Viêm đại tràng nên ăn gì ? Viêm đại tràng là một loại bệnh có thể gây ra những giai đoạn đau bụng dữ dội, tiêu chảy và chán ăn. Vì vậy, viêm đau đại tràng nên ăn gì là vấn đề mà người bệnh cần nắm rõ để kiểm soát triệu chứng.
Viêm đại tràng nên ăn cháo gì ?
1.Cháo bí đỏ
Tác dụng của bí đỏ:
- Trong bí đỏ có chứa hoạt chất chất Pectin, chúng giúp cho quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh hơn và loại bỏ độc tố ra khỏi đường tiêu hóa.
- Ngoài ra bí đỏ còn giúp giảm các vết viêm loét dạ dày và đại tràng
- Chống nhiễm trùng, ngăn ngừa vết loét trên đường ruột
- Cung cấp chất xơ cần thiết cho cơ thể
Có thể kết hợp bí đổ và đậu xanh nguyên vỏ đập dập để ấu cháo giúp thanh nhiệt, giải khát, trừ phiền nhiệt, lợi ngũ tạng.
Cách nấu cháo bí đỏ đơn giản bạn có thể áp dụng:
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Đậu xanh: 200-300gr
- Bí đỏ: 200gr
- Gạo nếp: 100gr
- Đường (có thể thêm một chút muối tùy khẩu vị).
Thực hiện:
- Sơ chế và làm sạch các nguyên liệu: Bí đỏ gọt, bỏ hạt và rửa sạch, thái miếng vừa ăn
- Đậu xanh vo sạch, ngâm nước khoảng 2-3 giờ, mục đích để đậu nhanh nhừ, hoặc nếu không có thời gian bạn chỉ cần vo sạch rồi đem nấu cũng không sao, thời gian đậu nhừ sẽ lâu hơn 1 chút.
- Gạo vo sạch để ráo nước
- Cho đậu xanh và gaọ nếp vào nồi, cho nước ninh nhừ, khi nước sôi bạn hớt hết bọt cho nước trong.
- Khi đậu xanh và gạo đã nhừ, cho bí đỏ vào ninh cùng. Nếu thích lúc ăn vẫn còn miếng bí thì chú ý đừng thời gian đừng để bí nát.
- Khi cả bí và đậu xanh đều chín, nêm nếm đường và chút muối vừa miệng ăn, đun thêm khoảng 5 phút nữa rồi tắt bếp .
2.Cháo hạt sen
Tác dụng của hạt sen:
- Theo Đông y, hạt sen có tính bình, vị ngọt, thường được sử dụng để chữa trị các chứng mộng tinh, di tinh, chữa rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, kích thích cảm giác ngon miệng, giúp ăn ngon, ngủ ngon.
- Theo y học hiện đại hạt sen có chứa các chất chống oxy hóa, chống viêm, làm lành nhanh chóng các vết loét hiệu quả, vì thế nó còn có tác dụng chống oxy hóa, được sử dụng trong điều trị các bệnh lý về dạ dày như đau dạ dày, viêm loét dạ dày…Các chất chống oxy hóa có trong hạt sen sẽ giúp cho quá trình lành vết thương ở dạ dày được thuận lợi, nhanh hơn.
- Không chỉ vậy, hạt sen còn cung cấp lượng chất xơ nhất định cho cơ thể từ đó có thể cải thiện tiêu hóa, phòng tiêu chảy, táo bón…
Cách nấu cháo hạt sen cho người Viêm đại tràng:
Cách 1:
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Gạo tẻ: 30 gam
- Hạt sen: 50 gam hạt sen (lưu ý: bạn nên bỏ tâm sen để loại bỏ vị đắng)
- Đường trắng theo khẩu vị.
Cách thực hiện:
- Gạo vo sạch, để ráo nước
- Hạt sen rửa qua và ngâm nước khoảng 30 phút
- Sau đó, đồng thời cả gạo và hạt sen vào trong nồi rồi ninh cho đến khi nhừ hẳn.
- Khi đã thấy gạo và hạt sen đã mềm, nở đều thì có thể múc ra bát.
- Bạn có thể thêm ít đường vào cho vừa ăn và nên thưởng thức khi cháo còn ấm.
