Những ai cần xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

5/5 - (1 bình chọn)

Trong thời gian mang thai, người phụ nữ cần quan tâm, theo dõi sức khỏe và sự phát triển của thai nhi thường xuyên , Một trong những vấn đề bạn cần thực hiện đó là xét nghiệm tiểu đường thai kỳ để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và thai nhi , Vậy Những ai cần xét nghiệm tiểu đường thai kỳ?

Tiểu đường thai kỳ

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đái tháo đường thai kỳ (hay tiểu đường thai kỳ) “là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào, khởi phát hoặc được phát hiện lần đầu tiên trong lúc mang thai”. Tình trạng này thường không có triệu chứng nên khó phát hiện và sẽ biến mất sau 6 tuần kể từ khi sinh.

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc tiểu đường thai kỳ:

  • Thừa cân, béo phì.
  • Tiền sử gia đình: Có người bị đái tháo đường, đặc biệt là người đái tháo đường thế hệ thứ nhất.
  • Tiền sử sinh con ≥ 4000g.
  • Tiền sử bất thường về dung nạp glucose bao gồm tiền sử đái tháo đường thai kỳ trước, glucose niệu dương tính.
  • Tuổi càng cao thì nguy cơ càng tăng, ≥ 35 tuổi là yếu tố nguy cơ cao của đái tháo đường thai kỳ.
  • Tiền sử sản khoa bất thường: thai chết lưu không rõ nguyên nhân, sẩy thai liên tiếp không rõ nguyên nhân, sanh non, thai dị tật.
  • Chủng tộc: Châu Á là chủng tộc có nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ cao.
  • Hội chứng buồng trứng đa nang.

Bệnh tiểu đường thai kỳ chiếm từ 3-7% tổng số phụ nữ mang thai, có nhiều nguy cơ cho người mẹ và thai nhi nếu không được theo dõi và điều trị đúng cách.

tiểu đường thai kỳ
Bệnh tiểu đường thai kỳ chiếm từ 3-7% tổng số phụ nữ mang thai

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ nhịn ăn bao lâu

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có phải nhịn ăn không là thắc mắc của khá nhiều mẹ bầu khi lần đầu làm xét nghiệm đường huyết. Theo các bác sĩ tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, để có một kết quả xét nghiệm chính xác thì mẹ bầu cần nhịn ăn 8-12 tiếng trước khi lấy máu, thời điểm xét nghiệm tốt nhất là vào buổi sáng. Nhân viên y tế sẽ lấy mẫu máu đầu tiên để kiểm chỉ số đường huyết lúc đói, sau đó mẹ bầu sẽ làm thêm xét nghiệm dung nạp glucose để có kết quả chính xác nhất.

xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có phải nhịn ăn không
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ cần phải nhịn ăn để kết quả được chính xác nhất

Cụ thể: Sau khi lấy máu xét nghiệm đường huyết lúc đói, mẹ bầu sẽ được uống 75g glucose trong 5 phút và được lấy thêm 2 mẫu máu để đo đường huyết tại các thời điểm sau uống glucose 1 giờ, 2 giờ. Nếu một trong các mẫu máu bằng hoặc cao hơn giới hạn cho phép thì thai phụ đã mắc tiểu đường thai kỳ. Lúc này bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên và xây dựng phác đồ điều trị bệnh hợp lý để giảm thiểu biến chứng cho mẹ, thai nhi.

Ngoài việc xét nghiệm tiểu đường thai kỳ phải nhịn ăn, mẹ bầu cũng nên tránh sử dụng các chất kích thích (trà, cà phê…) trước ngày làm xét nghiệm để có kết quả xét nghiệm chính xác nhất.

Không xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có sao không

Các bác sĩ khuyến cáo không nên bỏ qua việc xét nghiệm tiểu đường thai kỳ, bởi đây là biện pháp kiểm tra cần thiết để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho cả mẹ bầu và thai nhi . Tiểu đường thai kỳ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nên nếu bỏ qua sẽ không lường trước được những nguy cơ xảy đến.

