Trị mụn trán
Trị mụn trán ,Mùa hè là thời điểm vô cùng thích hợp cho những “em mụn” tung hoành trên gương mặt, đặc biệt là vùng trán. Đây cũng là lý do khiến cho nhiều bạn trẻ tự ti, ngại ngùng khi ra khỏi nhà. Cùng chúng tôi tìm hiểu một số nguyên nhân nổi mụn ở vùng trán dưới đây cũng như cách khắc phục, điều trị hiệu quả.
Mụn ở trán: nguyên nhân
Mụn – một trong những nỗi ám ảnh kinh hoàng của bất kỳ ai. Cùng Dr Duy tìm hiểu một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này để dễ dàng loại bỏ chúng:
Bất kỳ tác nhân nào ảnh hưởng lượng hormone nội tiết trong cơ thể cũng là nguyên nhân nổi mụn ở vùng trán. Đáng chú ý là lượng hormone sinh dục tăng ở những giai đoạn đầu mãn kinh, mãn kinh hoặc giai đoạn dậy thì. Hormone sinh dục tăng kích thích hoạt động ở tuyến bã nhờn làm da bít tắc mà sinh nên mụn.
Ngoài ra, không thể không kể hormone adrenaline, loại hormon này tăng cũng gây nổi mụn không kém gì so với những loại hormon khác. Mệt mỏi, tâm trạng thường xuyên ở trong trạng thái stress,… là những nguyên nhân làm tăng lượng hormone adrenaline trong cơ thể.
Bên cạnh đó, việc thức khuya hoặc chế độ ăn quá nhiều thức ăn cay nóng cũng có thể làm thay đổi lượng hormone là nguyên nhân nổi mụn ở vùng trán mà hầu hết hội chị em mắc phải.
Nếu da bạn thuộc loại da dầu thì có thể đây cũng là nguyên nhân nổi mụn ở vùng trán
Nếu da của bạn thuộc loại da dầu hoặc hỗn hợp thiên dầu thì đây chính là nguyên nhân các “em mụn” luôn hiện diện ở vùng trán. Bã nhờn hoặc dầu nhiều dễ khiến lỗ chân lông bị bít tắc, da không thông thoáng được làm mụn không ngại mà xuất hiện.
Lơ là trong việc vệ sinh kỹ càng cho da mặt
Đây được xem là nguyên nhân chủ đạo nhất mà hầu hết các chị em không nghĩ tới. Sau một ngày làm việc với lớp makeup dày đặc trên mặt thì hầu hết chị em chỉ rửa mặt qua loa. Một số khác thì lại không dùng nước tẩy trang hoặc chỉ dùng nước để rửa mặt. Chính vì những lý do này khiến cho lượng mỹ phẩm hoặc bụi bẩn “ung dung” qua đêm trong da mặt, đây chính là điều kiện tốt để mụn được sinh ra.
Nên nhớ rằng, chỉ rửa mặt bằng nước không bao giờ rửa sạch sâu và đẩy được mỹ phẩm cũng như bụi bẩn ra khỏi da mặt bạn. Chỉ cần siêng năng và cẩn thận một chút là bạn có thể loại bỏ nguyên nhân nổi mụn ở vùng trán này.
Một số thói quen vô tình ảnh hưởng đến da mặt mà bạn không hề biết
-
Mũ đội: Mũ bảo hiểm, mũ lưỡi trai, mũ len,… hay bất kỳ loại mũ nào nếu sử dụng thường xuyên nhưng không vệ sinh sạch sẽ rất dễ kích thích mụn ở vùng trán và vùng thái dương xuất hiện.
-
Tóc mái: Nắng nóng kết hợp với phần tóc mái xinh đẹp che phủ trán cũng chính là nguyên nhân.
-
Trang điểm thường xuyên: Việc đắp hàng tá lượng mỹ phẩm vào mặt làm da không “thở” được, lỗ chân lông bịt kín tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh mụn.
