Sốt xuất huyết có được gội đầu không ?

Bình chọn

Sốt xuất huyết có được gội đầu không ? Khi bị sốt xuất huyết, rất nhiều bệnh nhân đã kiêng tắm, kiêng gội do sợ tắm nước vào sẽ ốm, sốt nặng hơn. Tuy nhiên, điều này không hề là thói quen tốt. Vậy tắm gội khi bị sốt xuất huyết như thế nào là đúng cách?

sốt xuất huyết có được gội đầu không

Khi nào thì biết đã khỏi sốt xuất huyết ?

Rất nhiều người lầm tưởng rằng hết sốt chính là lúc đã khỏi sốt xuất huyết nhưng đây mới chỉ là sự bắt đầu cho giai đoạn nguy hiểm nhất của căn bệnh này. Những biểu hiện sau đây mới là câu trả lời cho băn khoăn khi nào thì biết đã khỏi sốt xuất huyết:

  • Cơ thể đã bớt mệt mỏi: ở giai đoạn nguy hiểm mặc dù người bệnh không còn bị số cao nhưng cơ thể vẫn có dấu hiệu rất mệt mỏi. Nếu sau khoảng mấy ngày triệu chứng mệt mỏi đã giảm, ăn uống ngon miệng hơn thì tức là bệnh nhân đang dần hồi phục.

  • Không có nốt phát ban mới xuất hiện: kể từ khi bệnh nhân bị sốt thì các vết phát ban nổi trên da và ngày càng hiện lên nhiều hơn. Điều này khiến bệnh nhân ngứa ngáy, khó chịu. Khi bệnh đã đỡ dần thì người bệnh sẽ nhận thấy các nốt ban mới không xuất hiện thêm.

  • Đi ngoài nhiều hơn: cơ thể sẽ bị mất nước nghiêm trọng khi bị sốt và bệnh nhân thường đi tiểu rất ít kể từ khi nhiễm bệnh. Nếu sau khoảng 5 – 7 ngày điều trị mà nhận ra bản thân đi tiểu nhiều hơn nghĩa là cơ thể đã không còn mất nước và người bệnh đang bước sang giai đoạn hồi phục.

  • Nốt xuất huyết mờ dần: khi nào thì biết đã khỏi sốt xuất huyết? Là khi các nốt ban không mọc thêm mới và bắt đầu mờ dần, bệnh nhân đỡ ngứa ngáy.

Sốt xuất huyết có được nằm quạt không ?

Sốt xuất huyết có kiêng gió không là câu hỏi mà nhiều phụ huynh có trẻ nhỏ mắc bệnh đặt ra. Như đã đề cập ở trên, bệnh nhân sốt xuất huyết có thể sốt cao đến 39-40 độ C, đôi khi đi kèm với các cơn rét run. Do đó, sốt xuất huyết là bệnh cần kiêng gió và hạn chế nằm quạt, vì những điều kiện này có thể khiến mạch máu ngoại vi đang giãn do bệnh bị đột ngột co lại (do nhiệt độ thấp) và tăng nguy cơ xuất huyết. Do đó các bác sĩ khuyến cáo phụ huynh không nên con nằm quạt hay tiếp xúc với gió trời, đồng thời hạn chế tắm nước lạnh để tránh làm nặng thêm tình trạng sốt xuất huyết.

Tuy nhiên, nếu tình trạng sốt xuất huyết của bé không nghiêm trọng vẫn có thể nằm quạt với điều kiện phải đảm bảo những vấn đề sau:

  • Thường xuyên kiểm tra thân nhiệt của bé để điều chỉnh mức quạt trong phòng phù hợp, tốt nhất nên để ở mức thấp nhất;
  • Tránh cho trẻ sốt xuất huyết nằm gió quạt liên tục suốt ngày đêm, thay vào đó nên có những khoảng giữa nghỉ để cơ thể thích nghi;
  • Không để quạt đứng một chỗ, hướng trực tiếp vào bé do có thể làm mũi và họng của con bị khô, gây khó chịu;
  • Trẻ bệnh nên mặc quần áo thấm hút tốt để hút mồ hôi, tránh cảm lạnh do tiếp xúc với gió từ quạt khi cơ thể ra mồ hôi;
  • Phụ huynh cần theo dõi sát tình trạng bệnh của bé để có thể đưa ra hướng xử trí kịp thời.

