Đau dây thần kinh tọa kiêng ăn gì ?

Bình chọn

Đau dây thần kinh tọa kiêng ăn gì ? Đau thần kinh tọa là bệnh mạn tính hiện đang phổ biến tại Việt Nam đặc biệt là đối với những người thường có thói quen ngồi lâu hoặc làm việc nặng nhọc. Ngoài điều trị bằng thuốc thì chế độ ăn uống cũng là yếu tố quan trọng để cải thiện tình trạng bệnh.

Đau dây thần kinh tọa kiêng ăn gì

Các bài tập chữa đau dây thần kinh tọa

Các bài tập giúp giảm đau sẽ tập trung vào hai vấn đề chính, đó là cải thiện, tăng cường sức mạnh vùng lưng, và tăng sự dẻo dai của vùng thắt lưng hông và nhóm cơ đùi sau.

  • Hệ thống cơ xung quanh cột sống và cơ vùng bụng có thể quá yếu, hoặc co thắt cơ quá mức, khiến cột sống và cơ thể không được hỗ trợ ở đúng mức cần thiết. Tư thế không tốt kèm theo sự đáp ứng không phù hợp của các cơ tác động vào trạng thái của cột sống, dẫn tới tăng nguy cơ bị đau vùng lưng dưới và đau thần kinh tọa. Các bài tập nhẹ nhàng làm tăng sức mạnh đối với vùng lưng sẽ giúp cải thiện tư thế và khả năng đáp ứng của cột sống, làm giảm khả năng xảy ra cũng như giảm mức độ nặng của đau lưng và đau dây thần kinh tọa. Nếu đang trong thời gian hồi phục đau thần kinh tọa, bệnh nhân nên tránh những hoạt động có nguy cơ va chạm cao, chẳng hạn như chạy bộ hay chơi các môn thể thao nặng chạy nhảy nhiều.
  • Các cơ vùng đùi sau, cơ vùng mông và vùng hông cứng sẽ ảnh hưởng tới tư thế và làm tăng áp lực lên vùng lưng dưới, từ đó tác động tới tình trạng đau thần kinh tọa. Nhóm cơ đùi sau (hamstrings) bao gồm cơ nhị đầu đùi, cơ bán gân và cơ bán màng, còn nhóm cơ mông (gluteus) bao gồm cơ mông lớn, cơ mông nhỡ và cơ mông bé. Đa số các trường hợp đau thần kinh tọa sẽ có đáp ứng giảm đau rõ rệt đối với các bài tập giãn cơ vùng hông và các cơ đùi sau, đồng thời làm giảm nhẹ tình trạng co thắt ở cơ hình lê. Không vận động trong thời gian dài hoặc ngồi quá lâu làm tăng áp lực lên cơ hình lê, khiến tình trạng đau xuất hiện và ngày càng trầm trọng hơn.
Bài tập giúp giảm đau thần kinh tọa tại nhà

Bệnh nhân đau thần kinh tọa có thể tham khảo các bài tập giãn cơ dưới đây:

  • Bài tập giãn cơ 1:
    • Nằm thẳng người trên mặt phẳng cứng, co hai đầu gối, hai bàn chân chống xuống sàn.
    • Nâng chân bên trái lên, bắt chéo sang bên phải ở vị trí phía trên của đầu gối bên phải.
    • Giữ nguyên vị trí của đùi chân bên phải, từ từ kéo dần chân bên trái lên phía ngực cho tới khi cơ thể cảm nhận được có sự giãn cơ ở vùng mông.
    • Giữ nguyên tư thế trong vòng từ 10 tới 30 giây.
    • Lặp lại động tác, nhưng với bên chân còn lại.
  • Bài tập giãn cơ 2:
    • Nằm thẳng người trên mặt phẳng cứng, hai chân duỗi thẳng.
    • Dùng một bên tay nâng đầu gối phía bên đối diện, kéo dần dần đầu gối về phía vai của bên tay đó.
    • Giữ nguyên tư thế trong vòng từ 10 tới 30 giây.
    • Lặp lại động tác, nhưng đổi bên.
  • Bài tập giãn cơ 3:
    • Ngồi trên mặt phẳng cứng, hai chân duỗi thẳng hoàn toàn.
    • Gập chân phải lại, đưa về phía thân mình sao cho mắt cá chân ngoài nằm phía trên của đầu gối bên trái.
    • Cúi gập người về phía trước, sao cho phần thân trên chạm được tới đùi.
    • Giữ nguyên tư thế trong vòng từ 15 tới 30 giây.
    • Lặp lại động tác, nhưng đổi bên chân.
  • Bài tập giãn cơ 4:
    • Quỳ trên mặt phẳng cứng, hai bàn tay chống xuống mặt sàn.
    • Nâng toàn bộ chân phải lên, đưa ra phía trước, rồi đặt toàn bộ đùi, cẳng chân, bàn chân lên mặt sàn (phần cẳng chân nên ở vị trí bắt chéo vuông góc với thân mình, bàn chân thẳng góc với cẳng chân).
    • Chân trái duỗi thẳng tối đa ra phía sau, đầu gối và mũi bàn chân trái chống xuống sàn, gót chân trái hướng lên trời.
    • Thả lỏng dần lực đỡ của tay, để cơ thể sẽ được đỡ hoàn toàn bằng chân. Gập người về phía trước, xuống sát chân.
    • Hít vào một hơi thật sâu. Khi thở ra, chống tay nâng dần cơ thể lên, trở về tư thế ban đầu.
    • Lặp lại động tác với bên đối diện.