Sản phẩm, hóa chất cho tóc cũng có thể là nguyên nhân
Hầu hết các sản phẩm làm đẹp cho tóc như thuốc nhuộm, uốn, tẩy tóc đều chứa rất nhiều hóa chất độc hại cho da mặt. Bởi lẽ, da mặt có tính chất nhạy cảm hơn da đầu, do đó trong quá trình làm đẹp cho tóc khó tránh khỏi việc các hóa chất bám dính vào vùng trán gây dị ứng cho da. Tuy nhiên, với nguyên nhân này chúng ta hoàn toàn có thể chủ động kiểm soát trong quá trình làm tóc.
Ngoài ra, cũng nên để ý đến một số nguyên nhân khác như: chế độ ăn uống, luyện tập không khoa học, vệ sinh cơ thể cũng như các dụng cụ chăm sóc da mặt hàng ngày không đúng cách, không sạch sẽ,… Tất cả các yếu tố trên đều là những nguyên nhân nổi mụn ở vùng trán mà bạn không nên bỏ qua.
Cách trị mụn trán ở tuổi dậy thì
Trị mụn tuổi dậy thì bằng nghệ
Nghệ chứa nhiều curcumin có tính kháng khuẩn, mau lành tổn thương do mụn. Hơn nữa, thành phần vitamin C, E trong nghệ làm da sáng và đều màu, ngăn ngừa vết thâm. Với nguyên liệu này, các bạn có rất nhiều phương án kết hợp khác nhau, tạo ra nhiều cách trị mụn trên trán tuổi dậy thì khác nhau. Có thể dùng nghệ thoa trực tiếp lên nốt mụn hoặc kết hợp với mật ong.
Lấy 1 củ nghệ tươi rửa sạch sau đó giã nát để lấy nước cốt. Trộn nước cốt nghệ với 2 thìa mật ong rồi thoa lớp mỏng lên da. Massage nhẹ nhàng vài phút và để khoảng 30 phút rồi rửa sạch mặt. Thực hiện liên tục 3 lần mỗi tuần để tiêu diệt sạch những nốt mụn “đáng ghét”.
Trị mụn tuổi dậy thì bằng khoai tây và sữa tươi
Mặt nạ khoai tây và sữa tươi có tác dụng tẩy tế bào chết, sát khuẩn và làm sạch da. Ngoài ra chúng còn cung cấp vitamin C, E và chất chống oxy hóa giúp ngăn chặn sự tấn công của gốc tự do. Đây là cách trị mụn trên trán tuổi dậy thì có nguyên liệu dễ kiếm, cách thực hiện dễ làm và mang lại hiệu quả cao.
Khoai tây gọt sạch vỏ, xắt lát mỏng sau đó luộc/hấp chín. Dùng thìa nghiền nát khoai tây đã được luộc chín, cho sữa vào tạo hỗn hợp đặc sệt. Thoa hỗn hợp lên mặt và thư giãn đến khi mặt nạ khô rồi rửa lại bằng nước ấm. Áp dụng phương pháp này theo lộ trình cách 1 ngày thực hiện 1 lần đến khi hết mụn.
Xông hơi trị mụn tuổi dậy thì
Xông hơi là một phương pháp điều trị mụn mang nhiều lợi ích cho lứa tuổi mới lớn. Dưới tác động của hơi nước nóng, làn da được thư giãn, giúp giãn nở lỗ chân lông. Qua đó, giúp lấy đi cặn bã và nhân mụn sâu bên trong. Đặc biệt, xông hơi mang hiệu quả tích cực trong việc lưu thông máu, cải thiện độ đàn hồi da.
Để làm nước xông cần chuẩn bị 2 lít nước và các loại lá có mùi hương mà bạn yêu thích. Có thể kể đến những cái tên như: lá tía tô, rau diếp cá, sả, chanh, vỏ bưởi… Tiến hành đun sôi nước và nguyên liệu tự nhiên trong 10 phút. Sau đó trùm kín khăn xông mặt trong vòng 15 phút. Nên dùng nước hoa hồng để cân bằng độ ẩm cho da sau khi đã rửa sạch mặt với nước sạch. Mỗi tuần chỉ nên xông 1 – 2 lần, nếu lạm dụng nhiều da sẽ khô và mụn sẽ thêm trầm trọng.