Sốt xuất huyết làm gì cho nhanh khỏi ?

Bệnh sốt xuất huyết xảy ra quanh năm nhưng thường gặp và gia tăng trong khoảng thời gian từ tháng 6-9, hay phát thành dịch. Rất nhiều người lúng túng không biết sốt xuất huyết làm gì cho nhanh khỏi?

Những biện pháp chăm sóc trẻ sốt xuất huyết của chị rất tốt. Ngoài ra cần chú ý thêm những điều sau:

  • Theo dõi sát thân nhiệt của trẻ, báo cho nhân viên y tế bất kỳ khi nào nếu nhận thấy trẻ sốt lên.
  • Phối hợp dùng thuốc hạ sốt cho trẻ theo hướng dẫn của nhân viên y tế, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc hạ sốt chứa Aspirin, Ibuprofen vì các thuốc này làm tăng nguy cơ gây xuất huyết.
  • Vệ sinh mắt, mũi họng hàng ngày cho trẻ bằng dung dịch nước muối sinh lý 0,9%.
  • Cho trẻ ăn các thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu như: cháo, bột, sữa. Không cho trẻ dùng các loại thức ăn, nước uống có màu nâu/đỏ (coca, pepsi, dưa hấu, socola…) vì khó phân biệt khi trẻ có nôn ra máu.
  • Khuyến khích trẻ uống nhiều nước: nước đun sôi để nguội, nước trái cây (nước dừa, cam, chanh..) oresol, hydrite, hoặc nước cháo loãng…
  • Mặc quần áo vải mềm, thấm hút mồ hôi và đặc biệt chú ý tới việc đảm bảo vệ sinh da cho trẻ: Thay quần áo và tắm nhanh bằng nước ấm trong phòng tắm khi trẻ không sốt.

Phát ban sau sốt xuất huyết có được tắm không ?

Hiện nay, các ca bệnh sốt xuất huyết đang ngày càng tăng nhanh. Mỗi người cần cập nhật kiến thức cơ bản để có thể phòng tránh bệnh và chăm sóc đúng cách để nhanh khỏi bệnh nếu không may bị nhiễm sốt xuất huyết.

Không nên tắm nước lạnh hoặc tắm quá lâu khi bị sốt xuất huyết

Vấn đề “sốt xuất huyết có được tắm không” được rất nhiều người quan tâm nhưng không phải ai cũng thực hiện đúng. Một số người vì quá lo lắng nên không tắm mà chỉ lau người bằng nước ấm. Với nhiều trẻ nhỏ nhiễm bệnh, cha mẹ cũng không dám cho con tắm vì lo ngại bệnh sẽ tiến triển nghiêm trọng hơn.

Theo các chuyên gia, bệnh nhân sốt xuất huyết vẫn có thể tắm bình thường mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nếu thực hiện đúng những lưu ý sau:

– Không tắm quá lâu, không ngâm nước quá lâu.

– Tuyệt đối không tắm bằng nước lạnh mà nên tắm với nước ấm.

– Trong trường hợp gội đầu, nhất là những bệnh nhân nữ có mái tóc dày thì cần sấy khô ngay. Nếu để tóc ẩm quá lâu, cơ thể sẽ bị nhiễm lạnh.

– Đối với những trường hợp bị hạ tiểu cầu, khi tắm không được kỳ cọ, chà xát quá mạnh để phòng tránh nguy cơ chảy máu dưới da.