Trong quá trình tập luyện, bệnh nhân nên lưu ý tới sự an toàn của bản thân, bởi khả năng tập luyện, sự dẻo dai của mỗi cá nhân là khác nhau. Hãy chọn cho mình bài tập phù hợp, nâng dần độ khó theo thời gian, đồng thời kiên trì luyện tập để đạt được hiệu quả cao nhất.

Mẹo chữa đau thần kinh tọa

1. Xoa bóp, bấm huyệt: Cách chữa đau thần kinh tọa đơn giản nhất

Đây được cho là liệu pháp chữa đau thần kinh tọa đơn giản và hiệu quả, cũng không cần dùng thuốc. Khi bị đau, bạn có thể nhờ đến các chuyên gia áp dụng các bước xoa bóp dưới đây để khắc phục tình trạng đau nhức:

 

Xoa bóp giúp giảm đau thần kinh tọa hiệu quả

– Người bệnh nằm sấp sau đó sẽ được xoa vuốt theo dọc đường đi của dây thần kinh tọa, từ thắt lưng xuống mông, đùi rồi cẳng chân nhằm giãn cơ do dây thần kinh chi phối.

– Kỹ thuật viên sẽ dùng 3 ngón tay khép sát lại rồi day miết lên những khối cơ ở lưng, mông, đùi và gót chân của người bệnh. Động tác này có thể giúp thư giãn, làm mềm cơ, giảm tình trạng co cứng – nguyên nhân gây áp lực lên dây thần kinh tọa và khiến người bệnh bị đau.

– Nắm 2 bàn tay và dùng các khớp tay để lăn đều ở vùng bị đau của người bệnh. Động tác này có tác dụng làm giảm đau nhức và tê bì cho người bệnh.

– Úp 2 bàn tay xuống những khối cơ dọc theo dây thần kinh tọa và từ từ thực hiện các động tác bóp nắn. Mục đích của bước này là giúp lưu thông khí huyết và xoa dịu cơn đau cho người bệnh.

– Kỹ thuật viên cần xác định một số vị trí huyệt vị và dùng ngón tay để ấn một lực vừa phải làm nóng huyệt để giảm đau, giảm áp lực cho dây thần kinh tọa và kích thích lưu thông khí huyết.

2. Ngủ đúng tư thế cũng là cách chữa đau thần kinh tọa hiệu quả

Có thể bạn hơi bất ngờ nhưng ngủ đúng tư thế cũng là một trong những cách vô cùng hiệu quả khi điều trị tình trạng đau dây thần kinh tọa. Chính vì thế, trước khi nghĩ đến sử dụng thuốc giảm đau, bạn có thể thử điều chỉnh lại tư thế ngủ của mình để cảm nhận hiệu quả mà không cần lo về tác dụng phụ không mong muốn.

 

Ngủ đúng tư thế để tránh đau thần kinh tọa

Dưới đây là một số tư thế nằm ngủ tốt cho bạn:

Nằm ngửa: Tư thế này sẽ giúp bạn duy trì một đường cong tự nhiên của cột sống, giúp các bộ phận của cơ thể được thư giãn, trong đó có dây thần kinh tọa. Bạn có thể đặt một chiếc gối dưới đầu gối để dây thần kinh tọa không bị kéo căng và khiến cho giấc ngủ được sâu hơn.