Cách trị mụn trên trán tuổi dậy thì bằng nước vo gạo
Sử dụng nước vo gạo là cách trị mụn trên trán tuổi dậy thì vô cùng lành tính và an toàn. Trong nước vo gạo có thành phần cám gạo chứa nhiều dưỡng chất tốt cho da. Chúng vừa giúp các cồi mụn trồi lên nhanh hơn, đồng thời làm dịu đi các vết thương từ mụn gây ra trước đó.
Cách làm cực kỳ đơn giản, chỉ cần dùng nước vo gạo thay thế sữa rửa mặt dùng đều đặn 2 lần mỗi ngày. Nếu da nổi mụn đỏ, mụn mủ nên thêm 1 – 2 giọt nước cốt chanh vào nước vo gạo. Hỗn hợp này giúp vùng da mụn nhanh khô, không bị đau sưng hay đỏ.
Trị mụn tuổi dậy thì bằng nha đam
Chất gel trong nha đam có tính kháng khuẩn, xoa dịu tổn thương và se khít lỗ chân lông. Góp phần ngăn chặn sự xuất hiện của các nốt mụn và tiêu diệt mụn hiệu quả.
Lấy một khúc nha đam gọt sạch lớp vỏ xanh bên ngoài, lấy ruột nha đam. Sau đó rửa sạch đem xay nhuyễn, thoa lên vùng mụn 15 – 20 phút. Làm liên tục 3 lần mỗi tuần để cân bằng độ ẩm và đẩy lùi mụn.
Ăn gì để hết mụn ở trán
1. Rau cải xoăn
Rau cải xoăn là một trong những thực phẩm tốt nhất cho làn da bị mụn. Thực phẩm này cung cấp nhiều chất xơ giúp đào thải độc tố tích tụ dưới da, ngăn ngừa sự xuất hiện của các nốt mụn mới. Thành phần vitamin C dồi dào được tìm thấy tong rau cải xoăn còn giúp kích thích sản sinh collagen, giúp ngăn ngừa và phục hồi các vết sẹo mụn, cho làn da săn chắc và có độ đàn hồi tốt hơn.
Bên cạnh đó, rau cải xoăn còn chứa nhiều vitamin A, B6, K, mangan, magie, kali, đồng và chất chống oxy hóa. Chúng có tác dụng kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn gây mụn, đồng thời ức chế sự gia tăng sắc tố da, ngăn ngừa vết thâm sau mụn.
Nếu đang bị mụn tấn công, bạn nên thêm rau cải xoăn vào trong bữa ăn hàng ngày. Loại rau này có thể dùng luộc, nấu canh hay xào, vừa giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi làn da bị mụn, vừa góp phần nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
2. Bí ngô
Chứa nhiều enzym thực vật, kẽm cùng axit alpha hydroxy, bí ngô có thể giúp giảm sưng viêm, kháng khuẩn, dưỡng ẩm, cân bằng độ pH trên da. Đặc biệt, thành thành kẽm trong bí ngô còn giúp điều chỉnh hoạt động của tuyến bã nhờn, giảm sát xuất dầu nhờn dư thừa – nguyên nhân phổ biến dẫn đến sự xuất hiện của các loại mụn.
Chính vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi bí ngô được khuyến khích sử dụng trong thực đơn của người bị mụn. Thực phẩm này thậm chí còn được sử dụng làm mặt nạ trị mụn đầu đen, mụn trứng cá hay các loại mụn khác. Bạn có thể sử dụng bí ngô trong thực đơn 2 lần trong tuần để đẩy lùi tình trạng mụn từ bên trong.
Súp bí ngô, canh bí ngô hay bánh kếp bí ngô chính là những gợi ý thú vị cho thực đơn của bạn trong những ngày bị mụn. Mặc dù tốt nhưng bạn không nên ăn thực phẩm này hàng ngày sẽ dễ bị vàng da do bí ngô chứa nhiều vitamin A.
Các loại thực phẩm này cung cấp dưỡng chất giúp chăm sóc da, trị mụn tùy nhiên cách này chỉ tác động một phía, từ trong cơ thể với tác dụng chậm vì thế việc trị mụn sẽ mất nhiều thời gian. Để việc trị mụn toàn diện hơn, khách hàng nên tìm đến các giải pháp toàn diện hơn.
