Trị mụn u nang
Trị mụn u nang , Những nốt mụn xuất hiện trên gương mặt luôn là điều ám ảnh đối với cả hai giới, nhất là các bạn trẻ. Tuy dễ gặp và phổ biến, nhưng để nhận biết và điều trị dứt điểm không hề đơn giản. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về mụn nang, một trong những loại mụn gây khó chịu nhất để tìm ra phương án phòng ngừa, điều trị hiệu quả nhé.
mụn nang hay còn được biết đến với những cái tên khác như mụn u nang hay mụn bọc, là một loại biến thể tồi tệ nhất của mụn trứng cá. Mụn nang bắt đầu phát triển từ sâu trong da, chứa đầy dịch mủ, ửng đỏ và sưng to như những khối u trên bề mặt da. Không những thế, mụn nang có gây nên cảm giác đau nhức, khó chịu trong một thời gian dài và để lại những tổn hại cho làn da của bạn, như sẹo vĩnh viễn, những vết sẹo lõm và sâu trên da.
Mụn u nang thường xuất hiện ở gương mặt hoặc có thể xảy ra ở một số vùng da khác trên cơ thể của bạn như lưng, ngực hay cổ. Trứng cá dạng nang cũng xuất hiện nhiều hơn ở nam giới và tình trạng của mụn cũng nặng hơn nhiều, bởi vậy cánh mày râu nên chú ý đến nó.
Nguyên nhân gây ra mụn nang là gì?
Đầu tiên, hãy tìm hiểu về cơ chế hình thành mụn nang để biết được nguyên nhân hình thành mụn nang là gì nhé.
Mụn nang được hình thành trên cơ chế viêm nang lông bị vỡ, phần nhiễm trùng lan sâu đến tầng trung bì của da. Cơ chế hình thành giống với mụn trứng cá, tuy nhiên đối với trứng cá dạng cục, dạng kén, thành nang lông bị vỡ ra và ăn sâu dưới da và lan sang những nang lông khác kề bên gây tổn thương cùng lúc.
Khi mụn nang được hình thành, cơ thể của chúng ta sẽ phản ứng lại bằng cách hình thành một màng bao quanh vùng viêm nhiễm khiến cho mụn nang lúc này có dạng bọc, giống như một chiếc túi giữ mủ. Túi mủ này ban đầu cứng và sưng đỏ, sau đó sẽ bớt đỏ dần theo thời gian và cũng trở nên mềm hơn, lúc này có cảm giác như một chiếc túi đựng nước lỏng và đau nếu dùng tay chạm vào.
heo đó, nguyên nhân chính hình thành mụn u nang chính là sự tích tụ của vi khuẩn, bã nhờn, bụi bẩn và tế bào chết trong một thời gian dài gây bít tắc lỗ chân lông, từ đó gây nên tình trạng viêm nhiễm.
Ngoài ra, có một số yếu tố khác tác động thúc đẩy tình trạng mụn nang trở nên nặng hơn như:
-
Sự thay đổi nội tiết tố từ bên trong cơ thể, khi lượng dầu trên da thay đổi vì sự thay đổi đột ngột của hormone trong cơ thể có thể kích thích vi khuẩn trên da hoạt động mạnh hơn và dẫn đến da bị nhiễm trùng.
-
Việc lạm dụng mỹ phẩm, sử dụng sai cách và không tẩy trang kỹ sau khi trang điểm cũng là một nguyên nhân gây nên tình trạng bít lỗ chân lông.
-
Thói quen nặn mụn ở nhà và mọi lúc mọi nơi là một nguyên nhân trực tiếp dẫn đến mụn nang bởi sự viêm nhiễm khi sử dụng những dụng cụ không đảm bảo an toàn, không đủ vệ sinh.
-
Da bị nhiễm corticoid, thành phần có thể có trong một số mỹ phẩm kém chất lượng hoặc thuốc trị mụn.
-
Sử dụng một số loại thuốc như steroid, lithium dùng trong điều trị chứng trầm cảm và rối loạn lưỡng cực hay một số thuốc chữa trị bệnh động kinh cũng có thể là nguyên nhân gây nên mụn u nang.
-
Ở một số trường hợp, mụn u nang cũng có thể xuất hiện ở những người hút thuốc lá.
Mụn u cứng dưới da
Mụn cục cứng được xem là một thể nặng chuyển biến từ mụn trứng cá bị viêm nang lông, lan rộng vào mô trung bì da. Mụn cục thường không có đầu và không có nhân. Hầu hết mụn cục cứng đều không có nhân; trồi lên hẳn trên bề mặt da. Thế nhưng chúng lại hình thành nhân mụn sâu bên trong, bao gồm ổ vi khuẩn cùng dịch mủ lan rộng ra các nang lông xung quanh.
Cách trị mụn u nang tại nhà
Không nên nặn mụn nang bằng tay
Dù cho bạn muốn giải quyết nhanh chóng nốt mụn nang của mình ra đến mức nào đi chăng nữa thì bạn cũng không nên nặn hoặc bóp nó bằng tay. Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ da liễu đều phải loại bỏ mụn nang bằng dụng cụ nặn mụn chuyên nghiệp.
