Tiêm filler bị vón cục

Tiêm filler bị vón cục ,Tiêm filler được đánh giá là một phương pháp làm đẹp hiện đại với hiệu quả và độ an toàn cao. Tuy nhiên, có một số trường hợp tiêm filler bị vón cục gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và khiến người bệnh hoang mang. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì? Biến chứng này có nguy hiểm không và làm thế nào để khắc phục?

Tiêm filler bị vón cục

Tiêm filler bị vón cục là như thế nào?

Về mặt lý thuyết mà nói thì làm đẹp với filler có độ an toàn hơn nhiều so với phẫu thuật thẩm mỹ. Nhưng không phải 100% các ca tiêm filler đều có hiệu quả như mong muốn. Đâu đó vẫn có thể xảy ra biến chứng liên quan đến filler và thường sẽ liên quan đến tiêm filler tự phát tại nhà hoặc dịch vụ tiêm filler tại những Spa không được cấp phép hoạt động theo đúng quy định.

Một trong những vấn đề mà chúng ta có thể sẽ phải đối mặt đó là tình trạng tiêm filler bị vón cục, nổi u cục trên da. Cần phân biệt với dấu hiệu sưng sau khi tiêm filler. Nếu như tình trạng sưng tấy là tác dụng phụ sẽ tự biến mất sau một vài ngày thì filler vón cục lại không thể tự khỏi. Hiện tượng không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý, thẩm mỹ mà còn gây nguy hại cho sức khỏe.

Tiêm filler bị vón cục có nguy hiểm không? 

Thông thường khi tiêm filler rất ít khi gặp phải biến chứng, tuy nhiên trường hợp nếu có xuất hiện những dấu bầm tím hay bất kì vết sưng nào cũng là điều không quá quá ngạc nhiên vì đó là phản ứng tự nhiên của cơ thể, chúng thường sẽ biến mất trong vòng vài ngày sau đó. Nếu trường hợp xảy ra là do phản ứng dị ứng với thuốc, biểu hiện sưng, ngứa, viêm… bạn nên đến cơ sở y tế hoặc thẩm mỹ uy tín để được thăm khám điều trị. Tương tự, nếu tình trạng sưng hoặc vón cục kéo dài không rõ nguyên nhân bạn cũng cần đến gặp ngay bác sĩ để được tư vấn.

Với trường hợp sưng nhẹ, các bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh và thuốc uống chống viêm. Với những tình trạng nặng hơn bạn có thể phải dùng đến phương pháp tiêm tan filler để giúp khuôn mặt của bạn trở lại hình dáng như bình thường. Trong trường hợp nếu xuất hiện các u cục ảnh hưởng nguy hại đến sức khỏe, các bác sĩ có thể thực hiện một cuộc tiểu phẫu để cắt bỏ khối u ngay.

Tóm lại, hiện tượng tiêm filler bị vón cục nếu kéo dài nhiều ngày sẽ gây nhiều nguy hiểm. Vì thế nên bạn cần lưu ý quan sát tình trạng của mình và đến ngay bác sĩ nếu có những biểu hiện lạ.

Dấu hiệu tiêm filler bị vón cục

Tình trạng filler bị vón cục sau tiêm có thể xảy ra ở bất kỳ vùng nào của cơ thể. Thường gặp nhất là mũi, môi và cằm. Đây là những vị trí được tiêm filler thường xuyên nhất và cũng có nguy cơ biến chứng nhiều nhất.

Chúng ta có thể tự mình cảm nhận được những dấu hiệu bất thường sau tiêm filler, quan sát hiện tượng tiêm filler vón cục bằng mắt thường như sau:

  • Vùng mũi: Vùng mũi được tiêm filler sưng to, mũi biến dạng do filler bị tràn, dấu hiệu bầm tím  và kéo mủ ở mũi. Chất làm đầy vón cục, lộ rõ tại vị trí được đâm kim.
  • Vùng môi: Môi bị sưng vều và đau nhức sau tiêm filler một vài ngày. Bên trong môi có nổi những u cục nhỏ. Bạn chỉ cần quan sát lòng môi của mình sẽ thấy filler bị vón cục với kích thước khác nhau/
  • Vùng cằm: Vùng da chịu tác động của filler bị sưng đỏ hoặc bầm tím kèm cảm giác đau nhức khó chịu. Cằm bị lệch so với trước khi tiêm và sờ vào có cảm giác cứng đơ…

Tại sao tiêm filler bị vón cục?