Biến chứng với mẹ bầu

Biểu hiện rõ nhất với các mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ đó là huyết áp tăng cao, sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Không những vậy, nhiều mẹ bầu còn phải đối mặt hiện tượng tiền sản giật. Do đó, một số mẹ bầu khi bị tiểu đường thai kỳ thường được bác sĩ khuyên nên sinh mổ thay vì sinh thường.

Vì thế nếu không xét nghiệm tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu rất khó phát hiện tình trạng bệnh của mình. Thậm chí, nếu không có sự can thiệp kịp thời, sau khi sinh nở, mẹ bầu có thể mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2.

Biến chứng với thai nhi

Khi mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ, thai nhi có nhiều khả năng sẽ to quá mức và đối mặt với tình trạng sinh non. Điều này khiến sức khỏe của trẻ yếu hơn so với các em bé sinh đủ tháng.

Ngoài ra, trẻ sau sinh còn có thể gặp phải tình trạng suy hô hấp cấp hoặc hạ đường huyết, gây ra các hiện tượng như co giật và giảm sút sức đề kháng.

Khi mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, em bé sinh ra có nhiều nguy cơ bị béo phì, mắc bệnh đái tháo đường type 2. Nghiêm trọng hơn, tiểu đường thai kỳ còn có thể đe dọa tính mạng của thai trong bụng mẹ, gây ra tình trạng thai lưu.

Do đó, việc xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là vô cùng quan trọng và cần thiết mà mẹ bầu không nên bỏ qua để đảm bảo sức khỏe, sự phát triển bình thường của em bé.

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ bao nhiêu tiền

Giá tiền của xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tùy thuộc vào cơ sở Sản phụ khoa và loại phương pháp tại cơ sở đó áp dụng. Thông thường giá xét nghiệm đường huyết loại 50gr glucose sau 1 giờ dao động từ 50.000 – 80.000 VNĐ. Các xét nghiệm dung nạp glucose dao động từ 200.000 – 300.000 VNĐ.

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ bao nhiêu tuần

Để tránh được những hậu quả nguy hiểm mà tiểu đường thai kỳ gây ra, việc xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là điều hết sức cần thiết để bảo đảm an toàn cho mẹ và bé trong thời kỳ mang thai.

Thời điểm thực hiện xét nghiệm chẩn đoán tiểu đường thai kỳ lần đầu ở giai đoạn tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ đối với phụ nữ không được chẩn đoán đái tháo đường trước đó.

Phụ nữ có thai kỳ sau sinh từ 4 đến 12 tuần, cần xét nghiệm để chẩn đoán đái tháo đường thật sự bền vững. Các bác sĩ sẽ dùng nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống và các tiêu chuẩn chẩn đoán không mang thai phù hợp trên lâm sàng.

Phụ nữ có tiền sử đái tháo đường thai kỳ nên thực hiện xét nghiệm để phát hiện sự phát triển đái tháo đường hay tiền đái tháo đường ít nhất 3 năm một lần. Phụ nữ có tiền sử đái tháo đường thai kỳ, sau đó được phát hiện có tiền đái tháo đường cần được điều trị và có lối sống tích cực để phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Kinh nghiệm đi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Để có thể theo dõi được lượng đường huyết trong giai đoạn mang thai, mọi người cần tìm hiểu và nắm được cách thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại nhà. Tùy nhu cầu sử dụng, chị em có thể theo dõi bằng máy đo đường huyết cầm tay tại nhà hoặc sử dụng dịch vụ lấy mẫu máu xét nghiệm tận nhà của các cơ sở y tế.

Nhìn chung, kết quả thu được từ máy đo đường huyết thường phản ánh khá chính xác nồng độ đường trong máu của thai phụ. Các thao tác thực hiện khá đơn giản, mẹ bầu chỉ cần lấy mẫu máu xét nghiệm ở đầu ngón tay, đưa và đầu que thử và đợi kết quả thu được. Trong trường hợp kết quả thu được lớn hơn 120mg/dL, tương đương 7mmol/ L, cần được đo 2 lần liên tiếp, các bạn nên đi khám tại cơ sở y tế để được chẩn đoán xác định. Đây là tín hiệu cho thấy bạn có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ và cần đi điều trị kịp thời.

