Tiền mê khi nâng mũi

Tiền mê khi nâng mũi , Nâng mũi là dịch vụ Phẫu thuật thẩm mỹ phổ biến hiện nay bởi dịch vụ cải thiện rõ rệt về đường nét khuôn mặt, giúp bạn trở nên đẹp hơn, tự tin hơn. Tuy nhiên tâm lý sợ đau khiến cho nhiều bạn còn e dè. Trong phẫu thuật nâng mũi, gây mê hoặc gây tê là cách giảm đau phổ biến.

Tiền mê khi nâng mũi là gì ?

Tiền mê khi nâng mũi là phương pháp giảm đau trong lúc làm phẫu thuật bằng các loại thuốc an thần nhẹ để ức chế thần kinh, giúp bạn chìm vào giấc ngủ trong giai đoạn bác sĩ gây tê tại chỗ. Thực chất, tiền mê là trấn an tinh thần để bạn không nhận thấy cảm giác đau có thể thực hiện bằng cách tiêm hoặc uống trực tiếp. Đây là những thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn tiền mê khi nâng mũi là gì.

Hiện nay, các ca nâng mũi có độ khó nhất định cần thời gian dài xử lý hoặc nâng mũi cấu trúc sườn sụn, … thường áp dụng phương pháp tiền mê.

Tiền mê khi nâng mũi

Các phương pháp hỗ trợ khi phẫu thuật nâng mũi

  • Gây tê:Gây tê là phương pháp bác sĩ sẽ sử dụng những loại thuốc tê để tiêm tại vùng phẫu thuật. Sau 5-10 phút tiêm, thuốc sẽ có tác dụng sẽ giúp bạn phong bế các dây thần kinh gây ra cảm giác đau đớn. Trong quá trình tiêm thuốc tê, đầu óc bạn vẫn hoàn toàn tỉnh táo nhưng không cảm thấy đau tại vùng phẫu thuật được gây tê. Thuốc tê sẽ có tác dụng hơn 2 tiếng đảm bảo thời gian hoàn thành phẫu thuật nâng mũi.
  • TIền mê: Tiền mê là phương pháp nâng mũi sử dụng các loại thuốc an thần nhẹ để ức chế thần kinh trung ương, giúp bạn ngủ trong giai đoạn bác sĩ gây tê – giai đoạn đầu của phẫu thuật. Khi bạn không cảm nhận được cơn đau đó nữa, bác sĩ tiến hành gây tê tại chỗ. “Tiền mê sẽ có tác dụng trước khi tiêm gây tê để bạn ngủ, an thần và không cảm nhận được cái đau của quá trình gây tê. Còn tác dụng giảm đau khi nâng mũi vẫn là của thuốc gây tê tại chỗ
  • Gây mê: gây mê toàn bộ là phương pháp nâng mũi mà tác dụng của thuốc mê duy trì suốt quá trình mổ. Bạn sẽ ngủ hoàn toàn, không biết gì cả trong quá trình nâng mũi.

Nên lựa chọn phương pháp gây mê, gây tê, hay tiền mê?

Do mỗi phương pháp có những ưu nhược điểm khác nhau, và còn tùy thuộc vào đối tượng khách hàng mà lựa chọn cho phù hợp.

Các Bác sĩ tại viện thẩm mỹ sẽ tư vấn, kiểm tra tình trạng sức khỏe sơ quan tổng quát thông qua các yếu tố như: đường áp, nhịp độ tim, và các bệnh lí liên quan khác trước khi phẫu thuật để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.

Các thuốc tiền mê

Thuốc tiền mê là gì?

Thuốc tiền mê là thuốc được dùng cho người bệnh trước khi gây mê để tiến hành phẫu thuật. Thuốc tiền mê được bác sĩ chỉ định cho người bệnh nhằm mục đích:

  • An thần, gây ngủ, làm dịu và giảm sự lo lắng của bệnh nhân.
  • Giảm đau, giảm chuyển hóa, giảm các phản xạ có hại.
  • Hạn chế tiết dịch ở đường hô hấp, miệng, cổ họng, giúp giảm rủi ro hít phải dịch vào đường hô hấp.
  • Chống buồn nôn và nôn, ổn định nhịp tim và huyết áp
  • Tăng tác dụng của thuốc tê, thuốc mê và phòng dị ứng

Có những loại thuốc tiền mê nào?