Tình trạng hạ tiểu cầu trong máu có thể xảy ra từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh với một số triệu chứng như chảy máu cam, xuất hiện đốm xuất huyết hay vết bầm tím trên da, chảy máu chân răng,… Do đó, khi tắm có thể gây giãn thành mạch máu và khiến bệnh nhân có thể gặp nguy hiểm.

Những trường hợp này nên lau người bằng nước ấm. Nếu bệnh nhân bắt buộc phải tắm thì cần tắm bằng nước ấm và không dùng nước lạnh. Khi tắm bằng nước lạnh, mạch ngoài da co lại và mạch nội tạng giãn ra sẽ làm tăng nguy cơ tử vong.

Như vậy, để quyết định có tắm cho bệnh nhân hay không, cần tùy thuộc vào mức độ bệnh và giai đoạn bệnh. Đồng thời khi tắm cần đảm bảo đúng theo những lưu ý nêu trên để đảm bảo an toàn cho người bệnh.

Bị sốt xuất huyết có được uống nước lạnh không

Tham khảo sốt uống nước gì là điều nên làm nhưng người bệnh cũng cần phải biết uống nước thế nào cho đúng thì mới đạt được tác dụng như mong muốn.

– Khi bị sốt, mỗi ngày cần bù thêm cho cơ thể một lượng nước khoảng 1.5 – 2l. Có thể lựa chọn các loại sau: nước trái cây, dung dịch oresol,… để hạ nhiệt, thanh lọc cơ thể.

 

Sốt uống nước gì và uống như thế nào cần được tìm hiểu để thực hiện cho đúng

– Mỗi lần chỉ uống lượng nước vừa phải chứ không uống dồn dập nhiều nước một lúc, tránh gây sốc.

– Khi bị sốt, nên tránh uống một số loại nước:

+ Đồ uống có cồn: khiến cơ thể háo và mất nước nhanh hơn nên tăng nguy cơ khiến cơn sốt kéo dài lên.

+ Nước lạnh: làm co mạch máu, tác động xấu đến quá trình lưu thông máu, tăng thân nhiệt, viêm họng, tăng nguy cơ đau đầu,…

+ Nước trà xanh: làm cho não bị kích thích, tăng đường huyết nên làm nhiệt độ cơ thể tăng lên, giảm tác dụng của thuốc hạ sốt.

Sốt xuất huyết có được truyền nước không ?

Khi mắc sốt xuất huyết, cơ thể người bệnh thường mất nước rất nhanh chóng do sốt cao và liên tục, đồng thời cảm thấy vô cùng mệt mỏi và yếu ớt. Rất nhiều người đã nghĩ đến việc truyền nước để giải quyết tình trạng này. Vậy, sốt xuất huyết có nên truyền nước không?

Thông thường trong 3 ngày đầu tiên, người bệnh thường có biểu hiện mất nước. Lúc này, nhiều người bệnh thường nghĩ tới biện pháp truyền dịch để bù nước cho cơ thể. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo, người bệnh không nên truyền nước trong giai đoạn này, nguyên nhân là do cơ thể đang sốt cao, phản ứng của cơ thể rất mạnh mẽ nên dễ dẫn tới tình trạng sốc có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Việc truyền nước cho bệnh nhân sốt xuất huyết cần được diễn ra tại các cơ sở y tế,  có nhân viên y tế theo dõi và theo chỉ định của bác sĩ điều trị.

Các bác sĩ khuyên, nếu người bệnh còn ăn uống được thì nên bù nước bằng cách uống nhiều nước lọc, nước cam, nước dừa, nước ép rau củ quả, nước điện giải oresol; ăn cháo, soup, canh hầm nhừ… Nếu người bệnh không ăn uống được, nôn nhiều thì có thể truyền nước nhưng cần có chỉ định của bác sĩ. Người bệnh sốt xuất huyết tuyệt đối không được truyền dịch đạm hoặc có pha vitamin vì sẽ rất dễ bị sốc. Trong quá trình truyền nước, bệnh nhân cần được theo dõi sát xao, nếu xuất hiện các triệu chứng như rét run, tăng thân nhiệt thì phải ngừng truyền ngay và báo cho bác sĩ điều trị biết tình hình để có biện pháp xử trí kịp thời, đúng cách.
Sau quá trình điều trị, dù cơ thể vẫn còn mệt mỏi nhưng tuyệt đối không được truyền nước. Nguyên nhân là do đây là giai đoạn cơ thể thừa nước, truyền dịch vào có thể gây phù phổi, cấp cứu không kịp có thể gây tử vong.