Nằm nghiêng: Nếu bị đau dây thần kinh tọa, bạn cũng có thể nằm nghiêng sang bên không bị đau, đồng thời kẹp một chiếc gối mỏng giữa 2 bên đầu gối giúp phần chân trên được nâng đỡ.

Bên cạnh các tư thế nằm nghiêng, nằm thẳng thì người bệnh cũng cần lưu ý đến không gian của phòng ngủ. Chẳng hạn như nên ngủ trên nệm cứng. Phòng ngủ cần yên tĩnh, thoáng mát và đủ tối để giấc ngủ ngon hơn.

3. Chườm nóng – Cách chữa đau thần kinh tọa được nhiều người áp dụng

Đây là phương pháp chữa đau dây thần kinh tọa khá nhanh và hiệu quả, hơn nữa, với cách này, bệnh nhân có thể tự thực hiện mà không cần sự trợ giúp của người khác. Chườm nóng giúp mạch máu được giãn ra và lưu thông vì thế giúp người bệnh giảm cảm giác đau nhức.

 

Chườm nóng là một cách giảm đau hiệu quả

Cách thực hiện như sau: Bạn chỉ cần đổ nước nóng khoảng 40 đến 45 độ C trong túi chườm, sau đó chườm lên vùng thần kinh tọa bị đau. Chườm trong khoảng 20 đến 30 phút sẽ cảm thấy giảm đau nhức rõ rệt.

4. Tắm nước ấm: Cách chữa đau thần kinh tọa không phải ai cũng biết

Tắm bằng nước ấm rất tốt và đặc biệt tốt với những người bị đau dây thần kinh tọa. Hơi nóng của nước chính là yếu tố giúp mạch máu của bạn được lưu thông dễ dàng hơn và tình trạng co thắt ở các cơ và áp lực từ đĩa đệm lên dây thần kinh cũng giảm.

 

Tắm nước ấm giúp cơ thể thư giãn, giảm đau

Bạn có thể tắm trong bồn nước ấm hoặc tắm dưới vòi hoa sen với nhiệt độ nước ấm khoảng 35 đến 40 độ. Nếu kết hợp với một số loại tinh dầu như tinh dầu gừng, tinh dầu bạc hà và mát-xa khi tắm thì sẽ hiệu quả hơn nhiều. Bên cạnh việc tắm nước ấm, người bệnh cũng có thể chườm ấm để giảm đau.

5. Cách chữa đau thần kinh tọa bằng một số bài tập tại nhà

Khi những cơn đau quá nghiêm trọng thì cơ thể cần được nghỉ ngơi. Ngược lại nếu cơn đau đã thuyên giảm thì tập luyện chính là cách lâu dài để bạn điều trị và phòng ngừa bệnh tái phát. Bạn có thể tham khảo một số bài tập dưới đây:

– Đứng thẳng sát chân cầu thang, sau đó, bạn đưa 1 chân để lên nấc thang đầu tiên. Từ từ vươn người về phía trước trong khoảng 30 giây, lưu ý giữ cho cột sống lưng thẳng và hít thở sâu. Kết thúc động tác, trở về tư thế ban đầu. Sau đó đổi chân và thực hiện tương tự mỗi bên khoảng 3 lần. Tác dụng của động tác này là xoa dịu cơn đau và giải phóng áp lực cho dây thần kinh tọa.

– Một bài tập khác như sau: Bạn nằm ngửa, chân duỗi thẳng. Cong chân trái lên, vắt chéo sang bên chân phải, mắt cá chân trái cạnh đầu gối phải. Tiếp đó, 2 tay giữ đùi trái, kéo cong người về phía trước. Giữ tư thế trong 30 giây và trở về tư thế ban đầu, tiếp đó đổi bên. Tập khoảng 10 phút mỗi ngày.

Bên cạnh những bài tập trên, bạn có thể lựa chọn một số phương pháp tập luyện khác dưới sự tư vấn của chuyên gia chẳng hạn như yoga hay đi bộ,… Đồng thời người bệnh nên chú ý đến điều chỉnh các tư thế trong sinh hoạt hằng ngày, để bệnh không trở nên nghiêm trọng hơn. Đồng thời lưu ý về vấn đề dinh dưỡng để nâng cao sức khỏe và duy trì trọng lượng vừa phải, vóc dáng cân đối.

