Trị mụn 2 bên cánh mũi

Trị mụn 2 bên cánh mũi ,Trên gương mặt thì vùng chữ T là vùng có tuyến nhờn hoạt động mạnh mẽ nhất. Vùng da này thường có lỗ chân lông to tích tụ khá nhiều bã nhờn nên dễ sinh ra các loại mụn, thường tập trung ở hai bên cánh mũi. Nếu chị em đang đau đầu vì vấn đề này thì hãy thử ngay cách trị mụn ở hai bên cánh mũi dưới đây nhé !

trị mụn 2 bên cánh mũi

Mụn ở cánh mũi là mụn gì ?

Tuỳ thuộc vào cơ địa mỗi người và mỗi loại da mà sẽ bị những loại mụn khác nhau, nhưng thường vùng da hai bên cánh mũi sẽ gặp những loại mụn phổ biến sau:

Mụn đầu đen

Đứng đầu danh sách các loại mụn thường gặp ở hai bên cánh mũi chính là mụn đầu đen. Đây chính là loại mụn phổ biến nhất gần như tất cả các loại da đều gặp phải. Khi bị mụn đầu đen dai dẳng mà không được điều trị sớm thì sẽ làm lỗ chân lông giãn nở to hơn bình thường. Đầu mụn khá cứng nằm trên bề mặt da nên dễ dàng tiếp xúc với môi trường bên ngoài, bị oxy hoá trong không khí nên có màu vàng sậm hoặc đen. Mụn đầu đen không gây đau nhức nhưng dễ nhìn thấy bằng mắt thường, có trang điểm cũng khó che hết và bề mặt da gồ ghề hơn nên khá là mất thẩm mỹ cho gương mặt.

Mụn cám

Không ít mọi người có câu hỏi cách trị mụn ở hai bên cánh mũi nguyên nhân chính là do đang bị mụn cám. Mụn cám tạo thành từ những sợi bã nhờn nằm sâu trong lỗ chân lông kết hợp với vi khuẩn và tế bào chết tồn đọng. Tương tự như mụn đầu đen, mụn cám không mọc đơn lẻ mà thường nổi thành từng cụm các nốt mụn li ti ở hai bên cánh mũi. Mụn cám khi nặn ra thì có dạng sợi nhỏ dài và màu trắng. Mụn cám cũng không gây đau nhức, chỉ làm bề mặt da mất đi độ láng mịn tự nhiên trở nên sần sùi.

Mụn u

Khi mụn đầu đen bị viêm nặng và phát triển sâu trong da sẽ tạo thành mụn u. Ở giai đoạn đầu của mụn u thì thường dễ thấy các nốt mụn to, khá cứng nhưng lại không có đầu mụn. Sau khi mụn đã chín mùi thì sẽ thấy chóp mụn căng bóng và mềm hơn.

Mụn mủ

Trong các loại mụn ở hai bên cánh mũi thì mụn mủ là loại mụn ít gặp nhất, lâu lâu mới thấy một nốt mụn viêm to rõ. Mụn mủ tạo thành từ lỗ chân lông bị tắc nghẽn do bã nhờn, tế bào chết và cộng thêm sự hoạt động mạnh của vi khuẩn có hại cho làn da. Mụn mủ có kích thước rất to so với mụn đầu đen và mụn cám, trên đầu mụn có mủ vàng hoặc trắng đục. Mụn gây viêm nang lông nặng, sưng to, tấy đỏ, chạm tay vào rất đau, trong cách trị mụn ở hai bên cánh mũi thì mụn mủ là mụn gây khó chịu nhất.

Nguyên nhân gây mụn bọc ở mũi là gì?

Sự bít tắc trong lỗ chân lông

Hầu hết các trường hợp mắc phải mụn bọc ở mũi là kết quả của tình trạng dầu thừa và vi khuẩn làm tắc lỗ chân lông, gây ra mụn ở trên và cả xung quanh mũi.

Lông mọc ngược

Đôi khi lông mũi có thể mọc lại vào da do thao tác cạo, tẩy lông hoặc nhổ lông.

Viêm tiền đình mũi

Đây là tình trạng nhiễm khuẩn xảy ra ở tiền đình mũi, tức là phần trước của hốc mũi. Yếu tố nguy cơ của tình trạng này là ngoáy mũi, hỉ mũi quá mức hoặc đeo khuyên trên cánh mũi. Lúc này, vi khuẩn Staphylococcus (tụ cầu) thường là tác nhân dẫn đến hình thành các nốt sưng trắng hoặc đỏ bên trong mũi.