Dùng máy đo đường huyết cho kết quả tương đối chính xác

Dùng máy đo đường huyết cho kết quả tương đối chính xác

Bên cạnh đó, chị em có thể sử dụng máy xét nghiệm HbA1C tại nhà, các bước làm tương tự như khi dùng máy đo đường huyết. Nếu bạn nhận kết quả xét nghiệm trên 6.5% thì nguy cơ mắc bệnh tương đối cao và mẹ bầu cần đi khám và chữa trị bệnh càng sớm càng tốt.

Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ

 

Dấu hiệu của bệnh đái tháo đường thai kỳ?

Sự thay đổi sinh lý trong cơ thể người mẹ khi mang thai có thể gây nên đái tháo đường thai kỳ với đặc điểm là đường huyết tăng cao trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba ở người phụ nữ trước đó không có bệnh đái tháo đường.

Đái tháo đường thai kỳ chỉ xuất hiện một thời gian ngắn và tự hết sau khi em bé chào đời. Nếu bệnh không được điều trị thích hợp sẽ gây nên những biến chứng bất lợi cho mẹ và bé ngay khi sinh và cả khi trưởng thành. Một khi bị đái tháo đường thai kỳ, người mẹ và em bé có nguy cơ bị đái tháo đường típ 2 thực sự sau này. Khoảng một nửa các bà mẹ đái tháo đường thai kỳ bị đái tháo đường típ 2 sau 10 – 20 năm. Những em bé có mẹ bị đái tháo đường thai kỳ thường sinh ra nặng ký hơn các bé bình thường nên tỷ lệ sang chấn khi sinh đường âm đạo hoặc sinh mổ cũng cao hơn. Các em bé này cũng dễ gặp phải các vấn đề khác như hạ đường huyết sau sinh, suy hô hấp, vàng da sơ sinh và béo phì. Có nhiều yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ bị đái tháo đường thai kỳ, bao gồm:

  • Thừa cân hoặc béo phì
  • Lớn tuổi (hơn 35)
  • Đã từng bị đái tháo đường thai kỳ trước đó
  • Trong gia đình có người bị đái tháo đường típ 2
  • Chủng tộc gốc Latinh, người Mỹ gốc Phi, người Mỹ bản địa hoặc gốc đảo Thái Bình Dương

Những dấu hiệu đầu tiên của bệnh thường dễ bị bỏ qua do trùng với các triệu chứng thường gặp khi mang thai. Do đó, chỉ có xét nghiệm tầm soát ở tuần thai 24 – 28 là cách sớm nhất chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ. Nếu bạn nghi ngờ mình mắc bệnh, đừng ngần ngại đến bác sĩ khám sớm nhất có thể. Các triệu chứng của bệnh bao gồm:

  • Mệt lả
  • Đi tiểu nhiều
  • Khát nước nhiều
  • Nhìn mờ
  • Nhiễm nấm miệng kéo dài
  • Tăng huyết áp

Khi mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ, thay đổi chế độ ăn và tập vận động là hai phương pháp điều trị cơ bản. Do đó, bạn cần sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để thiết lập chế độ ăn uống và luyện tập hợp lý cũng như cách tự theo dõi đường huyết tại nhà. Trong một số ít trường hợp đường huyết không kiểm soát được bằng chế độ ăn và vận động, bạn cần điều trị hỗ trợ thêm bằng insulin.

Đái tháo đường thai kỳ sẽ khỏi hẳn sau sinh, nhưng nguy cơ của đái tháo đường típ 2 thật sự sau này vẫn còn đó. Vì thế, bạn hãy chăm tập luyện thể thao và có chế độ ăn hợp lý để làm giảm nguy cơ này.

Đồng thời, để tự bảo vệ mình, bạn nên chú ý nếu có bất kỳ dấu hiệu nào ở trên bạn hãy đi khám để được bác sĩ tư vấn ngay nhé. Theo dõi và khám thai định kỳ là điều cần thiết giúp quá trình mang thai an toàn, khỏe mạnh cho cả mẹ và bé. Ngoài ra, việc khám sức khỏe định kỳ và tầm soát bệnh theo các hướng dẫn sức khỏe cũng giúp chẩn đoán sớm đái tháo đường típ 2 sau sinh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!