Đau thần kinh tọa có kiêng quan hệ không ?

bệnh nhân thường trải qua cảm giác đau nhức dọc dây thần kinh tọa, kèm theo tê bì tay chân. Đây là nguyên nhân gây ảnh hưởng tới sức khỏe và khả năng vận động của người bệnh. Vậy người bị đau thần kinh tọa có quan hệ được không?

Bệnh nhân đau thần kinh tọa có quan hệ được không?

Khi khả năng vận động bị hạn chế, chúng ta thường cảm thấy khó chịu, tâm lý căng thẳng và chất lượng đời sống tình dục cũng suy giảm rõ rệt. Như vậy, tâm lý của người bệnh là yếu tố nghiêm trọng nhất gây ảnh hưởng tới “chuyện chăn gối”, họ luôn lo lắng, mệt mỏi vì những cơn đau và không còn cảm thấy hứng thú khi quan hệ tình dục.

Bên cạnh đó, bệnh nhân có khả năng rối loạn chức năng tình dục nếu quan hệ liên tục khi đang bị đau dây thần kinh tọa. Như vậy hiện tượng đau thần kinh tọa không chỉ ảnh hưởng tới tâm lý mà còn đe dọa sức khỏe của người bệnh, khiến chất lượng đời sống tình dục giảm đáng kể. Đặc biệt, một số bệnh nhân nam sẽ phải đối mặt với nguy cơ mất khả năng cương dương, nguyên nhân là do tình trạng đau dây thần kinh tọa kèm rối loạn chức năng tình dục.

Nhìn chung, bệnh nhân đau thần kinh tọa vẫn có thể quan hệ tình dục, tuy nhiên họ nên duy trì với tần suất vừa phải để tránh những ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe tinh thần và thể chất.

Người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, khó chịu

Bí quyết cải thiện “chuyện chăn gối” của bệnh nhân đau thần kinh tọa

Thay vì lo lắng người bị đau thần kinh tọa có quan hệ được không, chúng ta có thể tìm hiểu và “bỏ túi” một vài kinh nghiệm để tăng chất lượng đời sống tình dục. Trong đó, bệnh nhân đau dây thần kinh tọa cần chú ý lựa chọn tư thế quan hệ thoải mái nhất, hạn chế cảm giác đau nhức, khó chịu. Nhìn chung, người bệnh nên quan hệ nhẹ nhàng với tần suất 1 – 3 lần mỗi tuần. Như vậy, “chuyện chăn gối” vẫn được duy trì để giữ lửa tình yêu, đồng thời không khiến bạn cảm thấy quá sức, mệt mỏi.

Mọi người gặp vấn đề liên quan tới dây thần kinh tọa cũng nên thử phương pháp massage. Nếu thực hiện đúng kỹ thuật và duy trì đều đặn, cơn đau vùng hông, lưng sẽ được cải thiện đáng kể, lúc này máu được lưu thông dễ dàng hơn. Nhờ vậy, bạn sẽ có cảm giác thoải mái và hứng thú mỗi khi quan hệ tình dục.

Chúng ta nên bỏ túi một vài kinh nghiệm giúp cải thiện chất lượng đời sống tình dục

Bệnh nhân đau dây thần kinh tọa cũng có thể cải thiện “chuyện chăn gối” bằng cách duy trì thói quen sinh hoạt điều độ, lành mạnh. Cụ thể, chúng ta hãy cố gắng duy trì thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ, hạn chế tối đa việc thức khuya, làm việc quá sức,… Bên cạnh đó, việc giữ tinh thần thoải mái vui vẻ cũng góp phần cải thiện chất lượng đời sống tình dục.

Song song với việc sinh hoạt điều độ, ăn uống đủ chất, mọi người nên kết hợp luyện tập thể thao để tăng cường sức khỏe xương khớp. Lưu ý là bệnh nhân đau dây thần kinh tọa chỉ nên thực hiện các bài tập nhẹ nhàng, vừa sức, ví dụ như tập yoga, chạy bộ,…

Đặc biệt bệnh nhân không nên quan hệ khi đang trải qua cơn đau cấp tính, điều này chỉ khiến cho tâm lý của bạn căng thẳng hơn, không còn mặn mà với “chuyện chăn gối”.