Thấu hiểu điều này, các chuyên gia tại Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện để cung cấp liệu trình trị mụn toàn diện. Bài thuốc phát triển thành nhiều chế phẩm nhỏ gồm bài thuốc uống và tinh chất bôi thảo dược giúp tác động đồng thời từ căn nguyên đến triệu chứng gây mụn.
Trong đó, bài thuốc uống trong gồm nấm lim xanh, bồ công anh, ngải diệp, kim ngân hoa… giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, cải thiện việc trao đổi chất, cấp ẩm cho da và nuôi dưỡng da từ sâu bên trong cơ thể. Đồng thời, thúc đầy chức năng tạng phủ, hỗ trợ quá trình thanh nhiệt, giải độc và chăm sóc sức khỏe tổng thể.
Còn tinh chất bôi thảo dược sử dụng đắp trực tiếp lên vùng da tổn thương hoặc bị mụn để se cồi, đẩy nhân mụn tự động để loại bỏ nhân mụn tự nhiên, không gây tổn thương da. Đồng thời, bổ sung các dưỡng chất để chăm sóc da, rút ngắn thời gian dưỡng da và trị mụn.
Dù có tác dụng khác nhau nhưng khi kết hợp với nhau mang đến hiệu quả toàn diện tạo thành liệu trình trị mụn hoàn hảo. Nhờ đó mang đến giải pháp được chuyên gia và người bệnh tin tưởng.
3. Các loại đậu tốt cho người bị mụn
Bao gồm đậu xanh, đậu đen, đậu phộng hay đậu đỏ… Chúng chứa nhiều chất xơ nhưng lại có ít đường. Khi sử dụng trong bữa ăn sẽ giúp cho lượng đường trong máu luôn được giữ ở mức ổn định, giảm thiểu nguy cơ bùng phát mụn.
Cùng với đó, các loại đậu còn bổ sung nhiều sắt, magi, folate, protein và nhiều loại vitamin thiết yếu cho da. Chúng không chỉ giúp thải độc, làm mát da mà còn đẩy nhanh tốc độ tái tạo các tế bào da mới, giúp tổn thương do mụn nhanh chóng hồi phục mà không để lại sẹo xấu.
Bạn có thể thêm đậu vào trong các món hầm, súp hoặc xay bột pha nước uống. Hạn chế ăn chè đậu vì món ăn này chứa khá nhiều đường sẽ khiến cho tình trạng sưng viêm ở các nốt mụn thêm tồi tệ.
4. Khoai lang
Khoai lang chính là câu trả lời tiếp theo cho những ai đang thắc mắc ăn gì để hết mụn. Loại củ này cung cấp cho cơ thể nhiều Beta-carotene. Chất này khi được hấp thu sẽ chuyển hóa thành vitamin A – một chất có khả năng chống lại mụn.
Vitamin A hoạt động bằng cách tăng cường hàng rào bảo vệ da trước sự tấn công của vi khuẩn, nấm, gốc tự do hay ánh nắng mặt trời, đồng thời ngăn ngừa tắc nghẽn lỗ chân lông, cải thiện tình trạng viêm nhiễm trên làn da bị mụn.
Củ khoai lang thường được dùng để luộc, chiên, nướng hay làm bánh. Mỗi tuần bạn nên ăn thực phẩm này 2 – 3 lần để nhanh hết mụn.
5. Các loại quả mọng
Trong danh sách các thực phẩm giúp hỗ trợ điều trị mụn tại nhà còn có các loại quả mọng, chẳng hạn như quả cherry, mâm xôi, nam việt quất, wiki, nho đen hay dâu tằm… Nhóm trái cây này đặc biệt giàu chất chống oxy hóa và vitamin C.
Vitamin C có tác dụng kháng viêm, làm nhanh lành tổn thương do mụn, cải thiện sức đề kháng cho da và kích thích sản sinh collagen ngăn ngừa sẹo cho da. Trong khi đó, chất chống oxy hóa lại hoạt động mạnh mẽ trong việc tiêu diệt gốc tự do, giảm thiểu sự hình thành của các đốm thâm đen sau mụn.