Nếu cố gắng nặn mụn bằng tay, bạn có thể làm lây nhiễm vi khuẩn và đẩy bã nhờn vào sâu bên dưới nang lông, khiến mụn nang phát triển lớn hơn và nghiêm trọng hơn, làm tăng nguy cơ để lại sẹo.
Vệ sinh mụn nang đúng cách
Thói quen vệ sinh sạch sẽ là một trong những yếu tố quyết định xem bạn có thể trị hết mụn nang nhanh chóng được không. Bạn nên tắm rửa sạch sẽ mỗi ngày. Đồng thời, bạn cần vệ sinh sạch sẽ nốt mụn nang mỗi ngày ba lần.
Tuy nhiên, việc này không có nghĩa là bạn phải chà xát nốt mụn liên tục khi rửa mặt hoặc tắm rửa. Ngược lại, bạn nên tránh chà xát mạnh tay khu vực bị mụn nang để không gây kích ứng, khiến nó sưng viêm nặng hơn.
Hãy dùng tay nhẹ nhàng massage xoay tròn khi rửa mặt, nhất là vùng bị mụn. Bạn cũng nên tránh dùng sữa rửa mặt có hạt khi bị nổi mụn nang.
Chườm ấm giúp làm nở lỗ chân lông
Sau khi đã vệ sinh mụn nang sạch sẽ, bạn nên chườm ấm khu vực vùng mụn. Nhiệt độ ấm nóng và độ ẩm thích hợp sẽ giúp các tạp chất bị mắc kẹt trong nang lông dễ dàng thoát ra ngoài hơn.
Bạn có thể sử dụng khăn mềm thấm nước ấm để chườm lên vùng mụn. Bạn chỉ nên thực hiện cách này tối đa 3 – 4 lần/ngày, mỗi lần chườm ấm từ 5 – 10 phút để lỗ chân lông nở ra hoàn toàn.
Nếu thực hiện quá nhiều lần có thể khiến mụn nang sưng đỏ hoặc bị bỏng da nhẹ, khiến nốt mụn bị biến chứng nặng hơn, gây khó khăn trong việc điều trị mụn nang.
Chườm nước đá giảm sưng viêm
Mụn nang thường ít gây đau đớn nhưng lại mất thẩm mỹ do nốt mụn sưng to, khó che đi được. Mụn nang còn có thể sưng to và có màu đỏ sậm nếu bạn thường xuyên nặn bóp hoặc cạy mụn.
Để giúp mụn nang bớt sưng, bạn có thể dùng gạc y tế hoặc khăn mềm thấm nước ấm đắp lên nốt mụn. Sau đó dùng túi chườm đá hoặc cho nước đá vào trong khăn mềm rồi chườm lên nốt mụn thay cho khăn ấm khoảng 10 phút.
Hơi ấm sẽ khiến lỗ chân lông nở ra, giúp tạp chất bên trong dễ thoát ra ngoài. Nước đá lạnh có thể giảm sưng đỏ, giảm đau và thu nhỏ kích thước nốt mụn nang. Bạn nên lặp đi lặp lại thao tác này từ 3 – 4 lần trong ngày.
Mụn nang có tự hết không ?
Vậy mụn có tự hết không? Câu trả lời là mụn có thể tự hết trên da với những loại mụn trứng cá, mụn cám. Tuy nhiên, trường hợp này rất hiếm và không phải ai cũng có thể tự hết mụn. Đối với các loại mụn to như: mụn viêm, mụn mủ, mụn bọc, mụn nang,… thì sẽ không có khả năng tự hết, bạn cần phải nặn mụn và chăm sóc da đúng cách.
Đối với các nốt mụn nhỏ, bạn có thể dùng kem trị mụn hoặc uống thuốc để mụn biến mất. Đối các nốt mụn đã hình thành nhân thì rất khó điều trị bởi mụn hình thành sâu trong da, sâu, dài và luồn từ lỗ chân lông này qua lỗ chân lông khác nên bạn cần phải nặn mụn.
Nếu muốn nặn mụn, bạn phải chắc chắn là mụn đã “chín” để mụn lấy ra nhanh và không đúng loại mụn cần nặng sẽ rất dễ lây lan và ngày càng nghiêm trọng hơn, tăng khả năng hình thành sẹo mụn. Bạn có thể bỏ qua các loại mụn sau:
- Mụn sưng to, đau và có mủ.
- Mụn bọc viêm, sưng đỏ.
- Mụn nang cứng, nằm sâu dưới da.
Thuốc trị mụn nang
Việc điều trị mụn trứng cá nặng như mụn nang đòi hỏi sự phối hợp giữa các phương thức điều trị: thoa tại chỗ, thuốc uống toàn thân, peel, mesotherapy, laser và ánh sáng…
Riêng đối với điều trị tại chỗ, những công thức phối hợp (adapalen + BPO, adapalen + clindamycin, clindamycin + BPO…) cũng được ưu tiên hướng đến hơn điều trị đơn độc nhằm đem lại hiệu quả điều trị cao hơn.