Cách 2:
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Hạt sen: 100g
- Hồng xiêm non: 15g
- Củ mài sấy khô: 50g
- Đường phèn
Cách thực hiện:
- Củ mài và hạt sen khô đem sấy khô tán mịn thành bột
- Hồng xiêm non đem gọt vỏ và giã nát cho vào nồi đun cùng 2 bát nước. Khi nước sôi, lọc bã bỏ đi
- Cho bột củ mài và hạt sen đã chuẩn bị vào nồi nước hồng xiêm vừa nấu và đun với lửa nhỏ
- Đun và khuấy cho đến khi thấy hỗn hợp quánh sánh thì cho đường phèn vào, khuấy đều
- Đến khi đường tan hết, đun thêm khoảng 3 phút nữa là có thể sử dụng.
- Thường xuyên ăn loại cháo này để mang đến tác dụng tốt.
3.Cháo long nhãn
Tác dụng của cháo nếp long nhãn:
- Trong Đông y, long nhãn thường được dùng để trị vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, ăn uống khó tiêu, chướng bụng đầy hơi, suy nhược cơ thể..
- Cháo long nhãn tức là gồm cả gạo nếp kết hợp cùng mang lợi rất nhiều công dụng tốt cho dạ dày bởi gạo nếp là thành phần tinh bột có khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày, nhất là khi dạ dày đang đang bị tổn thương.
- Ăn cháo nếp long nhãn thường xuyên cũng giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng đau dạ dày, ngoài ra nó còn giúp hỗ trợ đường ruột hoạt động tốt hơn, tránh gây kích ứng đường ruột.
Cách nấu cháo long nhãn:
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Gạo nếp: 100g
- Long nhãn nhục: 50g
- Đường phèn
Cách thực hiện:
- Gạp nếp đem vo và để ráo nước
- Long nhãn rửa sơ qua, để ráo nước
- Cho gạo nếp vào nồi, đổ khoảng 2 lít nước và ninh nhừ. Cú đun sôi sau đó dùng muỗng khuấy nhẹ, vặn lửa nhỏ. Cứ đun như vậy trong khoảng 50 phút.
- Đến khi gạo nếp nở hết chín mềm thì cho long nhãn đã chuẩn bị vào nấu cùng.
- Bạn muốn sử dụng cháo sánh như thế nào thì tự chế nước theo ý thích và thêm đường phèn vào khuấy đều đun chừng thêm vài phút rồi có thể múc ra bát sử dụng
4.Cháo bắp cải tôm
Tác dụng của bắp cải và tôm
- Trong bải bắp có chứa nhiều vitamin K1 và vitamin U, hai loại vitamin này có thể chống loét dạ dày, bảo vệ màng nhầy và làm giảm nguy cơ mắc bệnh dạ dày. Ngoài ra chúng giúp tăng cường sự phát triển của vi khuẩn có lợi bên trong đường ruột, kháng viêm, cải thiện các triệu chứng của bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày.
- Tôm là một loại thực phẩm có nhiều giá trị dinh dưỡng như: Giàu canxi, omega – 3, đây là nguồn protein dồi dào, giúp hỗ trợ ngăn ngừa ung thư… Tôm không chỉ tốt cho xương mà tôm còn rất tốt đối với những người bị bệnh tiêu hóa.
Cách nấu cháo tôm bắp cải cho người Viêm đại tràng:
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Gạo tẻ: 100g
- Tôm: 100g
- Gia vị, hành lá…
Cách thực hiện:
- Gạo vo sạch, bắp cải rửa với nước muối cắt nhỏ, tôm làm sạch cũng cắt nhỏ.
- Phi hành củ cho thơm rồi cho tôm đã sơ chế lên xào chín sơ, bỏ riêng ra tô.
