Nâng mũi cấu trúc tháo ra được không ?

Nâng mũi cấu trúc có tháo ra được không ? là một trong những câu hỏi nhiều nhất của chị em phụ nữ khi tìm hiểu về công nghệ này. Vậy thực tế câu trả lời cho câu hỏi đó như thế nào, theo dõi ở bài viết sau đây!

Nâng mũi cấu trúc có tháo ra được không?

Nâng mũi cấu trúc chính là một thành tựu lớn trong quá trình phát triển của ngành thẩm mỹ. Công nghệ này được các chuyên gia đánh giá cao về tính ưu việt cũng như mức độ an toàn đối với người thực hiện.

Nếu không may xảy ra biến chứng như: dáng mũi bị xô lệch, móp méo thì yên tâm rằng bạn vẫn có thể tháo sụn ra được sau 3 tháng phẫu thuật.

Tuy nhiên, chất liệu nâng mũi mà bạn sử dụng phải là loại cao cấp thì mới có thể loại bỏ hoàn toàn. Trường hợp ngược lại thì rất khó để xử lý cũng như khả năng cao sẽ ảnh hưởng đến chức năng của mũi.

nâng mũi cấu trúc tháo ra được không ?

Nên đi tháo mũi đã nâng trong trường hợp nào

Chắc hẳn bạn sẽ băn khoăn, trong trường hợp nào thì nên đi tháo sụn mũi bởi đó không phải là một quyết định dễ dàng. Bên cạnh vấn đề kinh tế thì ngoại hình và sức khỏe mới là vấn đề đáng để quan tâm hơn cả.

Kết quả phẫu thuật mũi không như ý

Một dáng mũi đẹp không có nghĩa là nó sẽ phù hợp với bạn, thậm chí có thể trông khá “kì cục” nếu không hài hòa với các bộ phận còn lại.

Do vậy, nhiều chị em mặc dù ca phẫu thuật rất thành công nhưng lại phải “lật đật” tìm đến các cơ sở thẩm mỹ để tháo sụn do không phù hợp.

Hoặc trong một số trường hợp xu hướng làm đẹp thay đổi và bạn không muốn làm người tụt hậu thì cũng có thể cân nhắc để chuyển dáng mũi.

Từ 2 ví dụ trên có thể thấy rằng vai trò của người bác sĩ rất quan trọng. Một người đủ tâm và đủ tầm sẽ có thể giúp bạn chọn ra dáng mũi phù hợp nhất, không sợ “lỗi thời”.

Xảy ra biến chứng sau nâng mũi

Đây là trường hợp mà bạn phải giải quyết hậu quả càng sớm càng tốt, nếu không thì nguy hiểm khó có thể lường trước được.

Biến chứng sau nâng mũi xảy ra chủ yếu do kỹ thuật của bác sĩ còn non kém, thiếu kinh nghiệm giải quyết biến cố, đặc biệt là ở những ca khó.

Khi thao tác bị sai hoặc cắt ghép sụn với tỉ lệ không đúng thì chắc chắn sẽ để lại một số hệ lụy như lộ sống mũi, méo lệch đầu mũi,…

Bên cạnh đó, nếu không tuân thủ nguyên tắc chăm sóc hậu phẫu hoặc xảy ra va đập khi mũi chưa hồi phục cũng có thể dẫn đến biến chứng.

Mũi bị “xuống cấp”

Chúng ta biết rằng hầu hết mọi thứ mà con người tạo ra đều có hạn sử dụng và nâng mũi cũng không ngoại lệ.

Tùy theo công nghệ áp dụng cũng như chất lượng sụn đi kèm thì thời gian tồn tại của mũi phẫu thuật cũng sẽ khác nhau.

Khi bị xuống cấp thì ta sẽ thấy những dấu hiệu rõ ràng như sống mũi cong, lệch, đầu mũi bị hếch,…trông khá mất thẩm mỹ.

Do vậy, đây là thời điểm thích hợp để bạn tiến hành tháo sụn, “sửa sang” lại dáng mũi của mình.