Nhóm thuốc an thần

  • Nhóm thuốc Benzodiazepin: Đây là nhóm thuốc có tác dụng an thần, giảm căng thẳng, kích động, lo âu và gây ngủ. Các thuốc trong nhóm sẽ gắn với các thụ thể benzodiazepine ở hệ thần kinh trung ương và các cơ quan ngoại vi đặc biệt. Thụ thể benzodiazepine trên hệ thần kinh trung ương có liên quan chặt chẽ với thụ thể của acid gamma aminobutyric (GABA), một chất dẫn truyền thần kinh gây ức chế ở não. Sau khi gắn với thụ thể benzodiazepin, các thuốc sẽ làm tăng khả năng gắn GABA vào thụ thể GABA, gây tăng cường tác dụng ức chế thần kinh trung ương. Một số thuốc thuộc nhóm Benzodiazepin thường được sử dụng để làm thuốc tiền mê như: Diazepam, Midazolam tiêm tĩnh mạch.
  • Nhóm Barbiturat: Các thuốc thuộc nhóm Barbiturat có tác dụng tăng cường ức chế synap của acid gamma aminobutyric (GABA) ở não gây ức chế thần kinh trung ương, về cơ chế các thuốc này có những điểm tương đồng với các benzodiazepin. Tuy nhiên, so với các thuốc nhóm Benzodiazepin thì các thuốc Barbiturat có tính chọn lọc kém hơn. Các thuốc nhóm barbiturat được sử dụng trong tiền mê do tác dụng an thần, gây ngủ. Tuy nhiên ngày nay nhóm thuốc này ít được dùng trong tiền mê phẫu thuật mà chủ yếu dùng an thần trong các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh có can thiệp. Thuốc thường được sử dụng là phenobarbital, dùng đường tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch.
  • Nhóm Phenothiazin: Các thuốc nhóm Phenothiazin có tác dụng kháng histamin và an thần mạnh. Tác dụng kháng histamin giúp làm giảm hoặc loại bỏ nguy cơ dị ứng của bệnh nhân có tiền sử dị ứng do thuốc gây ra. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng giảm ho, chống nôn. Các thuốc tiền mê nhóm Phenothiazin thường được sử dụng là Alimemazin, Promethazin, Clopromazin.

Nhóm thuốc giảm đau trung ương

Các thuốc giảm đau trung ương được dùng làm thuốc tiền mê do giúp giảm đau mạnh (thuốc làm thay đổi cảm nhận đau và làm tăng ngưỡng đau), an thần, gây ngủ. Các thuốc giảm đau trung ương thường là các dẫn xuất từ opioid hoặc các chất bán tổng hợp loại opi. Một số thuốc được sử dụng phổ biến là:

  • Morphinlà thuốc giảm đau mạnh, có thể dùng trong đau cấp tính và đau mạn tính, dùng làm thuốc tiền mê và trong chấn thương.
  • Fentanyl: được dùng làm thuốc tiền mê theo đường tiêm để giảm lo âu và tiết nhiều mồ hôi trước khi mổ. Thuốc cũng được dùng để bổ sung cho gây mê toàn thân hoặc gây tê cục bộ. Fentanyl cũng có ích trong việc chuẩn bị cho các phẫu thuật nhỏ hoặc phẫu thuật ngắn ở bệnh nhân ngoại trú, các thủ thuật chẩn đoán hay trị liệu đòi hỏi bệnh nhân phải tỉnh táo hay chỉ cần vô cảm rất nông.
  • Pethidin: được dùng để giảm đau trong các thể đau vừa và nặng, được sử dụng rộng rãi trong giảm đau sản khoa, là thuốc tiền mê và phụ trợ cho gây mê.

Nhóm thuốc giảm tiết

Giúp giảm bài tiết tuyến nước bọt và phế quản, đồng thời giảm tiết dịch dạ dày nhằm đề phòng nguy cơ bệnh nhân hít phải dịch dạ dày trong quá trình mê. Thuốc thường được sử dụng là Atropin. Liều tiền mê ở người lớn là từ 0.2-1mg tiêm bắp hoặc tiêm dưới da 30-60 phút trước khi gây mê.

Tiền mê bao lâu tỉnh ?

Những loại thuốc sử dụng trong tiền mê cũng là các loại thuốc thuộc nhóm gây mê. Thời gian hồi tỉnh của bệnh nhân tùy thuộc vào việc gây mê trong cuộc mổ. Lúc trước thời gian hồi tỉnh sau gây mê khá dài (khoảng 30 – 45 phút), nhưng hiện tại hầu như bệnh nhân có thể hồi tỉnh ngay sau ca mổ chỉ vài phút, nguyên nhân là do có các loại thuốc thế hệ mới có tính chất đào thải rất nhanh và kinh nghiệm chuyên môn, tay nghề cao của bác sĩ đã điều chỉnh,

Các nhóm thuốc trong gây mê có thể tồn tại trong cơ thể đến 24 giờ. Đối với những người bệnh sau phẫu thuật, cần tĩnh dưỡng nghỉ ngơi, không nên quay lại sinh hoạt hoặc làm việc ngay, đặc biệt không được lái xe khi chưa chắc chắn cơ thể đã hết thuốc mê.

Tiền mê có nguy hiểm không ?

Các yếu tố sẽ được đánh giá trước và sau khi khám tiền mê bao gồm:

  • Các chỉ số về tim mạch, hệ hô hấp, chỉ số phân tích trong máu, huyết áp…
  • Người bệnh có đang mắc các bệnh hoặc có tiền sử mắc bệnh mạn tính nào không.
  • Các bệnh về tâm lý, lo âu, hay căng thẳng thần kinh.
  • Đánh giá giới tính, độ tuổi, cân nặng.
  • Đối với nữ giới cần xem xét người bệnh có đang mang thai hay không.