- Cho gạo đã chuẩn bị vào nồi cùng nước ninh nhừ
- Bỏ tôm đã xào cho vào quấy đều lên
- Nêm gia vị vừa miệng rồi đun đến cháo sôi trở lại
- Khi ăn, cháo múc ra bát và thêm gia vị, ít hành lá nếu thích là có thể sử dụng
5.Cháo đậu đỏ
Theo y học cổ truyền đậu đỏ có vị ngọt, chua, tính bình; có tác dụng lợi thuỷ tiêu thũng, giải độc bài nung, chúng được dùng để trị nhiều bệnh thường gặp, như bệnh đường ruột: Đau dạ dày, tả, lỵ, đầy bụng khó tiêu. Ngoài ra còn trị một số bệnh đường tiết niệu: tiểu ngắn, đỏ, tiểu buốt, dắt; bệnh gan, mật; hoặc mụn nhọt…
Theo y học hiện đại nghiên cứu, đậu đỏ có thể cải thiện chức năng tiêu hóa cũng như sức khỏe đường ruột. Bởi trong đậu đỏ giàu chất xơ hòa tan và tinh bột kháng đi qua ruột sẽ không tiêu hóa cho đến khi chúng tới ruột kết và làm thức ăn phục vụ lợi khuẩn. Lúc này, các acid béo chuỗi ngắn như butyrate sẽ được tạo ra và nó được cho là giúp đường ruột khỏe mạnh hơn, đồng thời giúp giảm nguy cơ ung thư ruột kết. Ngoài ra, chất chống oxy hóa cao có trong đậu đỏ còn có thể làm giảm viêm ruột và tăng cường chức năng tiêu hóa.
Cách nấu cháo đậu đỏ tốt cho người Viêm đại tràng:
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Đậu đỏ: 50g
- Lạc( đậu phộng): 50g
- Gạo: 30g
- Đường phèn
Cách thực hiện:
- Lạc và đậu đỏ ngâm trong nước ấm khoảng 1 tiếng.
- Sau đó vớt ra cho vào nồi và hầm nhừ
- Khi đậu đỏ và lạcg đã chín nhừ thì thêm gạo vào để nấu tiếp.
- Khuấy đều khi thấy các nguyên liệu đã chín kĩ mềm thì thêm đường phèn vào khuấy cho tan, vừa miệng thì múc ra bát ăn
6.Cháo thịt bằm gừng tươi
Tác dụng của gừng tươi:
- Theo Đông y, gừng có vị cay, tính hơi ôn, vào các kinh phế, tỳ và vị. Gừng có tác dụng điều vị, tán hàn giải biểu, ôn phế chỉ khái, ôn trung chỉ tả, giải độc, hỗ trợ tiêu hóa. Chính vì thế, gừng được dùng cho các trường hợp cảm mạo phong hàn, đau bụng nôn ói tiêu chảy, đau bụng do ngộ độc.
- Ngoài ra gừng còn có tác dụng kích thích nhu động ruột làm tăng vận chuyển thức ăn nhưng lại không gây nên sự co thắt quá mức, làm cho thức ăn được tiêu hoá dễ dàng, chống được đầy hơi.
Cách nấu cháo thịt bằm gừng tươi tốt cho người Viêm đại tràng :
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Gạo tẻ: 100g
- Thịt lợn bằm: 100g
- Gừng tươi: 10g
- Gia vị vừa đủ
Cách thực hiện:
- Thịt lợn rửa sạch, bằm nhỏ
- Gừng rửa sạch đập dập, thái nhỏ
- Gạo vo sạch cho vào hầm nhừ, nếu có nước xương ninh thì cho vào cháo càng ninh cùng gạo càng tốt
- Khi cháo nhừ, cho thịt bằm đã chuẩn bị vào khuấy đều lên, đun sôi thêm 5-10 phút
- Nêm gia vị, gừng, vừa miệng rồi đảo đều rồi tắt bếp.
7.Cháo gạo nếp táo đỏ
- Trong y học cổ truyền, gạo nếp thường được dùng để chữa suy nhược cơ thể, tiêu chảy, viêm loét dạ dày, tá tràng…
- Theo y học hiện đại, trong táo đỏ có các hoạt chất: Phenolic, flavonoid, polysaccaride, axit triterpenic, hàm lượng chất xơ, khoáng chất và vitamin cao. 50% lượng cacbohydrate có trong trái cây đến từ chất xơ, có lợi và giúp cải thiện hệ tiêu hóa, giúp làm mềm tốc độ di chuyển thức ăn qua đường tiêu hóa và ngăn ngừa tình trạng táo bón.
- Hoạt chất Polysaccharide củng cổ niêm mạc ruột, cải thiện các triệu chứng liên quan đã được áp dụng thí nghiệm trên chuột.