Hình ảnh sau khi tháo sụn mũi

hình ảnh tháo sụn mũi đã nâng

Tháo sụn mũi có trở lại bình thường không

Sau khi giải quyết được những lo ngại về khả năng tháo sụn thì hẳn bạn sẽ quan tâm đến vấn đề thẩm mỹ sau khi loại bỏ nó.

Theo câu trả lời của các chuyên gia thì mũi cấu trúc khi tháo ra thường sẽ quay trở về trạng thái ban đầu trước khi nâng.

Tuy nhiên, trong trường hợp bạn đã chỉnh sửa quá nhiều như thu gọn cánh mũi, cắt gọt đầu mũi,…thì khi bỏ sụn ra trông sẽ khá “xập xệ”.

Nhiều người với cơ địa nhạy cảm hoặc đã có tuổi còn gặp phải tình trạng phần da mũi bị teo lại và phải nhờ đến các biện pháp khắc phục như cấy mỡ.

Tuy nhiên, có một điểm cộng là nếu bác sĩ có kỹ thuật tốt thì bạn sẽ không bị lộ sẹo. Do đó, nếu chỉ nâng mũi bình thường thì khi tháo sụn sẽ không khác biệt quá nhiều so với trước kia.

Review tháo sụn mũi

Nhiều người nghĩ rằng tháo sụn mũi sẽ rất nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe. Bởi loại bỏ một thứ đã nằm cố định bên trong cơ thể một thời gian dài hẳn là không hề đơn giản và dễ dàng. Dưới đây là những kinh nghiệm tháo mũi đã nâng mà bạn nên tham khảo.

Nâng mũi bao lâu thì tháo sụn được?

Thời gian tháo sụn sau khi nâng mũi sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa mỗi người, phương pháp nâng. Do đó, trong trường hợp mũi bị biến chứng, bạn cần quay lại cơ sở thẩm mỹ để bác sĩ trực tiếp thăm khám mới đưa ra mức thời gian “chuẩn”.

Thông thường, để dáng mũi bắt đầu lành hẳn và đi vào ổn định sẽ mất khoảng 3 – 6 tháng liên tục chăm sóc kỹ càng. Chính vì vậy trong trường hợp cảm thấy mũi không ổn, hay chưa ưng ý với dáng mũi hiện tại thì cũng không cần lo lắng. Vì lúc này sụn vẫn chưa thực sự hòa nhập với cơ thể. Bạn nên đợi một thời gian nữa để mũi gom lại và ổn định hơn.

Nếu sau khoảng 6 tháng mà vẫn chưa thấy có dấu hiệu tích cực nào hoặc mũi bị lệch, vẹo thì bạn có thể thảo luận với bác sĩ và tính đến việc tháo bỏ sụn nhé.

Tháo sụn mũi bao lâu thì nâng lại được?

Tháo sụn nâng mũi được xem là một trường hợp của tái phẫu thuật nâng mũi. Và thông thường sau khi tháo sụn từ 3 – 6 tháng mới có thể tiến hành nâng lại mũi lần 2. Vì lúc này chiếc mũi đã khôi phục lại độ đàn hồi. Còn đối với trường hợp tháo sụn mũi lần 2 thì mũi sẽ cần nhiều thời gian phục hồi hơn trước khi tiến hành nâng mũi lần 3 nhé.

Tháo sụn mũi bao lâu thì lành?

Thông thường mũi sau khi tháo sụn cần từ 7 – 10 ngày để ổn định. Riêng đối với các trường hợp mũi khó thì việc tháo sụn mũi phải tiến hành bóc tách khoang mũi. Sau khi tháo sụn thì mũi sẽ thấp hơn, da trùng xuống nên sẽ mất khoảng thời gian 2 – 3 tuần để mũi lành.

Ngoài ra, nếu tay nghề bác sĩ không tốt, kỹ thuật xử lý không đảm bảo, xâm lấn sâu vào cấu trúc bên trong thì thậm chí còn khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Thời gian để mũi lành càng lâu hơn kèm theo nhiều đau đớn, khó chịu. Chính vì vậy bạn cần lựa chọn đúng địa chỉ thực hiện tháo sụn mũi uy tín, chất lượng, nơi có bác sĩ giỏi, tay nghề cao.

