Đơn thuốc sau nâng mũi là gì ?
Đơn thuốc sau nâng mũi là gì ? để giảm sưng nhanh chóng chắc hẳn là vấn đề được rất nhiều chị em quan tâm. Ai cũng muốn nhanh chóng có được dáng mũi như ý và không gặp bất cứ biến chứng nào. Nhưng không hiểu rõ sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Nếu bạn đang thắc mắc vấn đề này, hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để lưu lại cho mình cách chăm sóc cũng như những loại thuốc nên dùng và những việc làm cần tránh sau khi nâng mũi nhé !
Đơn thuốc uống sau nâng mũi
Dưới đây là các loại thuốc thường sử dụng sau phẫu thuật nâng mũi và được tham khảo từ các chuyên gia đầu ngành lĩnh vực nâng mũi trên toàn thế giới hiện nay.
Thuốc kháng sinh | Hạn chế vi khuẩn gây nhiễm trùng, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển |
Thuốc giảm đau | Giảm bớt cơn đau trong thời gian nhất định |
Thuốc kháng viêm | Ức chế, ngăn ngừa các triệu chứng viêm |
Thuốc bôi sẹo | Phục hồi làn da tổn thương sau quá trình phẫu thuật |
Vì là tiểu phẫu dao kéo nên sau khi kết thúc phẫu thuật để tránh tình trạng viêm nhiễm bác sĩ sẽ kê thêm cho bạn một số loại thuốc kháng viêm, kháng sinh chống phù nề để mũi bạn hồi phục nhanh nhất. Trước khi kê đơn, bác sĩ sẽ trao đổi để nắm rõ tình trạng hiện tại của bạn có tiền sử dị ứng thuốc nào không để kê các loại thuốc và liều lượng phù hợp. Đơn thuốc được kê phải do trực tiếp các sĩ thăm khám và phẫu thuật cho bạn chỉ định mới đảm bảo an toàn được.
Thông thường, các loại thuốc được sử dụng bao gồm: Thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, thuốc bôi sẹo, thuốc bôi vùng bầm tím, thuốc kháng sinh chống phù nề. Bên cạnh đó là các loại bông y tế, thuốc mỡ, nước muối sinh lý, dung dịch sát khuẩn để hỗ trợ bạn chăm sóc vùng mũi tại nhà.
Tuy nhiên, sau khi nâng mũi khi chưa có chỉ định của bác sĩ bạn không nên uống thuốc tuỳ ý. Không bỏ ngang thuốc mà phải uống đúng số liệu đã được bác sĩ kê đơn để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Nâng mũi uống thuốc bao lâu ?
Thông thường, sau nâng mũi bạn sẽ được kê đơn thuốc uống trong 1 tuần và uống theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để nhanh chóng phục hồi hơn.
Trong trường hợp bạn có tiền sử dị ứng với một số loại thuốc thì cũng không nên quá lo lắng vì điều này gần như không ảnh hưởng tới quá trình phẫu thuật nâng mũi.
Lời khuyên của chúng tôi là bạn nên trình bày với các bác sĩ trước về tình của mình. Từ đó, các bác sĩ sẽ lưu ý để kê đơn và sử dụng thuốc phù hợp, giúp phẫu thuật nâng mũi của bạn thành công hơn.
Thuốc kháng sinh sau nâng mũi
Sau nâng mũi chúng ta sẽ gặp một số vấn đề sau: sống mũi và quầng mắt dưới bị bầm tím, cảm giác mũi đau nhức, nặng nề, đầu và sống mũi sưng to, mũi tiết dịch. Vì vậy, vấn đề chúng ta sau nâng mũi nên uống thuốc gì được các bác sĩ liệt kê như sau:
- Vệ sinh vết thương bằng dung dịch sát khuẩn Betadine
- Bôi thuốc mỡ Tetracyclin
- Nước muối sinh lý
- Bông y tế hoặc bông tăm
- Dùng thuốc kháng sinh chống phù nề Alpha Choay
- Thuốc kháng sinh Augmentin
- Thuốc bôi vùng bầm tím: Vitagrand
- Thuốc bôi sẹo chuyên dụng
- Thuốc giảm đau Efferalgan
Vẫn là lời khuyên cũ, tùy vào từng tình trạng mũi, bác sĩ sẽ chỉ định phù hợp nhất các loại thuốc với những liều lượng khác nhau. Đặc biệt không nên bỏ dở quá trình dùng thuốc sẽ ảnh hưởng tới tốc độ hồi phục của vết thương.
Vệ sinh mũi sau nâng đúng cách
Sau phẫu thuật mũi sẽ tiết ra dịch hoặc máu nhạt, bác sĩ sẽ đặt một miếng gạc nhỏ ở trong lỗ mũi để thấm bớt dịch tiết ra. Điều đầu tiên phải nhớ thay đổi miếng gạc đấy thường xuyên để đảm bảo vệ sinh. Xịt nhẹ một ít nước muối sinh lý lên gạc để làm mềm tránh việc làm đau mũi.
Ngoài ra chúng ta cần dùng bông y tế thấm nước muối sinh lý nhẹ nhàng lau sạch bụi bẩn, gỉ máu ở các đường chỉ khâu ngoài mũi. Nước muối sinh lý giúp làm sạch các vết thương hở trong thời gian hồi phục. Trước khi ngủ, hãy dùng thuốc mỡ Tetracyclin để thoa đều lên trên bề mặt vết mổ để làm dịu và kháng khuẩn cho vết thương.
Nâng mũi bị viêm uống thuốc gì ?
Phẫu thuật nâng mũi bị viêm là điều mà khách hàng không ai mong muốn. Tuy nhiên, số lượng người gặp phải tình trạng viêm nhiễm sau nâng mũi xuất hiện ngày càng nhiều. Để nhanh chóng khắc phục tình trạng này, chúng ta cần thực hiện kỹ thuật S Line để cải tổ.
Nâng mũi bị viêm sau thẩm mỹ cần xác định đúng nguyên nhân gây nên. Trong lúc này, khách hàng nên tìm đến các địa chỉ uy tín và lựa chọn phương pháp S Line an toàn. Thời gian để tái phẫu thuật mũi thích hợp nhất là 3 đến 6 tháng.
Bác sĩ sẽ tiến hành bóc tách dáng mũi. Bằng việc can thiệp loại bỏ hoàn toàn những chất liệu sụn cũ, bác sĩ kết hợp sử dụng chất liệu sụn tự thân kết hợp với sụn nhân tạo. Từ đó, dáng mũi sẽ được thực hiện an toàn theo đúng quy trình khép kín, đầu mũi thon gọn, mũi cao thanh tú.
Tái phẫu thuật mũi bằng kỹ thuật S Line tương đối khó và phức tạp. Bởi phương pháp này đòi hỏi bác sĩ không chỉ có tay nghề chuyên môn cao mà cần phải đánh giá chính xác từng trường hợp, có khả năng xử lý trong những tình huống phát sinh bất ngờ. Phương pháp tái phẫu thuật cần loại bỏ hoàn toàn hiện tượng viêm nhiễm cũ tồn tại, đảm bảo cho dáng mũi có được tính an toàn và hiệu quả thẩm mỹ như mong muốn.
Thông tin liên hệ đến bác sĩ Lê Trần Duy sẽ có đội ngũ hướng dẫn :
- Hotline: 0938.775.770 – 0938.201.205 .
- Zalo: 0938.775.770 – 0938.201.205 .
- Youtube: Bác Sĩ Lê Trần Duy
- Fanpage: Nâng Mũi Thẩm Mỹ Bác Sĩ Lê Trần Duy
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!