=> Chính vì thế chiết xuất từ táo đỏ giúp sức khỏe niêm mạc dạ dày và ruột tăng lên , giảm các tổn thương do loét, chấn thương góp phần phát triển vi khuẩn có lợi cho đường ruột, tiêu hóa phát triển.
Cách nấu cháo táo đỏ gạo nếp tốt cho bệnh đau dạ dày:
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Gạo nếp: 50g
- Táo đỏ: 10 quả
- Đường, muối tùy thích
Cách thực hiện:
- Táo đỏ rửa sạch cho vào nồi ninh với nước khoảng 10 phút
- Cho gạo nếp đã vo sạch vào ninh cùng táo đỏ cho nhừ
- Có thể cho muối hoặc đường theo sở thích, neemcho vừa miệng
- Múc ra bát ăn khi còn nóng
Uống nước gì tốt cho đại tràng ?
Theo Medical News Today, mỗi người sẽ có phản ứng khác nhau với cùng một loại thực phẩm. Người bị viêm loét đại tràng nên xác định thực phẩm nào an toàn và thực phẩm nào gây kích ứng đường tiêu hóa. Dưới đây là 6 loại nước ép tốt cho người viêm loét đại tràng.
Cà rốt tím
Nghiên cứu của Hàn Quốc chỉ ra, cà rốt tím chứa rất nhiều vitamin A (alpha và beta carotene) có thể cải thiện tình trạng viêm ở ruột kết. Nước ép cà rốt tím chứa một lượng lớn chất chống oxy hóa anthocyanins hỗ trợ chữa lành viêm niêm mạc đại tràng.
Nam việt quất
Theo các nhà khoa học Trung Quốc, bổ sung nam việt quất vào chế độ ăn uống rất hữu ích cho giảm viêm đại tràng. Uống loại nước ép này làm tăng số lượng lợi khuẩn và giảm vi khuẩn có hại trong đường ruột, ức chế sự phát triển và giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Cần tây
Cần tây chứa vitamin C và hợp chất apigenin làm giảm các hợp chất gây viêm, có hiệu quả trong điều trị viêm loét đại tràng. Hợp chất chống oxy hóa flavonoid có trong cần tây có thể loại bỏ các gốc tự do, làm giảm viêm đường tiêu hóa.
Nước cam
Nghiên cứu của Đại học Calabria (Italy) cho thấy, trái cây họ cam quýt rất giàu flavonoid có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm và chống ung thư. Nước cam giống như một loại men vi sinh thúc đẩy sự phát triển của lợi khuẩn đường ruột, giảm mức độ viêm và tăng cường chức năng hàng rào đường ruột, hiệu quả trong chữa viêm loét đại tràng.
Bắp cải
Nước ép bắp cải giàu vitamin A, C và K. Vitamin K giúp ích trong chữa bệnh viêm loét đại tràng và các tình trạng đường ruột khác. Cụ thể, vitamin K làm giảm viêm, hỗ trợ hệ vi sinh vật và cải thiện chức năng đường ruột. Người viêm loét đại tràng thường có tình trạng viêm tăng cao do thiếu hụt vitamin K nên tiêu thụ đủ lượng vitamin này.
Nước ép táo
Cũng giống như nhiều loại trái cây và rau xanh, táo rất giàu các hợp chất chống oxy hóa như flavonoid, procyanidins oligomeric, dihydrochalcones và axit hydroxycinnamic có tác dụng chống viêm. Uống nước ép táo có lợi cho người bị viêm loét đại tràng hoặc các bệnh đường ruột khác.
Bị đại tràng nên kiêng ăn gì ?
Người bị viêm đại tràng nên kiêng gì?
-
Người bệnh tuyệt đối tránh xa các chất kích thích như rượu bia, đồ chứa nhiều carbonate như soda, trà cà, cà phê hay các loại đồ ngọt nhân tạo sẽ khiến cho hệ tiêu hóa dễ bị kích ứng, gây khó chịu cho người bệnh.
-
Hạn chế tối qua các loại thức ăn chứa nhiều dầu mỡ động vật. Không chỉ người bệnh viêm đại tràng mà thậm chí tất cả mọi người nên hạn chế sử dụng mỡ động vật để chế biến thức ăn. Tác hại của mỡ động vật có thể gây ra các cơn ợ hơi, trướng bụng khi ở mức độ nhẹ còn khi sử dụng quá nhiều sẽ có thể gây ra viêm loét nặng hơn thậm chí gây ra các bệnh lý không chỉ ở hệ tiêu hóa mà còn liên quan đến tim mạch.