Nổi mụn ở mũi

Mụn nhọt ở mũi là biểu hiện của tình trạng nhiễm trùng sâu hơn bên trong mũi. Tình trạng này đôi khi có thể dẫn đến viêm mô tế bào, một bệnh nhiễm trùng da có thể lây lan vào máu và đến các hệ cơ quan khác.

Các cách điều trị mụn bọc ở mũi như thế nào?

Kem bôi ngoài da

Axit salicylic và benzoyl peroxide là thành phần chủ yếu trong kem bôi ngoài da giúp kiểm soát mụn thông qua việc giúp làm sạch lỗ chân lông bị tắc và giảm sự xuất hiện của mụn ở mũi.

Thuốc giảm đau, chống viêm

Các loại thuốc giảm đau, chống viêm như acetaminophen, ibuprofen và naproxen sodium thông thường không cần kê đơn sẽ giúp cải thiện những khó chịu và chống viêm do mụn bọc ở mũi gây ra.

Thuốc sát trùng

Thuốc sát trùng tại chỗ vừa có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, kiểm soát phản ứng viêm vừa có thể giúp giảm đau. Dầu cây trà là một phương pháp điều trị khử trùng trên da một cách tự nhiên. Tuy nhiên, lời cảnh báo là không sử dụng tinh dầu chưa pha loãng trên niêm mạc mũi mà cần pha loãng với dầu dừa, sau đó mới áp dụng.

Làm sao để khắc phục mụn bọc ở mũi tại nhà?

Nước cốt chanh

Dung dịch của loại hoa quả này vốn có vị chua đậm, từ lâu đã được xem như một dung dịch sát trùng tự nhiên vì có tính axit sẽ giúp bạn làm sạch và làm khô mụn bọc ở mũi.

Rửa sạch sau 15 phút bôi nước cốt chanh lên mũi. Sau khi sử dụng xong, có thể sẽ làm cho da nhạy cảm với ánh sáng. Vì vậy, bạn cần phải tích cực chống nắng sau đó với kem chống nắng nếu phải ra ngoài.

Nước đá

Hãy chà đá nhẹ nhàng lên vùng có mụn bọc ở mũi trong 20 phút; nhiệt độ lạnh của nước đá làm co mạch máu, giúp giảm viêm và sưng tấy.

Dầu cây trà

Dầu cây trà có thể sử dụng bằng cách thoa dầu lên mụn và rửa sạch sau 10 phút nhờ khả năng kháng khuẩn tự nhiên.

Kem đánh răng

Kem đánh răng sẽ có tác dụng làm khô mụn nhờ đặc tính kháng khuẩn, bôi một ít lên nốt mụn và để qua đêm. Rửa sạch vào sáng hôm sau.

Nước súc miệng Listerine

Listerine là một chất vừa có đặc tính kháng khuẩn, vừa giúp làm se nhờ vào phản ứng co lại của các tế bào da và làm giảm kích thước của mụn. Bôi một ít dung dịch này trên mũi và rửa sạch sau 10 phút.

Thông tin liên hệ đến bác sĩ Lê Trần Duy sẽ có đội ngũ hướng dẫn :

  • Hotline: 0938.775.770 – 0938.201.205 .
  • Zalo: 0938.775.770 – 0938.201.205 .
  • Youtube: Bác Sĩ Lê Trần Duy
  • Fanpage: Nâng Mũi Thẩm Mỹ Bác Sĩ Lê Trần Duy

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nâng mũi tại Phú Thọ
Nâng mũi tại Phú Thọ

Dịch vụ nâng mũi tại Phú Thọ đang nở rộ tại các viện thẩm mỹ và đang là từ khóa hot, nhận được sự yêu thích...

Cắt bao quy đầu ở Củ Chi
Cắt bao quy đầu ở Củ Chi

Hiện nay, nhu cầu cắt bao quy đầu ở Củ Chi ngày càng tăng mạnh. Nam giới quan tâm đến dịch vụ này ngày càng...

Cắt mí mắt 1 bên
Cắt mí mắt 1 bên

Cắt mí mắt 1 bên là một giải pháp được nhiều người tìm đến khi sở hữu đôi mắt to nhỏ, không cân đối. Tuy...

Cắt bao quy đầu ở Phan Rang – Tháp Chàm

Hiện nay, nhu cầu cắt bao quy đầu ở Phan Rang - Tháp Chàm ngày càng tăng mạnh. Nam giới quan tâm đến dịch vụ...

Chị Trang chia sẻ sau nâng mũi

Nâng mũi bao lâu thì đẹp

Chị Hương chia sẻ sau nâng mũi

Chị Hà Anh chia sẻ sau nâng mũi

Chị Thư chia sẻ sau nâng mũi

Chị Mỹ chia sẻ sau nâng mũi

Zalo
Messenger