Lá lốt chữa đau thần kinh tọa

Bài thuốc đắp bằng lá lốt

Nguyên liệu:

  • Lá lốt tươi: 200 gram
  • Muối hạt: 400 gram
  • Miếng vải sạch

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Bạn đem lá lốt rửa sạch, để ráo nước.
  • Bước 2: Đem lá lốt xay nhuyễn hoặc giã nát, cho vào chảo sao nóng với muối.
  • Bước 3: Cho hỗn hợp trên vào miếng vải sạch, đắp lên vị trí đau thần kinh tọa và những vùng bị ảnh hưởng.

Để có hiệu quả tốt thì bạn cần áp dụng cách sử dụng lá lốt chữa đau thần kinh tọa này 3 lần/ ngày, kiên trì thực hiện khoảng 2-3 tuần. Bài thuốc này phù hợp với mọi lứa tuổi từ trẻ em cho đến người lớn, cả nam và nữ đều sử dụng được. Lưu ý trong quá trình sử dụng, để tránh bị bỏng da thì bạn nên để thuốc nguội bớt rồi mới sử dụng.

Bài thuốc bóp từ rượu lá lốt

Nguyên liệu:

  • Rễ cây lá lốt: 200 gram
  • Rượu gạo: 1,5 lít
  • Bình thủy tinh

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Bạn rửa sạch rễ cây lá lốt, cắt thành từng khúc nhỏ.
  • Bước 2: Sao vàng hạ thổ, sau đó đem ngâm với rượu trong bình thủy tinh.
  • Bước 3: Sau 1 tháng là có thể lấy ra sử dụng được, xoa rượu lá lốt lên vùng lưng bị đau và những vùng bị ảnh hưởng bởi dây thần kinh tọa.

Để cách chữa đau thần kinh tọa bằng rượu lá lốt có hiệu quả tốt thì bạn cần thực hiện đều đặn mỗi ngày. Bài thuốc này chỉ có hiệu quả tốt đối với những người bị đau dây thần kinh tọa nhẹ. Đặc biệt, cách chữa này không được chỉ định áp dụng cho những người mắc bệnh da liễu, da dễ bị nhạy cảm hoặc da mỏng.

 

Bài thuốc uống từ lá lốt

Nguyên liệu:

  • Lá lốt tươi: 5 gram
  • Nước lọc: 2 bát

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Bạn rửa sạch lá lốt cà thái thành từng khúc nhỏ.
  • Bước 2: Cho lá lốt vào nồi sắc chung với 2 bát nước lọc.
  • Bước 3: Sắc cho đến khi còn 1 bát nước thì tắt bếp, chắt lấy nước uống trong ngày.

Để bài thuốc uống từ lá lốt chữa đau thần kinh tọa có hiệu quả tốt nhất thì người bệnh nên kiên trì thực hiện liên tục khoảng 10 ngày.

Món ăn từ lá lốt

Bên cạnh việc sử dụng những bài thuốc ở trên, bạn có thể sử dụng kèm món ăn từ lá lốt để tăng hiệu quả chữa bệnh. Những món ăn từ lá lốt có tác dụng hỗ trợ chữa đau dây thần kinh tọa như:

  • Canh thịt bò lá lốt
  • Thịt bò xào lá lốt
  • Bò nướng lá lốt
  • Chả lá lốt
  • Lá lốt rán trứng

Bị thần kinh tọa uống gì hết ?

Thần kinh tọa là dây thần kinh dài nhất trong cơ thể con người, nó xuất phát từ thắt lưng và chạy dọc theo chân để xuống các đầu ngón chân. Do một nguyên nhân nào đó khiến cho dây thần kinh này bị chèn ép và gây ra cơn đau.

Cơn đau thần kinh tọa có thể nói là một trong những cơn đau gây ám ảnh nhất với con người. Bởi vì dây thần kinh này chi phối rất nhiều tới cảm nhận và chức năng vận động của phần hông mông, đùi, bắp chân và bàn chân. Do đó, không đơn thuần chỉ là cơn đau mà người bệnh còn bị giới hạn khả năng vận động hay thậm chí là bị yếu liệt chi. Không hiếm trường hợp nghiêm trọng khiến người bệnh bị mất kiểm soát cơ bàng quang, rối loạn đại tiểu tiện, tê ngứa, rối loạn cảm giác. Do đó, vấn đề điều trị hay đau thần kinh tọa uống thuốc gì được rất nhiều người bệnh quan tâm.

