Lời khuyên: Nâng mũi cấu trúc kiêng gì trong bao lâu?
Trên thực tế, bệnh nhân khi chuẩn bị cho quá trình nâng mũi không chỉ phải chú ý đến phương pháp phẫu thuật nâng mũi, tay nghề bác sĩ mà còn có chế độ ăn uống và chăm sóc hậu phẫu vì nó chiếm đến 40% tỷ lệ quyết định kết quả dáng mũi có được như mong muốn hay không , Bài viết dưới đây liên quan đến chủ đề “Nâng mũi cấu trúc kiêng gì trong bao lâu?” có thể sẽ giúp được mọi người hạn chế những món ăn cần hạn chế hậu phẫu nâng mũi cấu trúc.
Nâng mũi cấu trúc kiêng ăn những món gì?
Dưới đây là danh mục các món ăn cũng như thức uống mà bệnh nhân nâng mũi cấu trúc cần phải kiêng vì có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình lành lại của vết thương (vết thương sưng, viêm, lâu lành hoặc để lại sẹo).
Kiêng ăn rau muống
Thực tế, loại rau khá ngon miệng và phổ biến trong bữa cơm gia đình Việt này có thể làm vết thương bị sẹo lồi vì rau muống có khả năng tăng sinh collagen lành tính. Điều này giúp đẩy nhanh quá trình làm đầy vết thương và có thể trong quá trình đó phần thịt lồi ra không được kiểm soát nên gây sẹo lồi.
Kiêng ăn hải sản
Chúng ta đều biết các loại hải sản là nguồn cung cấp một lượng lớn canxi cũng như chất đạm đặc rất tốt cho cơ thể con người. Tuy nhiên, việc bổ sung những dưỡng chất đó ngay sau khi phẫu thuật nâng mũi cấu trúc sẽ có thể làm phản tác dụng vì khiến vết thương lâu lành hơn, đồng thời cũng không tốt cho việc cố định vùng mũi vừa tái cấu trúc. Ngoài ra, ăn hải sản vào thời điểm mới phẫu thuật xong còn có thể gây ngứa ngáy hoặc những kích ứng da, dị ứng da không mong muốn.
Kiêng ăn thịt gà, thịt bò
Thực tế nếu có bất kỳ can thiệp mang tính xâm lấn nào bởi dao kéo cũng cần phải kiêng hai loại thực phẩm này bởi vì nó có thể làm cho vết thương bị mưng mủ, viêm trong quá trình hồi phục. Đồng thời, trong thịt gà và thịt bò cũng chứa khá nhiều chất protein khiến da bị kích ứng, tệ hơn là làm sẹo lồi rất mất thẩm mỹ.
Nâng mũi cấu trúc kiêng gì trong bao lâu?
Kiêng ăn đậu phộng và những món ăn làm từ nếp
Những loại thực phẩm hay món ăn có liên quan đến nếp hoặc đậu phộng thường có tính nóng nên sẽ dễ khiến vết thương sưng, bị viêm hoặc mưng mủ dẫn đến quá trình kéo da non làm lành vết thương bị chậm đi.
Kiêng ăn thực phẩm lên men
Những loại thực phẩm lên men như cà muối, dưa giá,… thường là những món ăn không thể thiếu trong các bữa cơm nhưng bệnh nhân vừa mới thực hiện nâng mũi cấu trúc nên nhớ hạn chế chúng. Thứ nhất là vì nó có thể làm vết thương bị mưng mủ; thứ hai là tình trạng ợ chua sau khi ăn những thực phẩm này có thể gây ảnh hưởng không tốt đến dáng mũi mới phẫu thuật.
Kiêng thức uống có cồn, có gas hoặc có chứa chất kích thích
Trong thắc mắc “Nâng mũi cấu trúc kiêng gì trong bao lâu?” thì bệnh nhân cũng cần lưu ý kiêng những món thức uống có cồn như rượu bia; có gas như các loại nước ngọt; có chứa chất kích thích như cà phê, thuốc lá,… vì nó sẽ gây trở ngại trong việc làm lành vết thương. Thậm chí ở những trường hợp xấu có thể gây ra nhiễm trùng dẫn đến biến chứng.