-
Các loại thức ăn quá cứng, quá khô cũng sẽ gây tổn hại cho người bệnh viêm đại tràng. Cụ thể, các thức ăn này có thể cọ xát, gây viêm loét ở thành ruột lan rộng hơn, đại tiện sẽ ra máu.
-
Đồ ăn cay nóng thường sẽ chứa capsaicin gây rối loạn các chức năng trong hệ tiêu hóa, đặc biệt là đại tràng. Bên cạnh đó, đồ ăn cay còn có thể gây kích ứng các vết viêm loét ở thành đại tràng, người bệnh sẽ cảm thấy đau bụng dữ dội.
Người bệnh viêm đại tràng nên ăn gì?
Dưới đây là những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa mà người viêm đại tràng nên bổ sung cho cơ thể.
– Thực phẩm nhẹ, dễ tiêu như gạo, khoai lang, ngũ cốc, khoai tây…Đây là thức ăn dạng mềm, dễ tiêu, giúp đại tràng hấp thu chất dinh dưỡng nhanh chóng mà không làm tăng nặng gánh nặng cho đại tràng.
– Thực phẩm giàu đạm như cá, thịt nạc, đậu phụ… sẽ cung cấp đầy đủ khoáng chất giúp làm lành tổn thương niêm mạc đại tràng, giảm tình trạng viêm nhiễm của niêm mạc đại tràng. Các loại cá giàu axit béo omega-3 cũng có thể làm giảm triệu chứng bệnh. Ngoài ra, các loại cá, có thể cung cấp omega-3 cho cơ thể từ các nguồn khác như dầu hạt lanh, hạt lanh xay và quả óc chó.
– Nên ăn các loại rau xanh như rau ngót, rau muống, cải xanh… cung cấp vitamin giúp tăng cường sức đề kháng, chống lại vi khuẩn có hại cho đại tràng.
– Ăn nhiều hoa quả tươi như chuối chín, dưa hấu, táo… giúp thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương đại tràng, nâng cao sức khỏe cơ thể, ngăn ngừa bệnh tái phát.
– Các loại sinh tố, nước hoa quả chứa nhiều vitamin A, B, K, E rất tốt cho đường ruột và cải thiện tiêu hóa.
Những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa nói chung và đại tràng nói riêng có thể giúp cải thiện triệu chứng ở nhiều người bệnh nhưng thức ăn dung nạp vào cơ thể của mỗi người là khác nhau. Người bệnh vẫn có thể gặp những triệu chứng bất thường nếu cơ thể không tiêu hóa tốt các thực phẩm mà người bệnh viêm đại tràng khác thấy dễ chịu khi ăn. Tốt hơn hết là bản thân mỗi người nên lưu ý ghi chép lại những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa của mình và tham khảo ý kiến bác sĩ khi cần thiết.
Viêm đại tràng nên uống thuốc gì ?
Nhóm thuốc kháng sinh này có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn có hại ở đường ruột, chống nhiễm trùng. Một số loại thuốc mà người bệnh có thể được chỉ định:
– Thuốc Metronidazol: bào chế dạng viên nén 250mg, liều dùng 4 viên/ ngày.
– Thuốc Ciprofloxacin 500mg: một dạng kháng sinh nhóm quinolon, có thể bào chế dạng viên hoặc dung dịch, liều dùng 4 viên/ngày.
– Thuốc Biseptol 480mg: Liều dùng 2 viên/ ngày.
Lưu ý: Nhóm thuốc này chỉ được sử dụng tối đa từ 5-7 ngày để tránh gây những tác dụng phụ không mong muốn.
Uống lá gì tốt cho đại tràng ?
Theo kinh nghiệm dân gian, có rất nhiều loại cây thuốc Nam giúp hỗ trợ điều trị bệnh viêm đại tràng và được đông đảo người bệnh tin tưởng áp dụng cho đến ngày nay.
1. Cây lược vàng
Nhiều nghiên cứu khoa học về cây lược vàng cho thấy đây là một trong những loại dược liệu tự nhiên tốt và đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người.