Hãy thêm quả mọng vào trong bữa ăn hàng ngày như một món tráng miệng dùng kèm với sữa chua, ngũ cốc. Hoặc bạn cũng có thể ép chúng lấy nước uống hoặc xay sinh tố cũng khá ngon miệng và hấp dẫn.
6. Đu đủ
Nếu đang bị mụn tấn công, bạn không nên bỏ qua đu đủ. Loại trái cây này cung cấp một loại enzym tiêu hóa có tên gọi là papain. Chất này mang lại nhiều lợi ích cho làn da bị mụn như:
- Làm thông thoáng lỗ chân lông
- Dưỡng ẩm cho da, hạn chế tiết dầu nhờn dư thừa
- Ngăn ngừa và làm mờ sẹo mụn
- Làm giảm sự hình thành của các nốt mụn mới.
Ngoài ra, các thành phần vitamin A, B, C, K, kali, magie và canxi có trong quả đu đủ còn đẩy nhanh tốc độ phục hồi của vùng da bị tổn thương, cải thiện sức khỏe cho làn da.
Để tận dụng được những lợi ích tuyệt vời từ quả đu đủ, bạn có thể ăn trực tiếp thịt quả chín, xay sinh tố. Một số người còn dùng đu đủ để làm mặt nạ trị mụn và bổ sung thêm dưỡng chất cho da.
7. Cá hồi
Để mau hết mụn, bạn cũng nên thường xuyên bổ sung cá hồi vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày. Đây là nguồn cung cấp omega 3 dồi dào rất tốt cho làn da bị mụn.
Omega 3 là một loại axit béo có khả năng kháng viêm, tăng cường hàng rào bảo vệ cho da trước sự tấn công của tia UV trong ánh nắng mặt trời và làm giảm nguy cơ bị thâm da, sẹo mụn.
Nếu không thích ăn cá hồi, bạn có thể thay thế bằng các loại cá béo khác cũng giàu omega 3 không kém. Chẳng hạn như cá thu, cá kiếm, cá mòi, cá tuyết hay cá cơm. Sử dụng chúng để áp chảo, hấp, kho hay nấu canh ăn mỗi tuần vài lần tùy theo sở thích của bạn.
8. Quả chanh
Trong chế độ ăn của người bị mụn không thể thiếu chanh. Loại quả này cung cấp nhiều nước và vitamin C. Chúng giúp cấp ẩm, giảm tiết dầu nhờn trên da, đồng thời hoạt động như một chất làm se tự nhiên, giúp nốt mụn nhanh chóng hết sưng và khô đầu.
Thường xuyên uống nước chanh hoặc sử dụng chanh trong chế biến món ăn cũng giúp tăng cường sản xuất collagen, cải thiện sắc tố da, làm mờ các vết sẹo thâm sau mụn và giúp làn da tươi trẻ, trắng mịn hơn.
9. Gà tây
Nghiên cứu cho thấy, thịt gà tây cung cấp nhiều protein và kẽm – những dưỡng chất có lợi cho việc ngăn ngừa và điều trị mụn trứng cá trên da.
Kẽm là loại khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong việc trao đổi chất dinh dưỡng, điều hòa hormone trong cơ thể. Nhiều bằng chứng đã chỉ ra, những người bị mụn trứng cá nghiêm trọng thường có hàm lượng kẽm trong máu thấp. Trong khi đó, thành phần protein được tìm thấy trong gà tây thì lại có tác dụng tăng cường sản sinh các tế bào da mới giúp nhanh chóng chữa lành mô bị tổn thương ở khu vực da bị mụn.
Đặc biệt, thịt gà tây còn chứa rất ít cholesterol và chất béo nên khi sử dụng, bạn sẽ không phải lo ngại về tình trạng tăng cân hoặc mắc các bệnh lý về tim mạch.
10. Rau diếp cá
Rau diếp cá có tính mát giúp trị nóng trong, làm mát da, thải độc cho cơ thể, qua đó hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa sự hình thành của mụn.
