Dị ứng xi măng

Bình chọn

Dị ứng xi măng là 1 loại dị ứng không hiếm gặp, nhất là các công nhân xây dựng, Đây là tình trạng người bệnh khi tiếp xúc với xi măng trong thời gian dài gây ra tình trạng viêm da dị ứng. Bản thân xi măng có nhiều thành phần hoá học, khi tiếp xúc chúng có khả năng ăn mòn trên da rất mạnh. Do đó, khi bạn tiếp xúc với xi măng thường xuyên, liên tục trong thời gian dài sẽ gây ra tình trạng ăn mòn cấu trúc da.

Các vị trí thường gặp khi bị dị ứng xi măng đó là:

  • Tay;
  • Lòng bàn tay;
  • Bắp chân;
  • Lòng bàn chân;

Không giống như tình trạng dị ứng hải sản hay lông động vật thông thường, dị ứng xi măng không có biểu hiện ngay mà thường sau khoảng từ 3 tháng thậm chí là 1 năm tiếp xúc thường xuyên với xi măng mới có tác động.

Triệu chứng dị ứng này có thể kéo dài vĩnh viễn nếu như không có cách chữa dị ứng xi măng hay không có các biện pháp bảo vệ khi tiếp xúc.

Bị dị ứng xi măng bôi thuốc gì ?

Thuốc bôi là loại thuốc phổ biến nhất trong việc điều trị dị ứng xi măng. Vì chúng có tiếp xúc trực tiếp với các vết thương cho nên dễ ngấm vào da, quá trình phục hồi nhanh chóng.

dị ứng xi măng

 

Bị dị ứng xi măng bôi thuốc gì? Thuốc bôi có chứa thành phần Corticoid

Phổ biến nhất chính là những loại thuốc bôi có thành phần Corticoid. Loại thuốc này có tác dụng giảm phù nề, sưng tấy, chống viêm nhiễm trên da. Ban đầu người bệnh thường được chỉ định sử dụng Corticoid dạng hồ nước hoặc gel để nhanh làm lành các tổn thương cũng như giúp vùng da nhanh khô lại sau đó mới bôi Corticoid dạng kem.

Một số loại thuốc có chứa thành phần Corticoid dùng để chữa dị ứng xi măng chính là Hydrocortisone, Dexamethasone fluocinolone, Betamethasone,…

Lưu ý, trước khi sử dụng những loại thuốc dạng kem bôi ngoài da thì chúng ta cần phải vệ sinh sạch vùng da bị tổn thương. Sau khi bôi thuốc xong cần phải rửa tay để tránh lây nhiễm sang các vùng da khác.

Ngoài ra, chúng ta còn có thể sử dụng các loại kem dưỡng ẩm có chứa hàm lượng vitamin C và A để làm mềm, làm ẩm các vết chai sần hỗ trợ làm lành các vết thương nhanh hơn. Nếu tình trạng có nguy cơ bội nhiễm thì còn cần sử dụng các loại thuốc bôi có thành phần kháng sinh để ngăn ngừa khả năng nhiễm trùng máu cũng như nhiều biến chứng nguy hiểm.

Cây thuốc trị dị ứng xi măng – Cách chữa dị ứng xi măng tại nhà

1. Thuốc nam trị dị ứng xi măng 

  • Cách chữa dị ứng xi măng bằng lá khế

Lá khế có tác dụng trừ độc, thanh nhiệt, tiêu viêm được sử dụng rất phổ biến trong các bài thuốc nam chữa dị ứng xi măng giúp giảm cơn ngứa ngoài da.

– Cách sử dụng như sau: Ngâm 1 nắm lá khế tươi với nước muối rồi cho vào nồi đun sôi nhỏ lửa. Đun khoảng 5 phút thì tắt bếp để nguội bớt.

Tiếp đó, vệ sinh sạch sẽ vùng da bị dị ứng di xăng bằng nước sạch sau đó ngâm trong nước lá khế khoảng 10 phút. Phần bã lá khế dùng để chà nhẹ lên da.

Thực hiện mẹo chữa dị ứng xi măng bằng lá khế đều đặn hàng ngày để nhanh chóng cải thiện các triệu chứng khó chịu do dị ứng xi măng gây ra.

Lá khế có tác dụng trừ độc, thanh nhiệt, tiêu viêm được sử dụng rất phổ biến trong các bài thuốc nam chữa dị ứng xi măng

  • Cách điều trị dị ứng xi măng bằng lá tía tô 

Trong lá tía tô có chứa các dưỡng chất giúp giảm sưng, giảm ngứa và kháng viêm hiệu quả. Nêu đang băn khoăn không biết dị ứng xi măng chữa bằng cách nào hiệu quả, bạn có thể thực hiện theo cách dưới đây:

– Chuẩn bị: 30g lá tía tô tươi.