Chính vì những tác dụng này đã đem đến nhiều lợi ích trong việc giảm nguy cơ viêm loét dạ dày tá tráng, kháng viêm và triệu chứng đau đại tràng, phòng ngừa biến chứng hình thành khối u ác tính.
Cách sử dụng
Dùng vài nhánh lá lược vàng, rửa sạch, cắt nhỏ thành từng khúc và cho vào ấm đun. Đổ vào 1 lít nước, đun sôi lên rồi chỉnh nhỏ lửa, hãm liên tục trong vòng 12 tiếng sẽ thu được nước thuốc uống dùng để uống nhiều lần trong ngày.
2. Lá ổi
Theo các chuyên gia, lá cây ổi có thể khắc phục triệu chứng và hỗ trợ chữa khỏi bệnh viêm đại tràng hiệu quả, người bệnh chỉ cần sử dụng các bài thuốc từ lá ổi sau:
Dùng 50g lá ổi non, rửa sạch và sắc cùng 2 chén nước đầy. Chỉnh lửa nhỏ và đun trong vòng 15 – 20 phút, dùng nước này chia làm nhiều phần uống hết trong ngày.
3. Nha đam
Nha đam có tác dụng thanh nhiệt giải độc, mát gan, nhuận tràng, thông tiện… nên được sử dụng rất phổ biến trong các bài thuốc chữa bệnh về đường tiêu hóa, trong đó có bệnh viêm đại tràng.
Cách sử dụng
- Chuẩn bị khoảng 5 – 7 lá nha đam tươi, 500ml mật ong.
- Đầu tiên, gọt bỏ phần vỏ ngoài của nha đam và rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn và nhựa mủ bên ngoài.
- Phần thịt nha đam thu được cho vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn nhừ rồi đem trộn cùng với mật ong.
- Hỗn hợp thu được cho vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản và sử dụng dần.
- Mỗi lần dùng khoảng 30ml hỗn hợp pha cùng 1 ly nước ấm. Ngày uống 2 – 3 lần và kiên trì dùng trong vòng 1 tháng để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Lưu ý tránh lạm dụng hoặc dùng quá liều hơn so với khuyến cáo vì nha đam có tính mát, có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây rối loạn và tiêu chảy liên tục.
4. Cây lá vối
Cây lá vối có tác dụng tăng sức đề kháng và bảo vệ niêm mạc dạ dày, đại tràng…, làm săn se vết thương và chữa lành những tổn thương.
Cách sử dụng
- Chuẩn bị 250g lá vối tươi hoặc 100g lá vối khô.
- Rửa sạch và ngâm vào thau nước muối pha loãng khoảng 15 phút rồi vớt ra để ráo.
- Vò nát rồi cho vào ấm sắc cùng 2 lít nước lọc, đun trên lửa nhỏ khoảng 30 phút.
- Lọc phần nước sắc thu chia làm nhiều phần uống hết trong ngày. Có thể bảo quản trong tủ lạnh để dùng dần.
- Lưu ý không nên dùng nước sắc lá vối thay thế hoàn toàn cho nước lọc để tránh gây tác dụng phụ có hại cho sức khỏe.
5. Cây khổ sâm
Cây khổ sâm chữa viêm đại tràng là bài thuốc Nam có từ rất lâu đời, không chỉ giúp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng mà còn bồi bổ sức khỏe cho người bệnh.
Cách sử dụng
- Dùng 20g lá khổ sâm, rửa sạch và ngâm nước muối 15 – 20 phút rồi vớt ra để ráo.
- Cho dược liệu vào ấm, sắc cùng 600ml nước, đậy kín nắp và đun trên lửa nhỏ trong 15 phút.
- Lọc lấy nước thuốc, bỏ phần bã và chia làm 2 phần uống hết trong ngày.
- Ngoài ra, nếu bạn tìm mua được lá khổ sâm khô thì có thể nhai trực tiếp 8 lá/ ngày để tiết kiệm thời gian hơn.
6. Cây hoàn ngọc
Cây hoàn ngọc là vị thuốc Nam vô cùng phổ biến và được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc khác nhau, trong đó phổ biến nhất là giúp hỗ trợ điều trị các bệnh lý về đường tiêu hóa, điển hình là bệnh viêm đại tràng.
Cách sử dụng
- Dùng 20g lá của cây hoàn ngọc đã được phơi khô.