Ngoài ra, thực phẩm này còn cung cấp nhiều chất xơ và hoạt chất kháng sinh tự nhiên. Chúng có tác dụng diệt khuẩn, giảm sưng viêm ở vùng da bị mụn, giúp tổn thương trên da nhanh hồi phục mà không để lại dấu tích.
Rau diếp cá có thể dùng dưới dạng ăn sống hoặc nấu chín. Bạn cũng có thể xay rau diếp cá lấy nước uống mỗi ngày 1 ly và tận dụng phần bã đắp trực tiếp lên vùng da bị tổn thương để tấn công mụn từ bên trong lẫn bên ngoài.
Hầu hết các sản phẩm tự nhiên có tính mát, bổ sung dưỡng chất giúp trị mụn, dưỡng da tuy nhiên tác dụng đến chậm, sử dụng phức tạp. Vì thế nhiều người thường băn khoăn khi sử dụng và lựa chọn các sản phẩm giúp loại bỏ mụn trên da.
Các loại mụn trên trán
Mụn trứng cá – nỗi ám ảnh của nhiều người là tình trạng viêm da mãn tính có thể xuất hiện ở bất kì vị trí nào trên cơ thể. Mụn trứng cá có rất nhiều dạng nên dễ bị nhầm lẫn với các loại mụn khác: mụn trứng cá đầu trắng, đầu đen, mụn nhọt, mụn mủ,…
Mụn trứng cá gặp ở mọi độ tuổi, mọi giới tính và có thể tái đi tái lại nhiều lần, đặc biệt là ở tuổi dậy thì hoặc các giai đoạn thay đổi hormone trong cơ thể. Mụn trứng cá bị nhiễm trùng có thể hình thành mụn bọc, mụn nang nguy hiểm cho làn da.
Mụn trứng cá không sớm điều trị có thể bùng phát mạnh gây mất thẩm mỹ. Sau đó sẽ để lại các vết sẹo lồi, sẹo lõm, thâm sẹo trên da.
Mụn ẩn ở má hay mụn ẩn ở cằm, trán, mũi là tình trạng khá thường gặp. Mụn ẩn là một dạng của mụn trứng cá, nằm sâu trong da, tệp màu da và khó có thể quan sát được bằng mắt thường. Tuy nhiên, khi đưa tay sờ hoặc dùng ánh sáng có thể thấy được mụn sần, lộm cộm.
Mụn ẩn dưới da không thường ít được quan tâm do chưa ảnh hưởng nhiều tới thẩm mỹ. Tuy nhiên, chăm sóc da đúng cách hoặc tác động xấu từ môi trường có thể khiến mụn ẩn phát triển thành mụn viêm, sưng, mụn bọc.
Sợi bã nhờn thường dễ bị nhầm lẫn với mụn đầu đen hoặc mụn đầu trắng. Thực tế, sợi bã nhờn không phải mụn và không có nhân. Sợi bã nhờn là một thành phần thiết yếu của da và được tạo ra bởi các tuyến bã nhờn.
Mụn bọc, mụn viêm là tình trạng mụn sưng viêm, cứng, có chứa mủ màu trắng hoặc vàng bên trong và gây đau nhức. Mụn viêm, mụn bọc điều trị không đúng cách có thể lan rộng hoặc để lại sẹo về sau.
Đinh râu là loại mụn thường gặp ở người trưởng thành. Định râu là căn bệnh nguy hiểm, có thể trở nên trầm trọng nếu không được điều trị kịp thời.
Mụn thịt là một dạng u lành tính thường gặp ở người trưởng thành. Tuy không ảnh hưởng tới sức khỏe, mụn thịt lại dễ gây mất thẩm mỹ, đặc biệt là mụn thịt ở vùng mắt, cổ,…
Thông tin liên hệ đến bác sĩ Lê Trần Duy sẽ có đội ngũ hướng dẫn :
- Hotline: 0938.775.770 – 0938.201.205 .
- Zalo: 0938.775.770 – 0938.201.205 .
- Youtube: Bác Sĩ Lê Trần Duy
- Fanpage: Nâng Mũi Thẩm Mỹ Bác Sĩ Lê Trần Duy
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!