Tháo sụn mũi có trở lại bình thường không?

Đây là câu hỏi được rất nhiều chị em đặt ra. Theo các chuyên gia, việc nâng mũi không quá phức tạp nhưng nếu sụn mũi kém chất lượng dẫn đến bao xơ thì sẽ khiến nó ăn sâu vào cấu trúc mũi, cơ bên trong. Do đó, lúc tháo sẽ khó khăn và mũi chưa chắn đã trở về trạng thái bao đầu. Nhất là với các trường hợp mũi gồ, hếch và can thiệp sâu vào cấu trúc mũi để mài, dũa, chỉnh hình mũi thì sẽ không thể quay về dáng mũi như bình thường.

Trong trường hợp này, thường bác sĩ sẽ chỉ định tháo sụn mũi kết hợp nâng lại mũi để đảm bảo về tính thẩm mỹ cho khách hàng.

Tháo sụn mũi cần kiêng gì?

Để giúp mũi nhanh hồi phục sau khi tháo sụn mũi thì bạn cần phải kiêng cữ những thứ bên dưới nhé.

  • Kiêng ăn những thực phẩm gây sẹo lồi, sẹo thâm như rau muống, trứng, thịt bò,…
  • Kiêng ăn những thực phẩm gây dị ứng, ngứa ngáy như hải sản, thịt gà, đồ nếp,…
  • Kiêng ăn những thực phẩm khiến vết thương lâu lành như đồ cay nóng, chất kích thích, bia rượu,…

Thời gian kiêng cữ tốt nhất là trong vòng 1 tháng kể từ khi tháo sụn nâng mũi. Đối với những người kỹ tính hoặc có cơ địa dữ thì tốt nhất bạn nên kiêng cữ thêm.

Cách chăm sóc mũi sau khi tháo sụn

Bên cạnh việc kiêng cữ thì bạn cũng cần chú ý thực hiện những điều sau sau khi tháo sụn mũi nhé.

  • Bạn có thể chườm lạnh + chườm ấm để giúp mũi giảm sưng đau, giảm bầm tím, giúp máu lưu thông tốt.
  • Thực hiện vệ sinh mũi đúng cách theo chỉ dẫn ngày 2 lần sáng và tối. Thay băng thường xuyên.
  • Tránh để mũi tiếp xúc với nước bẩn, khói bụi, ánh sáng. Khi ra ngoài bên đeo khẩu trang.
  • Bạn nên sử dụng khăn bông thấm nước để lau mặt, không nên rửa mặt bằng sữa rửa mặt, hạn chế sử dụng mỹ phẩm.
  • Hạn chế việc vận động mạnh, không chơi các môn thể thao, tập gym để tránh va đập gây tổn thương mũi.
  • Bổ sung dinh dưỡng hợp lý. Nên ăn thịt heo, sữa, cá đồng, các loại rau xanh, trái cây tươi… Đồng thời uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày.
  • Đi lại vận động nhẹ nhàng để giúp lưu thông khí huyết, không nên ngồi hoặc nằm quá lâu.

Tháo mũi đã nâng có đau không?

Tháo sụn chỉ là một tiểu phẫu đơn giản nên bạn cũng không cần quá lo lắng. Trước khi tiến hành tháo bỏ sụn thì bác sĩ sẽ gây tê tại chỗ giúp bạn giảm đau đớn trong quá trình thực hiện. Tuy nhiên, mức độ đau nhiều hay ít còn phụ thuộc vào chất liệu sụn nâng. Thông thường nếu sử dụng sụn tự thân thì sẽ hơi đau một chút. Vì loại sụn này đã bám chặt và liên kết vào mô vùng mũi. Còn nếu tháo sụn nhân tạo thì đơn giản hơn và không gây đau đớn.

Sau khi về nhà, lúc thuốc tê hết tác dụng, bạn sẽ cảm thấy vùng mũi hơn đau và sưng một chút. Nhưng mức độ đau này nhẹ, và hoàn toàn nằm trong khả năng chịu đựng.

Tháo sụn nâng mũi có để lại sẹo không?