– Cách thực hiện: Rửa sạch lá tía tô rồi cho vào đun cùng 1 lít trong khoảng 20 phút. Phần nước bạn pha loãng để ngâm hoặc tắm; phần bã dùng để chà nhẹ nhàng lên vùng da bị dị ứng xi măng. Thực hiện mỗi ngày 1 lần để đạt hiệu quả như mong muốn.

2. Dị ứng xi măng chữa trị bằng thuốc bắc 

– Bài thuốc 1: Ké đầu ngựa 8g, bồ công anh 15g, địa phu tử 8g, kim ngân hoa 9g, cúc hoa 9g, sinh cam thảo 5g. Mỗi ngày sắc 1 thang, chia 2-3 lần uống hết trong ngày.

– Bài thuốc 2: Lá đơn tướng quân 15g, kim ngân hoa 12g, sài đất 12g, cỏ nhọ nồi 12g, thổ phục linh 12g, núc nác 8g, đan bì 10g, đương quy vĩ 10g, xích thược 10g. Mỗi ngày sắc 1 thang và uống hết trong ngày.

– Bài thuốc 3: Ké đầu ngựa 15g, muồng trâu 10g, kinh giới huệ 10g, cỏ mần trầu 15g, cam thảo đất 10g, bạc hà 10g, cây cứt lợn 10g, nghể bà 10g, bèo tai tượng 10g. Mỗi ngày sắc 1 thang và uống hết trong ngày.

Mẹo chữa xi măng ăn tay

Thuốc tây y chữa dị ứng xi măng

Thuốc uống chữa dị ứng xi măng thường được dùng là KetofHEXAN. Đây là thuốc ức chế histamin – chất gây dị ứng nên cải thiện được triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ do dị ứng gây ra. Liều dùng tham khảo là uống mỗi ngày 1 viên trong 3 ngày đầu tiên, uống 2 viên mỗi ngày trong các ngày tiếp theo và uống liên tục trong vòng 1 – 2 tháng.

 

Thuốc bôi ngoài cũng được sử dụng để điều trị dị ứng xi măng, trong trường hợp này là thuốc mỡ bôi có chứa chất bạt sừng, corticoit, thuốc kháng sinh, thuốc kháng nấm hoặc thuốc làm ẩm, làm mềm da. Các thuốc này được sử dụng vào buổi tối, sau khi đã vệ sinh chân tay sạch sẽ. Tuy nhiên liều lượng còn tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của tình trạng dị ứng.

Tiêm K-cort như Pharmacort, Triamvirgi, Triamcinolon,…được tiêm để làm giảm ngứa có tác dụng khá lâu dài (trong khoảng 5 – 6 tháng). Nhưng thuốc này chỉ có hiệu quả trong lần đầu tiên, về sau dần mất tác dụng. Việc tiêm thuốc nên được bác sĩ có chuyên môn chỉ định và thực hiện bởi người có chuyên môn.

Lưu ý là việc sử dụng những loại thuốc tây y nên được thăm khám và chỉ định từ bác sĩ có chuyên môn. Không nên tự ý sử dụng vì một số thuốc kể trên có thể gây nên tác dụng phụ là buồn ngủ, suy nhược cơ thể, teo cơ, bội nhiễm,…nếu như lạm dụng trong thời gian dài.

Viêm da tiếp xúc dị ứng xi măng

Dị ứng xi măng là tình trạng viêm da tiếp xúc, do cơ thể tiếp xúc với xi măng trong một thời gian dài, thường từ 3 tháng đến 1 năm. Đây là một tình trạng viêm da có tham gia của yếu tố dị ứng và yếu tố gây kích ứng là Crom hóa trị 6 có trong xi măng.

Năm 1966, Kligman đã chứng minh được potassiun dichromate có trong xi măng là một hapten cực mạnh có thể kích ứng viêm da dị ứng tiếp xúc thì người ta đã có một số biện pháp dự phòng bằng cách cho sulfate sắt vào xi măng để làm giảm lượng Crom hoá trị 6 hoà tan trong nước, và như thế sẽ làm giảm tính kích ứng của xi măng.

Việc sử dụng test áp da với dầu potassiun dichromate 0,5% để phát hiện những người bị dị ứng tiếp xúc với xi măng để có biện pháp dự phòng một cách hiệu quả.

2. Triệu chứng:

Trên bề mặt da, thường là nơi tiếp xúc trực tiếp với xi măng có các tổn thương sau: Ngứa, khô da, da bong vảy, mụn nước, sẩn đỏ, nứt rạn da hoặc sừng hóa, lở loét bội nhiễm, mụn mủ…

+ Sẩn đỏ, mụn nước và ngứa (viêm cấp, chiếm 12 %).