- Rửa qua vài lần nước rồi cho vào ấm sắc cùng 500ml nước trên lửa nhỏ.
- Đun khoảng 3 phút cho sôi lên thì tắt bếp.
- Rót phần nước thuốc ra chén, chia làm nhiều phần uống hết trong ngày.
- Ngoài cách này thì người bệnh viêm đại tràng cũng có thể ăn sống trực tiếp lá hoàn ngọc tươi vào mỗi buổi sáng để đạt hiệu quả như ý muốn.
7. Cây chè đắng
Lá của cây chè đắng là vị thuốc Nam có vị đắng đặc trưng và được sử dụng phổ biến trong nhiều bài thuốc chữa bệnh về viêm nhiễm, rối loạn tiêu hóa, đặc biệt là bệnh viêm đại tràng.
Cách sử dụng
- Chuẩn bị 1 nắm lá cây chè đắng tươi, rửa sạch và ngâm nước muối loãng trước khi sử dụng.
- Khi đã ráo nước thì mang đi sấy khô, nghiền thành bột mịn, cho vào túi hoặc hũ thủy tinh bảo quản sử dụng dần.
- Mỗi lần dùng khoảng 0.5g bột lá cây chè đắng, hãm cùng với nước sôi 15 phút là có thể sử dụng được.
8. Lá mơ lông
Lá mơ lông là vị thuốc Nam rất quen thuộc với người dân Việt Nam và theo kinh nghiệm từ xa xưa, loại lá này đã được sử dụng để làm các bài thuốc chữa bệnh hiệu quả, trong đó có bệnh viêm đại tràng.
Cách sử dụng
Chuẩn bị 1 nắm lá mơ lông tươi, rửa sạch, để ráo rồi cho vào cối giã nát. Cho vào 200ml nước sôi ấm, khuấy đều lên và lọc lấy nước, bỏ bã, uống trực tiếp 1 lần/ ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
9. Cây mộc hoa trắng
Lá của cây mộc hoa trắng vốn là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ cải thiện các vấn đề về hệ tiêu hóa
Cách sử dụng
Dùng 100g lá mộc hoa trắng, rửa sạch và ngâm trong nước muối trước khi sử dụng. Cho vào ấm sắc kỹ trên lửa nhỏ cho đến khi nước thuốc cô đặc lại thành cao. Dùng cao này hàng ngày, mỗi lần 1g pha với 150ml nước ấm và uống trực tiếp, ngày uống 3 lần.
10. Quả của cây sung
Theo Đông y, quả sung hỗ trợ tốt cho sự hoạt động của hệ tiêu hóa, thúc đẩy quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn một cách hiệu quả, phòng ngừa chứng tiêu chảy và táo bón.
Cách sử dụng
- Chuẩn bị 2 – 3 quả sung, rửa sạch rồi đem nướng lên cho hơi cháy.
- Cho quả sung vào ấm, sắc cùng 400ml nước trong 20 phút.
- Rót nước ra ly và uống như uống trà, có thể thêm vào một ít mật ong để tạo độ ngọt dễ uống.
- Kiên trì áp dụng bài thuốc này trong vòng 1 tháng sẽ giúp đem lại hiệu quả rõ rệt.
Viêm đại tràng có nên ăn tỏi đen
Tỏi đen được sản xuất bằng cách cho phép tỏi già đi ở nhiệt độ trong khoảng 140-170 độ C trong khoảng thời gian từ ba đến bốn tuần. Phản ứng Maillard xảy ra giữa các acid amin và làm giảm lượng đường trong tỏi, phản ứng này không chỉ mang lại cho tỏi một màu sẫm, kết cấu dai và hương vị và mùi thơm riêng biệt mà còn tăng giá trị dinh dưỡng của siêu thực phẩm này.
Tuy nhiên khi sử dụng một lượng lớn và lâu dài nó có thể xảy ra tình trạng kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa như ợ nóng, ợ hơi, buồn nôn, tiêu chảy và mùi cơ thể. Vì vậy bạn nên dừng hoặc giảm tiêu thụ và theo dõi các triệu chứng, bạn cũng nên đi khám để được kiểm tra thêm về tình trạng sức khỏe tránh bỏ sót các bệnh lý về đường tiêu hóa cũng như sức khỏe nói chung