Bị đau thần kinh tọa nên uống thuốc gì là băn khoăn của rất nhiều bệnh nhân

Hiện nay trong điều trị bệnh này có nhiều loại thuốc khác nhau từ Tây sang Đông. Có thể kể đến đầu tiên là những loại thuốc Tây với công dụng giảm/kiểm soát cơn đau tạm thời; thuốc Đông y với thành phần thảo mộc tự nhiên chú trọng vào việc giải quyết căn nguyên để dứt điểm bệnh, các loại thuốc nam dân gian truyền miệng phù hợp với trường hợp chớm mắc hay triệu chứng không quá nghiêm trọng, các loại thực phẩm hỗ trợ điều trị được dán nhãn thực phẩm chức năng…

Nhìn chung mối loại thuốc chữa đau thần kinh tọa sẽ có một ưu nhược điểm riêng và khi sử dụng người bệnh nên căn cứ vào tình trạng thực tế để lựa chọn cho phù hợp nhất. Để an toàn bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn. Dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp chi tiết cho bạn những thông tin về các loại thuốc này để có cơ sở lựa chọn điều trị.

Thuốc Tây hỗ trợ giảm đau thần kinh tọa

Người bệnh lưu ý dù thuốc Tây cho tác dụng giảm đau khá nhanh nhạy nhưng không được dùng tùy tiện. Hãy luôn tuân thủ chặt chẽ chỉ định về dùng thuốc của bác sĩ để không gặp phải các tác dụng phụ đáng tiếc xảy ra với gan, thận, dạ dày. Một số loại thuốc Tây thường được sử dụng là:

Thuốc giảm đau Paracetamol

Đây là loại thuốc Tây y giảm đau được dùng phổ biến trong y khoa. Bằng cách ức chế Cyclooxygenase, giảm nồng độ Prostaglandin ở hệ thần kinh trung ương, thuốc trị đau thần kinh tọa dạng hỗ trợ này sẽ làm giảm các cơn đau nhức và viêm nhiễm do bệnh gây ra.

Paracetamol có thể uống 1 mình hoặc kết hợp cùng với các loại thuốc điều trị khác để tăng hiệu quả điều trị. Dựa tình trạng sức khỏe và thể trạng bệnh của bạn, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận có nên dùng thêm các loại thuốc điều trị đính kèm nữa hay không?

Liều lượng sử dụng thường được khuyến cáo như sau:

  • Trong trường hợp đau thường: Có thể dùng từ 1 đến 3g Paracetamol mỗi ngày, chia thành 3 lần uống sau bữa ăn.
  • Trong trường hợp đau dữ dội: Nếu sử dụng kết hợp liều lượng Paracetamol kể trên với  một dạng Paid nhẹ khác là Codein.

Các loại thuốc điều trị đau thần kinh tọa có thể thay thế công dụng của Paracetamol là Tramadol hoặc Aspirin.

Đặc biệt lưu ý: Không được sử dụng Paracetamol trong trường hợp mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Người bệnh mắc các loại bệnh lý về tim, gan, phổi và thiếu máu tuyệt đối không được sử dụng loại thuốc giảm đau này tránh gây ảnh hưởng đến tình trạng bệnh lý.

Thuốc giãn cơ

Thuốc chữa đau thần kinh tọa dạng giãn cơ được sử dụng để giảm các triệu chứng co thắt. Hai loại thuốc thường được chỉ định là Tolperisone và Eperisone. Tác dụng và liều dùng cụ thể của hai loại thuốc này như sau:

  • Tolperisone: Người bệnh có thể sử dụng khoảng 150mg một ngày và chia thành 3 lần uống. Thuốc vào cơ thể sẽ tác động trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương và cho hiệu quả điều trị nhanh chóng. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị người bệnh cần đặc biệt lưu ý đến những tác dụng của thuốc điều trị này như tụt huyết áp, nôn mửa, nhức đầu hoặc gây ra chướng bụng.
  • Eperisone: Liều dùng thuốc trị đau thần kinh tọa dạng giãn cơ mỗi ngày chỉ nên dao động trong khoảng 150mg và chia thành 3 lần uống. Dựa trên việc thư giãn cơ vân, cơ trơn mạch máu, thuốc đi sâu vào làm giảm tình trạng loạn cơ, giảm phản xạ đau. Thuốc giãn cơ loại này cũng gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng sức khỏe của người bệnh như tê tứ chi, phát ban, rối loạn chức năng của thận và gan,…

Thuốc chữa đau thần kinh tọa chống viêm không chứa Steroid

Một số loại thuốc thuốc nhóm này bao gồm Ibuprofen (400mg/ngày), Naproxen (500mg/ngày), Diclofenac (khoảng 150mg/ngày) hoặc Etoricoxib  (60mg/ngày),…

Các loại thuốc thuộc nhóm không chứa Steroid giảm đau và viêm tương đối hiệu quả. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng người bệnh cần đặc biệt lưu ý bởi thuốc có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày, thận, gan hoặc tim. Thông thường, khi sử dụng thuốc giảm đau kháng viêm loại này bác sĩ sẽ kê thêm cho người một số loại thuốc bảo vệ dạ dày.

