồi thiền 20’/ngày để tăng cường sức khỏe, giúp ích cho sự bình phục của mũi.
Trước khi quay trở lại vận động như bình thường, bạn nên điều chỉnh cường độ từ từ, không được quá nhanh vội khiến mũi bị tổn thương.
8/ Chế độ dinh dưỡng
Dinh dưỡng cũng là một yếu tố quan trọng mà những người sau nâng mũi sụn sườn cần phải chú ý. Bởi nếu không cung cấp đủ chất cho cơ thể, sự lành lại của mũi sẽ bị ảnh hưởng.
Các món phải kiêng:
- Đồ cay (ớt, quế hồi, tiêu…), món nóng (thịt gà, xôi nếp) và hoa quả nhiệt (vải, mận, nhãn…) làm gia tăng nguy cơ mưng mủ.
- Món gây lạnh bụng và dễ sinh ra dị ứng (hải sản, thịt chó…) cùng các đồ ăn gây bầm sẹo (rau muống, thịt bò, trứng)
- Thức uống có hại: rượu bia, nước ngọt, nước tăng lực, cà phê, trà sữa… gây ảnh hưởng đến tiêu hóa và tuần hoàn máu.
Món nên bổ sung:
- Nhóm rau củ: khoai lang, cải bắp, cà rốt, cà chua… cung cấp vitamin A và C.
- Nhóm thịt: heo nạc (<350g/ngày), ức gà (<100g/bữa), cá hồi (<200g/bữa)
- Nhóm hoa quả: cam, bưởi, kiwi, dâu tây, dưa hấu, dưa leo…
- Thức uống có lợi: nước khoáng, thảo mộc, trà thanh nhiệt…
Bạn nên dùng ống hút và ưu tiên các món ăn mềm nhằm đảm bảo các cơ vùng mũi – môi không bị kéo căng quá mức.
9/ Tái khám theo hẹn của bác sĩ
Thông thường, khách hàng cần quay trở lại bệnh viện để tiến hành tái khám, đảm bảo kết quả chỉnh mũi tốt nhất.
Với mỗi lần khám, bạn phải ghi nhớ toàn bộ những lời dặn của bác sĩ để biết cách điều chỉnh chế độ chăm sóc sau nâng mũi sụn sườn phù hợp.
Kinh nghiệm nâng mũi sụn sườn
Phần Kinh nghiệm nâng mũi sụn sườn dưới đây là tổng hợp ý kiến từ các khách hàng từng thực hiện thẩm mỹ Nâng mũi sụn sườn trước đó, cũng như với kinh nghiệm thẩm mỹ nhiều năm của các bác sĩ hàng đầu:
- Lựa chọn cơ sở nâng mũi dựa trên sự đánh giá từ các trang bao uy tín như: Sức khỏe đời sông , Tuổi Trẻ, Thanh Niên…
- Lựa chọn dựa trện giới thiệu từ người thân, bạn bè từng thực hiện.
- Dựa chọn theo sự đánh giá của các khách hàng từng thực hiện từ các nguồn kênh review từ youtube, các group review hoặc chia sẻ kinh nghiệm thẩm mỹ từ Facebook.
- Đánh giá về chất lượng dựa trên sự minh bạch của thông tin, và sự khang trang hiện đại của cơ sở mà bạn đặt chăn đến.
Thông tin liên hệ đến bác sĩ Lê Trần Duy sẽ có đội ngũ hướng dẫn :
- Hotline: 0938.775.770 – 0938.201.205 .
- Zalo: 0938.775.770 – 0938.201.205 .
- Youtube: Bác Sĩ Lê Trần Duy
- Fanpage: Nâng Mũi Thẩm Mỹ Bác Sĩ Lê Trần Duy
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!