Để có được dáng mũi hậu phẫu chuẩn như mong muốn thì bạn nên lưu ý kỹ những loại thức ăn như trên
Nâng mũi cấu trúc kiêng những món đó trong bao lâu?
Đối với các thực phẩm như thịt bò, thịt gà, hải sản, thức ăn có chứa nếp, rau muống, thức ăn lên men,… thì sau 1 tháng bệnh nhân đã có thể sử dụng lại bình thường. Lúc này mới là thời điểm bệnh nhân cần nạp năng lượng để bổ sung chất dinh dưỡng bù cho thời gian hậu phẫu. Tuy nhiên, đối với rượu bia cũng như các chất kích thích thì bệnh nhân tốt nhất vẫn nên kiêng tuyệt đối từ 3 – 6 tháng cho đến khi tình trạng mũi đã ổn định hẳn thì mới sử dụng.
Phương pháp nâng mũi cấu trúc kiêng gì trong bao lâu để đảm bảo dáng mũi?
Một số lưu ý khác liên quan đến chăm sóc hậu phẫu nâng mũi cấu trúc
Theo như Chuyên gia thẩm mỹ – Bác sĩ Lê Trần Duy thì sau khi thực hiện các ca nâng mũi, bệnh nhân có thể đi xe máy về nhà bình thường, sinh hoạt hay làm việc đều như trước phẫu thuật (trừ trường hợp nâng mũi sụn sườn cần ở lại viện để theo dõi thêm). Thời gian lành vết thương là khoảng 3 – 7 ngày, có thể cắt chỉ sau ngày thứ 7. Còn để dáng mũi ổn định hoàn toàn mất đến khoảng 3 – 4 tháng.
Vậy nên trong quá trình chăm sóc hậu phẫu cũng cần kiêng một số điều để đảm bảo kết quả dáng mũi như mong muốn. Bác sĩ Duy lưu ý bệnh nhân những ngày đầu sau phẫu thuật nâng mũi không nên nằm nghiêng để dáng mũi được ổn định. Có thể dùng túi chườm đá để giảm đau nhưng tuyệt đối không được làm nước chảy vào vết thương.
Đồng thời không nên tham gia chơi thể thao hoặc các hoạt động ngoài trời để hạn chế các tác động lực vào dáng mũi. Trong thời gian này các chị em cũng không nên trang điểm để giữ cho trạng thái mũi không bị tác động bởi những chất phấn trang điểm. Nếu bạn bị cận, hãy chuẩn bị một bộ kính áp tròng để đeo khi mới phẫu thuật xong để không có thao tác nào dù nhỏ nhất lên vị trí vết thương.
Chuyên gia thẩm mỹ – Bác sĩ Lê Trần Duy đưa ra một số dặn dò khi chăm sóc hậu phẫu
Tuy đã dặn dò rất kỹ lưỡng nhưng với cái tâm của nghề, bác sĩ Duy vẫn sẽ cam kết bảo hành cho bệnh nhân trong các trường hợp khách quan (từ phía bác sĩ như: dị ứng chất liệu độn; ngứa bên trong mũi; chảy máu,…) lẫn các trường hợp chủ quan (từ phía bệnh nhân như: té ngã, tai nạn, va đập mạnh,…). Điều này có nghĩa là Bác sĩ Duy sẽ tiến hành chỉnh sửa lại dáng mũi cho bệnh nhân hoàn toàn miễn phí.
Thông Tin Liên Hệ :
Địa chỉ : 877 – 879 Hồng Bàng , Phường 9 , Quận 6 , Thành Phố Hồ Chí Minh.
Điện thoại : 0938.775.770 – 0938.201.205 .
Website : https://bsletranduy.com
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!