Thuốc bổ dây thần kinh tọa

Thuốc bổ dây thần kinh tọa cũng được liệt kê vào một trong những nhóm thuốc trị đau thần kinh tọa không xa lạ chính là nhóm vitamin B (B1, B6, B12…), đặc biệt quan trọng là vitamin B1. Nhóm vitamin này có công dụng chuyển hóa tế bào thần kinh nhằm duy trì chức năng thần kinh.

Ngoài ra, một số loại thuốc có công dụng giảm đau thần kinh, an thần thường được dùng nữa là gabapentin và pregabalin.

Nhưng có một lưu ý quan trọng là dù nhóm thuốc này có vẻ thân thuộc, an toàn nhưng cũng không được lạm dụng vì ít nhiều chúng vẫn có những tác dụng phụ nhất định.

Tư thế nằm cho người đau thần kinh tọa

Nằm ngửa

Tư thế nằm cho người đau thần kinh tọa được khuyến khích nhất là tư thế nằm ngửa. Cơ thể thả lỏng, nằm tiếp xúc với giường. Hai tay đặt trước ngực hoặc buông xuôi sang 2 bên. Bên cạnh đó, người bệnh có thể kê thêm 1 gối thấp ở dưới đầu gối. Điều chỉnh tư thế cho thoải mái, lưng sẽ tự động duỗi thẳng.

Khi người bệnh nằm ngửa, các áp lực ở vùng dây thần kinh tọa được giải phóng ở dây thần kinh tọa chạy ngang, đĩa đệm và lưng dưới. Hơn thế nữa, khi nằm ngửa, trọng lượng cơ thể được phân bổ đều khắp lưng, giảm nguy cơ các dây thần kinh bị chèn ép hay kích thích.

 

Tư thế nằm ngủ đem lại giấc ngủ ngon hơn cho người đau thần kinh tọa

Nằm nghiêng

Nếu cảm thấy không thoải mái khi nằm ngửa, người bệnh có thể thay đổi tư thế sang nằm nghiêng. Cần đảm bảo là bạn nằm nghiêng về phía không đau, cột sống và hông cần được giữ thẳng, đầu gối hơi co lên về phía trước. Sử dụng thêm 1 chiếc gối vừa phải kê sau đầu và 1 chiếc gối cho chân.

Tư thế này có tác dụng làm hạn chế các tác nhân kích thích dây thần kinh tọa. Do đó, người bệnh có thể nằm ngủ yên tâm mà không bị cơn đau dày vò vào ban đêm.

Tư thế bào thai cuộn tròn

Tư thế bào thai cuộn tròn luôn được đánh giá là tư thế nằm tốt nhất bởi nó khiến chúng ta cảm thấy an tâm, dễ đi vào giấc ngủ hơn. Khi xương đốt sống ở độ cong vừa phải, những áp lực trên đốt sống lưng được giải phóng bớt.

 

Tư thế bào thai cuộn tròn tốt cho người đau thần kinh tọa

Ngoài ra, người bệnh có thể kê thêm 1 chiếc gối ôm để tạo 1 vị trí nằm thoải mái nhất. Tuy nhiên, không nên để đầu cúi gập trước ngực mà hãy hướng mặt ra ngoài. Điều này giúp bệnh nhân trao đổi không khí tốt hơn, không cảm thấy tức ngực và khó thở ban đêm.

Cách giảm đau dây thần kinh

Giảm đau dây thần kinh là một trong những chiến lược trong điều trị và phòng bệnh. Tuy nhiên, cũng có nhiều phương pháp tự chăm sóc và điều trị tại nhà có thể ngăn ngừa các vấn về nghiêm trọng này. Một số phương pháp còn có thể kích hoạt thuốc giảm đau tự nhiên của cơ thể (endorphin), làm cho người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn nhiều.