Đây cũng là thắc mắc của nhiều người. Tuy nhiên, bạn không cần lo lắng nhé. Bởi hầu hết các ca tháo sụn mũi nếu được thực hiện bởi bác sĩ có tay nghề chuyên môn cao, tại các cơ sở uy tín thì sẽ không để lại dấu vết nào. Bác sĩ chỉ rạch 1 đường nhỏ và nhẹ nhàng kéo chất liệu độn ra ngoài, xử lý tổn thương hiện tại và khâu đóng lại vết mổ.

Ngược lại, nếu thực hiện tại địa chỉ kém chất lượng, bác sĩ tay nghề non thì khả năng cao phần đầu mũi sẽ bị trùng, nhăn, để lại sẹo xấu, kém thẩm mỹ.

Tháo sụn mũi có ảnh hưởng gì không?

Chất liệu sụn nâng là một phần độc lập với cơ thể. Do đó việc thực hiện tháo sụn gần như không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Bác sĩ sẽ bóc tách, xử lý phần bao xơ, lấy sụn nâng ra ngoài. Và không can thiệp sâu vào cấu trúc mũi nên chức năng của mũi vẫn được đảm bảo. Bạn không cần quá lo lắng có ảnh hưởng về sau. Thời gian thực hiện khoảng 40 phút.

Tuy nhiên, cũng có trường hợp sử dụng loại sụn kém chất lượng, khiến sụn bị bao xơ nhiều, ảnh hưởng đến cấu trúc bên trong mũi. Trường hợp này khi tháo ra sẽ gặp nhiều khó khăn và đôi khi cũng để lại những tổn thương cho mũi. Chính vì vậy, khi cần tháo sụn mũi, hãy lựa chọn đúng địa chỉ uy tín, chất lượng.

Tháo sụn mũi bao lâu thì hết sưng?

Thời gian hết sưng sau khi tháo sụn sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa khách hàng, tay nghề kỹ thuật bác sĩ thực hiện, chế độ chăm sóc hậu phẫu. Nếu cơ địa khách hàng lành, bác sĩ thực hiện đúng quy trình, giàu kinh nghiệm kết hợp với chế độ kiêng cữ tốt thì chỉ sau 5 – 7 ngày mũi sẽ hết sưng. Ngược lại nếu khách hàng cơ địa dữ, chế độ kiêng cữ không tốt, hoặc khi tháo sụn không thuận lợi thì thời gian hết sưng sẽ kéo dài lâu hơn.

Thông tin liên hệ đến bác sĩ Lê Trần Duy sẽ có đội ngũ hướng dẫn :

  • Hotline: 0938.775.770 – 0938.201.205 .
  • Zalo: 0938.775.770 – 0938.201.205 .
  • Youtube: Bác Sĩ Lê Trần Duy
  • Fanpage: Nâng Mũi Thẩm Mỹ Bác Sĩ Lê Trần Duy

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nâng mũi bao lâu đi xe máy được ?
Nâng mũi bao lâu đi xe máy được ?

Nâng mũi bao lâu đi xe máy được ? Với thắc mắc “Nâng mũi bao lâu thì đi xe máy được?”, các chuyên gia cho biết...

Căng da mặt tại Lào Cai
Căng da mặt tại Lào Cai

Hiện nay, dịch vụ căng da mặt tại Lào Cai đang ngày càng phổ biến, là dịch vụ làm đẹp ăn khách ở nhiều phòng khám...

Cắt bao quy đầu ở Việt Trì

Hiện nay, nhu cầu cắt bao quy đầu ở Việt Trì ngày càng tăng mạnh. Nam giới quan tâm đến dịch vụ này ngày càng...

Trị mụn bằng nha đam

Trị mụn bằng nha đam , Nha đam là một trong những nguyên liệu cực kì quen thuộc với người Việt Nam. Bởi công dụng...

Chị Trang chia sẻ sau nâng mũi

Nâng mũi bao lâu thì đẹp

Chị Hương chia sẻ sau nâng mũi

Chị Hà Anh chia sẻ sau nâng mũi

Chị Thư chia sẻ sau nâng mũi

Chị Mỹ chia sẻ sau nâng mũi

Zalo
Messenger