Viêm loét dạ dày hp dương tính có nguy hiểm không

Bình chọn

Viêm loét dạ dày HP dương tính chiếm tới 80% trong tổng số ca viêm loét dạ dày,  Tuy nhiên, có không ít các người bệnh còn tâm lý chủ quan, trì hoãn hoặc bỏ qua việc điều trị bệnh , Hệ quả là tình trạng viêm loét thêm nguy hiểm và nguy cơ biến chứng tăng cao gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh .

Viêm dạ dày HP dương tính nên ăn gì

Thực phẩm là khắc tinh của vi khuẩn HP

Nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) khiến người bệnh có nguy cơ bị viêm loét dạ dày – tá tràng và các bệnh lý đường tiêu hóa khác. Hầu hết người bệnh nhiễm vi khuẩn này không có dấu hiệu rõ ràng, chỉ khi bệnh tiến triển nặng mới thăm khám và phát hiện bệnh. Ở những đối tượng cần điều trị, ngoài liệu trình kháng sinh và thuốc hỗ trợ¸ chế độ dinh dưỡng cũng vô cùng quan trọng.

Triệu chứng nhiễm hp dạ dày

 

Vậy ăn gì để diệt vi khuẩn HP? Các loại thực phẩm được khuyến cáo chứa thành phần có khả năng chống lại vi khuẩn HP, giảm khả năng hoạt động và tiêu diệt chúng như:

Rau củ quả

Như súp lơ, bắp cải, táo, quả mâm xôi, dâu tây, ớt chuông, cà rốt, rau lá xanh,…

Các loại hoa quả này có khả năng chống oxy hóa tốt, giúp bảo vệ và tăng cường hệ miễn dịch chống lại hoạt động của vi khuẩn cũng như phản ứng nhiễm trùng trong cơ thể. Vì thế người bệnh bổ sung những thực phẩm này sẽ giúp tăng cường hiệu quả điều trị tiêu diệt vi khuẩn HP, giảm triệu chứng bệnh cũng như ngăn ngừa ung thư dạ dày tiến triển.

 

Ngoài ra bông cải xanh chứa hợp chất sulforaphane được chứng minh có khả năng cản trở hoạt động gây hại của vi khuẩn HP. Vitamin B và canxi đến từ những loại rau quả này cũng vô cùng cần thiết cho bệnh nhân trong điều trị vi khuẩn HP.

Sữa chua và các chế phẩm khác từ sữa giàu men vi sinh

Sữa chua và các sản phẩm lên men từ sữa khác giúp kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa, người bệnh có thể ăn ngon miệng hơn và giảm các triệu chứng bệnh lý dạ dày.

Thực phẩm giàu chế phẩm sinh học như: kim chi, dưa cải bắp, rượu Kefir,…

Nhiều người cho rằng thực phẩm lên men như kim chi, dưa muối không tốt cho bệnh nhân mắc bệnh dạ dày vì dễ khiến vết viêm loét nặng hơn. Tuy nhiên nhóm thực phẩm này lại được chứng minh có hiệu quả tốt trong hỗ trợ điều trị nhiễm khuẩn HP và ngăn ngừa tái nhiễm sau điều trị.

Các bệnh nhân viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP đang điều trị bằng kháng sinh được xem xét cân nhắc bổ sung men vi sinh hàng ngày để kết hợp tăng hiệu quả điều trị. Đồng thời các tác dụng phụ do sử dụng kháng sinh kéo dài cũng được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên cần tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị để lựa chọn loại thực phẩm cũng như men vi sinh phù hợp với liệu trình điều trị của bạn.

Dược phẩm thiên nhiên

Nếu bạn đang thắc mắc ăn gì để diệt vi khuẩn HP thì nghệ, mật ong, tỏi, trà xanh khử cafein, dầu olive và các loại dầu thực vật khác, cam thảo,… là những thực phẩm không thể bỏ qua.

Các dược phẩm thiên nhiên như nghệ, mật ong,… vốn được biết tới và sử dụng trong điều trị các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng hiệu quả. Với bệnh nhân nhiễm khuẩn HP, nhóm dược phẩm này cũng rất có lợi, giúp giảm triệu chứng bệnh và ngăn ngừa hoạt động của vi khuẩn.

Dầu Olive chứa các acid béo có thể điều trị nhiễm trùng HP, có thể bổ sung hàng ngày trong chế độ ăn uống của người bệnh đang thực hiện điều trị hoặc ngăn ngừa tái phát sau điều trị.

Bên cạnh những thực phẩm được khuyến khích giúp tiêu diệt vi khuẩn HP, bệnh nhân cần lưu ý hạn chế các loại thực phẩm như: socola, cà phê, rượu bia, thực phẩm cay nóng, thực phẩm chua như cam, quýt, bưởi,… Những thực phẩm này có thể gây co thắt thực quản dưới, dễ gây hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản, khó tiêu, ợ nóng, đau đớn cho bệnh nhân.

Vi khuẩn HP có tự hết không ?

Vi khuẩn HP có tự hết không? Câu trả lời là khuẩn HP không thể tự hết. Trái lại, chúng là loại vi khuẩn rất phổ biến, dễ bị tái nhiễm, khó tiêu diệt và cực kỳ nguy hiểm đối với sức khỏe con người.

Vi khuẩn HP có tên đầy đủ là Helicobacter pylori hay H. pylori. Chúng là loại vi khuẩn đặc biệt có khả năng sống tại niêm mạc dạ dày, không bị tác động bởi acid và các loại men tiêu hóa. Theo thời gian, chúng gây ra những căn bệnh khó chịu tại dạ dày như viêm loét, tổn thương, xuất huyết dạ dày…

Hp dương tính là gì ?