  • Duy trì đường huyết. Trong trường hợp người bệnh bị bệnh tiểu đường, hãy kiểm soát lượng đường trong máu. Đây là phương pháp điều trị tốt nhất cho chứng đau dây thần kinh tiểu đường.
  • Tập thể dục để giải phóng thuốc giảm đau tự nhiên được gọi là endorphin. Đồng thời tập thể dục cũng giúp thúc đẩy lưu lượng máu đến các dây thần kinh ở chân và bàn chân. Các nhà nghiên cứu tin rằng, tập thể dục thường xuyên có thể tạo ra sự giãn nở lâu dài trong các mạch máu ở bàn chân và nuôi dưỡng các dây thần kinh bị tổn thương.
  • Nếu bàn chân bị ảnh hưởng bởi đau dây thần kinh, thì nên chăm sóc bàn chân thật tốt. Để giảm những rủi ro này nên thường xuyên kiểm tra bàn chân hàng ngày, đi giày thoải mái và nếu có vấn đề bất thường nên đi gặp bác sĩ.
  • Ngâm chân. Tắm với nước ấm và ngâm chân nước ấm là cách điều trị ít tốn kém nhất khi điều trị tại nhà cho chứng đau dây thần kinh. Nước ấm có thể làm tăng lưu lượng máu đến chân và cũng có thể giúp giảm căng thẳng.

Ngâm chân giúp khắc phục đau dây thần kinh tại nhà

  • Hạn chế uống rượu. Sử dụng rượu nặng gây ngộ độc cho thần kinh và có thể làm đau dây thần kinh. Không có con số kỳ diệu nào cho số lượng đồ uống có cồn có thể sử dụng mà vẫn tránh được chứng đau dây thần kinh.
  • Ngủ đúng giờ. Cơn đau thần kinh có thể trở nên tồi tệ hơn vào ban đêm, làm gián đoạn giấc ngủ và khiến cho việc trải qua cơn đau vô cùng khó khăn. Tuy nhiên, thói quen ngủ đúng giờ sẽ giúp phá vỡ những cơn đau này. Đồng thời, hạn chế lượng cafein vào buổi chiều và duy trì thời gian ngủ phù hợp đủ 8 tiếng một ngày.
  • Sử dụng kem Capsaicin được làm từ ớt cay sẽ gây ra cảm giác nóng rát khó chịu khi sử dụng lần đầu. Tuy nhiên, những người đã sử dụng loại kem này trong nhiều tuần thường cho thấy có sự cải thiện về đau dây thần kinh.
  • Một số loại chất gây tê trong gel hoặc thuốc mỡ hoặc thuốc dán có thể làm giảm cảm giác đau dây thần kinh tạm thời.
  • Chà sát. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng áp dụng các loại dầu thực vật như dầu phong lữ có thể làm giảm cơn đau thần kinh. Hoặc các loại dầu khác như oải hương, cũng được chứng minh là giúp thư giãn làm giảm các triệu chứng đau của dây thần kinh.
  • Thiền định là kỹ thuật phản hồi sinh học và thôi miên giúp cho một số người bị đau dây thần kinh sống tốt hơn.

Phương pháp thiền định

Biện pháp tối ưu khắc phục chứng đau thần kinh là tích cực thực hiện các cách chữa đau dây thần kinh tại nhà kết hợp với thói quen sinh hoạt lành mạnh như lao động vừa phải phù hợp với sức khỏe của mỗi người, tránh thay đổi tư thế đột ngột, … Đồng thời, cải thiện cả thói quen ăn uống như giảm bớt các loại thịt đỏ, dầu mỡ, bia rượu và thay vào đó sử dụng các thực phẩm lành mạnh giàu canxi, trái cây và rau củ để bổ sung khoáng chất cần thiết giúp nâng cao sức khoẻ của dây thần kinh.

  • Tuy vậy, để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây đau là do đâu, mức độ đau thế nào, phối hợp các biện pháp điều trị tối ưu, kịp thời theo từng giai đoạn là gì, hạn chế tình trạng không điều trị tốt Đau cấp tính sẽ chuyển thành đau mạn tính, lâu dài, bạn nên đến hệ thống bệnh viện Vinmec để bác sĩ chuyên khoa về Đau sẽ thăm khám, tư vấn và hướng dẫn phương pháp điều trị một cách phù hợp với từng cá nhân, từng loại nguyên nhân để hạn chế những hậu quả gây ra bởi những cơn đau.