Filler là chất làm đầy sinh học được cấu tạo từ axit hyaluronic – một loại chất khá an toàn với sức khỏe con người khi được sử dụng đúng cách. Chính vì vậy, loại chất này thường được sử dụng để tiêm vào các đường, nếp gấp và các vùng mô khuyết điểm trên khuôn mặt để làm đẹp, cải thiện tình trạng lão hóa.

Thông thường sau khi tiêm filler, cơ thể thường không gặp phải vấn đề nghiêm trọng. Mặc dù có thể gặp phải một số tác dụng phụ như đỏ da, bầm tím, ngứa nhẹ ở vùng tiêm, đây vẫn chỉ là những phản ứng bình thường do khả năng miễn dịch của cơ thể. Tình trạng này thường kết thúc sau vài ngày.

Tuy nhiên, ở một số trường hợp cá biệt, việc tiêm filler có thể dẫn đến tình trạng vón cục gây hoang mang cho người thực hiện. Vấn đề có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể kể đến như:

Chất làm đầy kém chất lượng

Nhìn chung, lý do phổ biến gây ra tình trạng tiêm filler bị vón cục thường bắt nguồn từ chất lượng của chất làm đầy mà cơ sở thẩm mỹ sử dụng. Điều này rất thường xảy ra hiện nay khi mà số lượng spa và thẩm mỹ viện xuất hiện ngày càng nhiều.

Để giảm thiểu chi phí, một số địa chỉ kém uy tín có thể sử dụng silicon lỏng hay filler kém chất lượng để tiêm cho khách hàng. Do không có đảm bảo về sự an toàn, cơ thể sẽ không thể tự đào thải các chất này ra ngoài mà phản ứng ngay sau đó. Hậu quả là filler bị vón cục tại chỗ, thậm chí xuất hiện tình trạng hoại tử, ảnh hưởng nặng đến nhan sắc và sức khỏe của người được tiêm filler.

Sử dụng quá nhiều chất làm đầy

Ở mỗi người, tình trạng cơ địa và nhu cầu làm đẹp sẽ hoàn toàn khác nhau. Chính vì vậy, trước khi tiêm chất làm đầy cần trải qua bước thăm khám kỹ lưỡng để có thể xác định lượng filler như thế nào là phù hợp. Nếu tiêm quá liều, vị trí tiêm có thể trở nên sưng phồng, căng cứng hay nghiệm trọng hơn là gây tắc nghẽn lưu thông máu.

Đây cũng là một trong những lý do phổ biến dẫn đến việc tiêm filler bị vón cục.

Kỹ thuật tiêm không tốt

Filler chỉ có thể phát huy tác dụng khi được tiêm vào đúng vị trí, đồng thời quá trình thực hiện cần đúng quy trình, đúng kỹ thuật. Nếu kỹ thuật viên tiêm thiếu kinh nghiệm hoặc tay nghề chuyên môn chưa cao, khả năng tiêm nhầm vào mạch máu rất dễ xảy ra. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng máu đông tích tụ, khiến cho toàn bộ vùng được tiêm xuất hiện triệu chứng vón cục, đông cứng.

Ngoài ra, việc sai sót khi tiêm filler còn có thể gây ra các biến chứng nặng nề, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe do tiêm quá sâu hay tiêm nhầm vào dây thần kinh. Vì lý do này, bên cạnh chất lượng của cơ sở thẩm mỹ thì kỹ thuật viên phải là người vững tay nghề chuyên môn, có nhiều kinh nghiệm tiêm filler và nhất là phải có giấy phép hành nghề được cấp bởi Bộ Y Tế.

Nhiễm trùng sau khi tiêm filler

Ngoài những vấn đề sai sót kể trên, việc nhiễm trùng cũng là lý do thường gặp khiến tiêm filler bị vón cục. Nguyên nhân chính dẫn đến điều này là do dụng cụ tiêm filler không được khử trùng sạch trước khi thực hiện, hoặc do người được tiêm không chú ý chăm sóc đúng cách. Bên cạnh vón cục, vùng da bị nhiễm trùng còn có thể bị lở loét, sưng tím, ảnh hưởng nặng đến sức khỏe và sắc đẹp.