Sau khi thực hiện các xét nghiệm, nếu kết quả vi khuẩn HP dương tính có nghĩa là bạn đã nhiễm vi khuẩn HP trong dạ dày. nếu âm tính có nghĩa là không có vi khuẩn Hp trong dạ dày của bạn.

Một số phương pháp dùng để xét nghiệm vi khuẩn HP trong dạ dày như nội soi dạ dày, kiểm tra nhanh ure, kiểm tra phân, xét nghiệm máu,… Mỗi một loại xét nghiệm có tiêu chuẩn đánh giá HP dương tính và có kết quả chính xác khác nhau.

Theo nghiên cứu mới đây, tỷ lệ người nhiễm vi khuẩn HP ở nước ta lên đến 70%. Tại Hà Nội, cứ 1.000 người thì có tới hơn 700 ca nhiễm bệnh vi khuẩn HP. Tại TP Hồ Chí Minh, 90% người bị viêm dạ dày có sự tác động của vi khuẩn HP.

Tiêu diệt vi khuẩn HP tận gốc

Sử dụng thuốc kháng sinh 

Thông thường, nhiễm khuẩn Hp thường được điều trị bằng cách kết hợp 2-3 loại thuốc cùng lúc để tối ưu kết quả cuối cùng.

  • Thuốc kháng sinh: Có tác dụng ức chế sự sản sinh và phát triển của vi khuẩn Hp trong dạ dày.
  • Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Giúp đảm bảo lớp niêm mạc dạ dày không chịu ảnh hưởng bởi thuốc đặc trị.
  • Thuốc giảm tiết và trung hòa acid: Hạn chế sự tác động của dịch vị dạ dày để niêm mạc dạ dày có thời gian lành lại.

Lưu ý: Người bệnh cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ điều trị, đặc biệt là về liều lượng và thời gian sử dụng thuốc để tránh tình trạng kháng thuốc và làm bệnh trở nên nghiêm trọng, khó điều trị hơn.

 

Cách trị vi khuẩn HP tại nhà bằng mẹo

Độc giả có thể tham khảo một số bài chữa mẹo dưới đây:

  • Chè dây: Dùng chè dây khô đun với 2 lít nước trong khoảng 15 phút và dùng uống trước bữa sáng 10 phút giúp ức chế hoạt động HP, giảm sự phân chia tế bào.
  • Lá mơ: Đem giã nát lá mơ tươi đã rửa sạch, lọc lấy nước cốt  và hòa trong 100ml nước lọc. Áp dụng đều đặn sẽ có tác dụng giảm ợ chua, nóng rát do viêm loét.
  • Nghệ: Dùng tinh bột nghệ nguyên chất, hòa cùng 3 thìa mật ong rừng và 300ml nước ấm sẽ giúp ức chế khả năng sinh sôi của vi khuẩn, kháng viêm và làm lành niêm mạc dạ dày.

Lưu ý: Phương pháp dân gian chỉ giúp hỗ trợ điều trị triệu chứng bệnh chứ không thể loại bỏ HP triệt để. Vì thế, người bệnh không nên lạm dụng, hãy tìm đến những bài thuốc mang tính đặc trị cao hơn để đảm bảo hiệu quả khỏi bệnh bền vững hơn.

Triệu chứng nhiễm vi khuẩn HP trong dạ dày

Vi khuẩn HP là loại vi khuẩn sinh sống trong dạ dày và gây viêm dạ dày mãn tính, viêm dạ dày kéo dài sẽ dần dẫn đến loét dạ dày – hành tá tràng thậm chí gây ung thư dạ dày.
Khi người bệnh bị nhiễm vi khuẩn HP, thường sẽ xuất hiện các dấu hiệu sau:

  • Đau, nóng rát vùng thượng vị.
  • Ợ hơi ợ chua.
  • Khó tiêu, đầy bụng, rối loạn đại tiện.

Nội soi dạ dày cho thấy hình ảnh viêm – loét dạ dày, hành tá tràng.
Vi khuẩn HP lây qua đường nào?

  • Đường phân – miệng: Vi khuẩn đào thải qua phân, ra ngoài môi trường. Do thói quen ăn đồ sống nên có thể bị nhiễm vi khuẩn HP.
  • Đường miệng – miệng: Đây được xem là hình thức lây nhiễm phổ biến nhất. Sử dụng chung đồ dùng cá nhân như bàn chải đánh răng, cốc nước cũng có thể nhiễm bệnh. Ngoài ra, việc tiếp xúc gần gũi như hôn môi, trò chuyện khiến nước bọt bắn ra ngoài cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn lây lan trong cộng đồng.
  • Các đường khác: Dùng chung thiết bị y tế như thăm khám Nha khoa, nội soi Tai – Mũi – Họng, nội soi dạ dày,… do vậy nếu các thiết bị y tế không được vệ sinh, tiệt trùng sẽ làm nhiễm chéo vi khuẩn HP.

HP dương tính dạ dày có sao không ?

Nhìn chung, vi khuẩn HP dương tính rất nguy hiểm, là một trong những nguyên nhân chính gây ung thư dạ dày và tử vong ở người. Do đó, thực hiện xét nghiệm vi khuẩn HP bằng test hơi thở và nội soi dạ dày là cần thiết để chẩn đoán, phát hiện và sàng lọc ung thư sớm ở dạ dày một cách chính xác.