+ Giai đoạn xuất tiết trên nền đỏ, có vẩy tiết, nhẵn da và dày da (viêm bán cấp, chiếm 30 %).

+ Giai đoạn khô da, bong vẩy, nứt rạn da… thậm chí bội nhiễm, lỡ loét (viêm mạn, chiếm 58 %).

Vị trí viêm da tiếp xúc với xi măng thường ở đầu các ngón tay, mu bàn tay là chủ yếu, chiếm tỷ lệ 100 % các trường hợp dị ứng xi măng ở nhóm công nhân xây dựng, ở vị trí chân và bàn chân ở công nhân sản xuất xi măng cao hơn.

Bệnh thuyên giảm khi ngưng tiếp xúc và dễ tái phát khi tiếp xúc với xi măng trở lại, không có tiền sử viêm da thể tạng.

3.Cơ chế dị ứng xi măng

Dị ứng xi măng chính là viêm da dị ứng tiếp xúc với hợp chất crom hoá trị 6 hoà tan trong nước có trong xi măng và đóng vai trò như một hapten. Phản ứng dị ứng là một rối loạn quá mẫn của hệ miễn dịch. Phản ứng dị ứng xảy ra để chống lại một chất nào đó trong môi trường được gọi là chất gây dị ứng

Đứng về phương diện miễn dịch, quá trình kích ứng một quá mẫn muộn tiếp xúc diễn ra khoảng một đến hai tuần sau; thời gian để các tế bào lympho đặc hiệu lưu thông đầy đủ qua tuần hoàn máu và bạch huyết. Vì thế cho nên dị ứng xi măng không có ở những người thỉnh thoảng có tiếp xúc với xi măng, mà chỉ có ở công nhân xây dựng, công nhân sản xuất xi măng.

Theo SNAIF (Swiss National Accident Insurance Fund), viêm da tiếp xúc thường xảy ra vào những năm đầu của quá trình lao động nghề nghiệp. Điều này phần nào giải thích viêm da tiếp xúc với xi măng chiếm tỷ lệ cao ở độ tuổi 18 đến 29 tuổi. Mặt khác theo J. Thyssen, ngoài một số yếu tố nguy cơ như mức độ phơi nhiễm, tần suất tiếp xúc, vùng tiếp xúc… viêm da tiếp xúc với xi măng còn bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời gian tiếp xúc trong nghề nghiệp. Điều này phần nào giải thích viêm da tiếp xúc với xi măng chiếm tỷ lệ cao ở độ tuổi 50 đến 59 tuổi vì độ tuổi này có thời gian tiếp xúc lâu nhất.

4.Viêm da tiếp xúc với xi măng: Điều trị

Viêm da tiếp xúc với xi măng (dị ứng xi măng) chỉ cần không tiếp xúc với xi măng nữa là khỏi, nhưng do mưu sinh buộc phải theo nghề xây dựng, hoặc là công nhân nhà máy xi măng, nên mục tiêu điều trị là hạn chế hiện tượng lở loét, ngứa ở mức độ chịu đựng được để vẫn tiếp tục tiếp xúc với xi măng.

Các biện pháp thường sử dụng là:

Vệ sinh trong và sau khi tiếp xúc với xi măng

Sau thời gian lao động không tiếp xúc với xi măng nữa (thường là buổi tối) rửa chân tay và tắm rửa sạch bằng nước sạch nhiều lần, có thể dùng acid loãng như vỏ chanh cam chà xát mạnh làm tẩy sạch chất kiềm còn lại trên da.

Giữ ẩm và phục hồi hàng rào bảo vệ da: sử dụng các sản phẩm rửa tay dịu nhẹ, bôi các loại kem giữ ẩm và phục hồi hàng rào bảo vệ trên da sau mỗi lần rửa tay vào buổi tối khi đi ngủ, lúc nghỉ ngơi (thời gian không phải tiếp xúc với xi măng).

Thuốc kháng viêm, kháng ngứa, ức chế miễn dịch và làm mềm da: Được bác sỹ chỉ định dựa vào mức độ tổ tương giai đoạn bệnh. các thuốc này có thể dưới dạng thuốc bôi, thuốc uống, hoặc tiêm trực tiếp vào  vị trí tổn thương.

 5. Viêm da tiếp xúc với xi măng: Phòng bệnh

Biện pháp bảo hộ lao động hạn chế tiếp xúc với xi măng chỉ được tôn trọng và thực hiện tốt đối với công nhân sản xuất xi măng, đối với công nhân xây dựng thường xem nhẹ và còn do nó hạn chế các thao tác làm việc.

error: Content is protected !!