Lưu ý: Việc truyền nước cho bệnh nhân sốt xuất huyết cần được diễn ra tại các cơ sở y tế,  có nhân viên y tế theo dõi và theo chỉ định của bác sĩ điều trị. Người bệnh không nên tự ý truyền nước mà không có chỉ định của bác sĩ và tuyệt đối không nên truyền dịch tại nhà.

Phát ban sốt xuất huyết bao lâu thì khỏi

Không còn xuất hiện thêm các nốt phát ban sốt xuất huyết ngứa

Thông thường, bệnh sốt xuất huyết sẽ tự hết trong vòng 7 ngày. Từ khi khởi phát sốt đến khi xuất hiện các nốt phát ban trên người là khoảng 2 – 3 ngày. Khoảng từ 3 đến 4 ngày sau đó, các nốt phát ban sốt xuất huyết ngứa sẽ liên tục xuất hiện và ngày càng dày đặc hơn. Đây là một trong dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy bệnh vẫn đang tiến triển.

Phát ban sốt xuất huyết bao lâu thì khỏi tùy thuộc vào thời điểm khi cơ thể bệnh nhân không xuất hiện thêm những nốt mẩn đỏ xuất huyết mới.

Cơ thể giảm mệt mỏi

Biểu hiện sốt cao từ 39oC trở lên trong 2 – 3 ngày liên tiếp là dấu hiệu cảnh báo bệnh nhân có thể đã mắc sốt xuất huyết. Lúc này, cần nhanh chóng chuyển người bệnh đến cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán chính xác. Thông thường, giai đoạn nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết có dấu hiệu là những cơn sốt cao liên miên kéo dài trong 3 ngày đầu tiên, từ 2 – 3 ngày tiếp theo là thời gian những biến chứng nguy hiểm có khả năng sẽ xuất hiện, cơ thể bệnh nhân mệt mỏi, suy kiệt rõ.

Nếu đã qua 1 tuần kể từ khi khởi phát sốt mà bệnh nhân cảm thấy cơ thể dần khỏe mạnh hơn nghĩa là bệnh đang hồi phục, biểu hiện phát ban sốt xuất huyết cũng không còn xuất hiện nữa.

Lượng bài tiết nhiều hơn

Sốt xuất huyết khiến cho cơ thể bệnh nhân bị mất nước trầm trọng, dẫn đến lượng nước tiểu tiết ra ít, đôi khi chỉ bằng một phần rất nhỏ so với mọi khi. Đó là lý do người bệnh sốt xuất huyết nên bổ sung nước và điện giải để bù lại cho lượng mất đi.

Khi bệnh nhân có thể đi ngoài gần như bình thường, kèm theo đó là lượng nước tiểu nhiều hơn và xấp xỉ đến lượng như trước khi mắc sốt xuất huyết thì đó cũng là dấu hiệu cho thấy sốt xuất huyết sắp khỏi.

Ăn ngon hơn

Bị sốt xuất huyết dù nặng hay nhẹ đều sẽ khiến cơ thể bệnh nhân suy kiệt, mệt mỏi và chán ăn, thậm chí nhiều trường hợp người bệnh chỉ có thể uống nước, húp cháo.

Nếu một ngày bệnh nhân cảm thấy có khả năng ăn được, cảm giác muốn ăn, thèm ăn, ăn uống ngon miệng hơn thì chứng tỏ dấu hiệu sốt xuất huyết đang có chiều hướng thuyên giảm.