Cách khắc phục, cách làm tan filler bị vón cục tại nhà đơn giản, hiệu quả

Hiện tượng tiêm filler bị vón cục thường sẽ xảy ra trong khoảng vài ngày, nên bạn cần phải bình tĩnh khi phát hiện việc vón cục trong 48h theo dõi, nếu tình trạng không thuyên giảm thì bạn có thể áp dụng một số cách sau đây:

Liên hệ bác sĩ để được kiểm tra toàn diện

Việc liên hệ bác sĩ ngay chính là biện pháp cần được bạn ưu tiên, Bạn có thể gọi điện hoặc đến trực tiếp cơ sở y tế để được các bác sĩ tư vấn và thăm khám đưa ra cách điều trị phù hợp.

  • Đối với vết tiêm bị sưng thông thường do cơ địa bác sĩ sẽ massage vị trí vón cục.
  • Nếu tiêm filler bị vón cục và sưng nhẹ do phản ứng của cơ thể thì thông thường bạn sẽ được kê thuốc kháng sinh, kháng viêm.
  • Nếu biến chứng nặng bác sĩ có thể sẽ tiêm tan filler.

Massage nhẹ nhàng vùng bị vón cục là cách làm tan filler tại nhà

Nếu tình trạng tiêm filler bị vón cục không quá nặng thì bạn có thể massage nhẹ nhàng ở vị trí tiêm tại nhà. Cách massage là bạn có thể dùng tay để ấn nhẹ vào vùng da xung quanh vết tiêm. Với những vết vón cục trên da, bạn có thể dùng tăm bông nhỏ và nhấn nhẹ vào đó để massage.

Chú ý chế độ dinh dưỡng, ăn uống hàng ngày

Chế độ ăn uống, dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp tan việc bị vón cục khi tiêm filler. Sau đây là những lưu ý mà bạn cần biết:

  • Không nên sử dụng những thức uống có cồn hoặc chất kích thích như: Rượu, bia, thuốc lá, cà phê,…
  • Không nên dùng thức ăn có quá nhiều gia vị: Muối, đường, ớt…
  • Tăng cường bổ sung vitamin, khoáng chất có trong rau củ.
  • Uống nhiều nước, sinh tố.
  • Kiêng ăn những thực phẩm cay, nóng, có tính axit, dầu mỡ.

Thông tin liên hệ đến bác sĩ Lê Trần Duy sẽ có đội ngũ hướng dẫn :

  • Hotline: 0938.775.770 – 0938.201.205 .
  • Zalo: 0938.775.770 – 0938.201.205 .
  • Youtube: Bác Sĩ Lê Trần Duy
  • Fanpage: Nâng Mũi Thẩm Mỹ Bác Sĩ Lê Trần Duy

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cắt mí mắt có đau không ?
Cắt mí mắt có đau không ?

Cắt mí mắt có đau không ? Cắt mí mắt là một phương pháp thẩm mỹ phổ biến nhằm tạo độ sâu và độ sắc...

Cắt mí iLid tạo mí đẹp sắc nét hồi phục nhanh chóng

Cắt mí iLid tạo mí đẹp sắc nét hồi phục nhanh chóng, đây là công nghệ cắt mí tân tiến khi chỉ sau 4 ngày...

Tiền mê khi nâng mũi
Tiền mê khi nâng mũi

Tiền mê khi nâng mũi , Nâng mũi là dịch vụ Phẫu thuật thẩm mỹ phổ biến hiện nay bởi dịch vụ cải thiện rõ...

Trị mụn giá bao nhiêu ?

Trị mụn giá bao nhiêu ? Mụn là một bệnh da liễu thường xuất hiện dưới nhiều dạng như mụn mủ, mụn đầu đen, mụn...

Chị Trang chia sẻ sau nâng mũi

Nâng mũi bao lâu thì đẹp

Chị Hương chia sẻ sau nâng mũi

Chị Hà Anh chia sẻ sau nâng mũi

Chị Thư chia sẻ sau nâng mũi

Chị Mỹ chia sẻ sau nâng mũi

Zalo
Messenger