Các nhóm thuốc tiền mê có tác dụng an thần, giảm căng thẳng, kích động, lo âu và gây ngủ, thường có tác dụng trong vòng 24 giờ. Sau khi thuốc hết tác dụng thường không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, trước khi tiêm thuốc tiền mê cho bệnh nhân cần đặc biệt lưu ý các yếu tố:

  • Tình trạng hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, chức năng gan, thận;
  • Thời gian tính từ bữa ăn gần nhất của người bệnh;
  • Trạng thái tâm lý và mức độ căng thẳng thần kinh của bệnh nhân;
  • Các tiền sử bệnh lý trong quá khứ và hiện tại. Người bệnh có từng có tiền sử dị ứng với các thành phần nào không? Người bệnh cũng cần cân nhắc dùng thuốc nếu như người nhà cũng có tiểu sử dị ứng với thành phần của thuốc;
  • Bệnh nhân mắc một số bệnh mạn tính như: ung thư, suy hô hấp, suy tim, suy thận nặng,… không được chỉ định dùng thuốc gây mê trong nội soi;
  • Căn cứ hàm lượng phải dựa vào tuổi tác và cân nặng hiện tại của người bệnh.

Các yếu tố này sẽ được các bác sĩ xem xét và cân nhắc trước khi quyết định liều dùng cũng như phương pháp dùng cho bệnh nhân. Để quá trình tiền mê và gây mê hiệu quả, bệnh nhân cần theo sát hướng dẫn của bác sĩ và phối hợp.

Tiêm tê hay gây mê nâng mũi

Ưu và nhược điểm của nâng mũi gây tê và gây mê

Gây tê

Ưu điểm
  • Khách hàng có thể giữ trạng thái tỉnh táo trong suốt quá trình phẫu thuật
  • Giảm thiểu tình trạng đau nhức sau 24h phẫu thuật
Nhược điểm
  • Dễ gây dị ứng với những người cơ địa nhạy cảm
  • Dễ gây tác dụng phụ như: Nóng, ngứa, đau nhức ở vùng tiêm; chóng mặt, mờ mắt,…

Gây mê

Ưu điểm
  • Hạn chế tình trạng khách hàng lo lắng, gây cản trở phẫu thuật
  • Hạn chế chảy máu vết thương, bầm tím, sưng nề
Nhược điểm
  • Mất nhiều thời gian theo dõi và hồi sức
  • Dễ gặp tác dụng phụ như: Chóng mặt, khó vận động, đau họng, khô miệng,…

Nâng mũi tiêm tê có đau không ?

  • Trước khi nâng mũi, bác sĩ sẽ bắt đầu gây tê cục bộ. Kĩ thuật chích tê khéo léo sẽ khiến cơn đau của bạn thoáng qua nhẹ nhàng nhất.
  • Thuốc tê sẽ được bổ sung liên tục trong quá trình nâng mũi giúp khách hàng không cảm thấy đau hoặc khó chịu gì.
  • Kết thúc phẫu thuật, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau ngay cho khách hàng để giúp kiểm soát cơn đau hiệu quả.
  • Quá trình rửa vết thương – cắt chỉ mũi được diễn ra nhẹ nhàng bởi các điều dưỡng giàu kinh nghiệm, kỹ thuật tốt.

Thông tin liên hệ đến bác sĩ Lê Trần Duy sẽ có đội ngũ hướng dẫn :

  • Hotline: 0938.775.770 – 0938.201.205 .
  • Zalo: 0938.775.770 – 0938.201.205 .
  • Youtube: Bác Sĩ Lê Trần Duy
  • Fanpage: Nâng Mũi Thẩm Mỹ Bác Sĩ Lê Trần Duy

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chi phí phẫu thuật hở hàm ếch
Chi phí phẫu thuật hở hàm ếch

Chi phí phẫu thuật hở hàm ếch, Hiện nay, Việt Nam được biết đến như một quốc gia có tỉ lệ trẻ hở hàm ếch...

Cắt mí mắt ở đâu đẹp tại Bà Rịa – Vũng Tàu
Cắt mí mắt ở đâu đẹp tại Bà Rịa – Vũng Tàu

Cắt mí mắt là một trong những phương pháp thẩm mỹ phổ biến nhất hiện nay, giúp nâng cao độ sâu của mắt, tạo cho...

Điều trị mụn Ninh Thuận

Điều trị mụn Ninh Thuận Thực hiện với đội ngũ y bác sĩ các chuyên gia lâu năm tại Dr Lê Trần Duy, mang lại hiệu...

Tuyệt đối không nên tự xỏ khuyên môi tại nhà

Xỏ khuyên môi hiện đang là xu hướng làm đẹp thể hiện cá tính của nhiều bạn trẻ , Tuy nhiên, nếu bạn đang có...

Chị Trang chia sẻ sau nâng mũi

Nâng mũi bao lâu thì đẹp

Chị Hương chia sẻ sau nâng mũi

Chị Hà Anh chia sẻ sau nâng mũi

Chị Thư chia sẻ sau nâng mũi

Chị Mỹ chia sẻ sau nâng mũi

Zalo
Messenger