Benzoyl peroxide
BPO là một trong những loại thuốc bôi ngoài da kê đơn và không kê đơn phổ biến nhất. BPO là một chất kháng khuẩn mạnh, làm giảm đáng kể số lượng vi khuẩn thông qua việc giải phóng các gốc oxy tự do. Ngoài ra, BPO cũng có đặc tính ly giải nhân mụn nhẹ.
Các chế phẩm BPO có nhiều nồng độ khác nhau, từ 2.5% đến 10%. BPO có thể gây kích ứng đáng kể, và có thể tẩy trắng quần áo và tóc. Nồng độ BPO cao hơn không nhất thiết đi đôi với hiệu quả cao hơn nhưng lại có thể gây kích ứng hơn.
Điều quan trọng là vi khuẩn không thể đề kháng với BPO, điều này giúp BPO trở thành thuốc thoa lý tưởng để kết hợp với kháng sinh tại chỗ và đường uống.
Kháng sinh thoa tại chỗ: clindamycin và erythromycin
Erythromycin và clindamycin là những loại kháng sinh tại chỗ được sử dụng phổ biến nhất trong điều trị mụn trứng cá. Tuy nhiên, tỷ lệ ước tính trên toàn cầu do C.acnes kháng lại kháng sinh đã tăng từ 20% (năm 1978) lên 62% (năm 1996). Đặc biệt, tình trạng đề kháng cao với erythromycin, clindamycin đang được ưu tiên sử dụng trong điều trị mụn trứng cá. Sự kháng thuốc ít xảy ra hơn ở những bệnh nhân được điều trị đồng thời với BPO, do đó sự kết hợp clindamycin và BPO được ưu tiên hướng đến hơn là đơn trị liệu với kháng sinh tại chỗ.
Adapalene
Adapalene là một retinoid tổng hợp phổ biến rộng rãi trên thị trường vì khả năng dung nạp cao hơn, ít gây kích ứng hơn so với tretinoin. Adapalene có thể được sử dụng cùng với BPO mà không bị suy giảm chất lượng. Gel adapalene 0.1% đã được chứng minh trong các thử nghiệm lâm sàng có hiệu quả cao hơn hoặc tương đương với tretinoin.
Thuốc thoa phối hợp trong điều trị mụn
Vì nguy cơ kháng thuốc nên kháng sinh thoa tại chỗ đã không còn được khuyến cáo sử dụng đơn độc trong điều trị mụn. Thay vào đó, các công thức phối hợp được hướng đến nhiều hơn, các công thức thường được sử dụng là adapalene + clindamycin, adapalene + BPO, clindamycin + BPO, đặc biệt trong những trường hợp mụn trứng cá viêm nhiều như mụn nang.
- So với adapalene + BPO, công thức clindamycin + BPO ít gây kích ứng da hơn, phù hợp hơn đối với những bệnh nhân có làn da nhạy cảm.
- So sánh adapalene + clindamycin và clindamycin + BPO.
Trong nghiên cứu của tác giả Nobukazu Hayashi công bố năm 2018, tác giả đã so sánh hiệu quả điều trị mụn trứng cá của adapalene + clindamycin và clindamycin + BPO trên 351 bệnh nhân ở Nhật Bản. Kết quả nghiên cứu cho thấy clindamycin + BPO giảm các tổn thương mụn viêm hiệu quả hơn adapalene + clindamycin ở thời điểm 2 tuần sau điều trị, tuy nhiên không có sự khác biệt đáng kể ở thời điểm 8 tuần và 12 tuần sau điều trị. Điều đó cho thấy clindamycin + BPO đạt hiệu quả giảm tổn thương mụn viêm sớm hơn adapalen + clindamycin. Bên cạnh đó, clindamycin + BPO cũng ít gây kích ứng da hơn. Từ đó, ứng dụng trên lâm sàng, clindamycin + BPO được lựa chọn cho những trường hợp viêm nhiều và cần giảm các tổn thương viêm nhanh.
Hình ảnh mụn nang
Cách nặn mụn nang
Việc đầu tiên mà những người gặp mụn nang phải nhớ đó chính là không được nặn khi mụn chưa thành nhân. Nếu liên tục chạm tay vào các nốt mụn đang tấy đỏ, hoặc cố tình nặn nó thì có thể khiến cho tình trạng nặng thêm, các vùng viêm có thể lan rộng trên vùng da của bạn.
Không những thế, việc nặn sớm cũng không thể lấy được hết toàn bộ nhân và mủ, điều đó khiến quá trình chăm sóc càng khó khăn,…
Thông tin liên hệ đến bác sĩ Lê Trần Duy sẽ có đội ngũ hướng dẫn :
- Hotline: 0938.775.770 – 0938.201.205 .
- Zalo: 0938.775.770 – 0938.201.205 .
- Youtube: Bác Sĩ Lê Trần Duy
- Fanpage: Nâng Mũi Thẩm Mỹ Bác Sĩ Lê Trần Duy
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!