Chữa thoái hóa cột sống bằng lá ngải cứu

Bình chọn

Chữa thoái hóa cột sống bằng lá ngải cứu có thể giảm đau nhức và đẩy lùi triệu chứng khó chịu , Vì vậy, đây là phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng từ xa xưa. Bệnh nhân tuân thủ điều trị theo các cách sau đây sẽ góp phần hỗ trợ đẩy lùi bệnh lý hiệu quả.

Gừng muối ngải cứu chữa được bệnh gì ?

Chữa đau vai gáy bằng gừng tươi và ngải cứu

Nếu đau vai gáy kèm theo hiện tượng cứng khớp và khớp đốt sống cổ phát ra âm thanh khi vận động, bạn nên áp dụng bài thuốc từ gừng tươi và ngải cứu.

Gừng tươi có vị cay nồng, tính ấm, tác dụng khu phong, tán ứ, trừ hàn và hoạt huyết. Kết hợp 2 dược liệu này có thể điều hòa kinh mạch ở vùng cổ – vai – gáy, giảm đau nhức và thúc đẩy tuần hoàn máu.

chữa thoái hóa cột sống bằng lá ngải cứu

Đẩy lùi cơn đau vai gáy với bài thuốc đắp từng lá ngải cứu, gừng tươi và muối hạt

Chuẩn bị:

  • 1 củ gừng tươi
  • 1 nắm lá ngải cứu tươi
  • 1 ít muối

Thực hiện:

  • Đập dập gừng và rửa sạch ngải cứu
  • Sau đó cho vào chảo sao cho vàng đều với muối hạt
  • Cho dược liệu túi vải và đem chườm lên vùng đau nhức

Sau khi áp dụng mẹo chữa này, bạn có thể dùng tay xoa bóp vùng vai gáy và cổ để kéo giãn không gian giữa các đốt sống. Từ đó làm giảm đau nhức và cải thiện phạm vi vận động của cơ quan này.

Ngải cứu chữa đau khớp gối

Kết hợp ngải cứu và muối để chữa bệnh viêm khớp

Muối có tính sát trùng cao nên giúp giảm viêm vô cùng hiệu quả kết hợp với ngải cứu có thể giúp người bệnh giảm nhanh các biểu hiện viêm đau khớp.

  • Nguyên liệu cần chuẩn bị: Lá ngải cứu tươi, không quá già, muối biển, 1 miếng vải sạch.
  • Cách tiến hành: Rửa sạch lá ngải cứu và để cho ráo nước. Cho ngải cứu lên chảo rang với muối ở lửa nhỏ đến khi lá ngải và muối chuyển màu. Dùng hỗn hợp này bọc trong tấm vải mỏng rồi chườm nóng vùng khớp bị viêm đau. Sử dụng mỗi ngày 2 – 3 lần kiên trì 2 – 3 tuần sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Ngải cứu mật ong

Cách chữa bệnh gai cột sông bằng ngải cứu và mật ong

Uống nước ngải cứu và mật ong

Sử dụng loại nước ngải cứu pha cùng mật ong này thì người đó phải chịu được vị đắng tốt. Do thuốc là nước ngải cứu chắt tươi không qua đun nấu.

Nguyên liệu: cần chuẩn bị 300 gram rau ngải cứu, 2 muống mật ong nguyên chất.

Bước 1: Mua rau về rửa và nhặt sạch các bụi bản lá kho héo. Sử dụng nước muối pha loãng để rửa rau, rồi lại rửa thêm một lần cuối với nước sạch nữa. Để cho ráo nước.

Bước 2: Ngải cứu cho vào chày giã nát rồi mang chắt lấy nước, hoặc bạn cũng có thể sử dụng mấy ép để làm công việc này. Nhưng tốt hơn chúng ta vẫn nên thực hiện bằng thủ công.

Bước 3: Lấy nước ngải cứu pha cùng mật ong và thêm chút nước ấm để làm giảm vị của lá ngải. Giúp bạn dễ uống hơn.

Cách sử dụng: Để mang lại hiệu quả tốt hãy uống 2 lần /ngày. Nên uống vào buổi trưa và tối, chỉ sử dụng tốt đa 15 ngày sau đó nghỉ cách đoạn một thời gian rồi mới sử dung tiếp, tránh sử dụng liên tục quá thời gian 15 ngày, mang lại những tác dụng phụ không mong muốn.

Chườm ngải cứu có tác dụng gì ?

Chườm ngải là một trong những phương pháp sử dụng ngải cứu để chữa bệnh. Chườm ngải là sử dụng ngải cứu kết hợp với một số thảo dược, được làm nóng chườm lên vùng da để trị liệu. Tinh dầu trong ngải cứu có tác dụng ôn dương khí, khu hàn tà, thông kinh mạch, điều hòa khí huyết,… Đây là phương pháp an toàn, mang lại cho người bệnh cảm giác dễ chịu, thư giãn.

Uống nước ngải cứu tươi có tác dụng gì ?

1. Trị ho, cảm cúm, đau đầu

Ngải cứu vì có tính ấm nên thường được sử dụng cho việc giải cảm. Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy 300gr lá ngải cứu, 100gr lá khuynh diệp, 100gr lá bưởi đun với 2 lít nước khoảng 20 phút rồi đem xông.

Bạn có thể làm cách khác như lấy 100gr ngải cứu với 50gr sả, 100gr lá húng chanh, 100gr lá tía tô và đun số với ½ lít nước và sử dụng liên tục 5 ngày giúp giảm ho, trị cảm, giảm hoa mắt, chóng mặt.

2. Trị mụn, mẩn ngứa và làm trắng da

Không chỉ có tác dụng trị mụn, ngải cứu còn giúp làm da trở lên trắng hồng mịn màng. Bạn có thể sử dụng lá ngải cứu tươi đắp lên mặt 20 phút rồi rửa sạch. Đối với trẻ nhỏ bị rôm sảy có thể sử dụng lá ngải cứu giã nát và chắt lấy nước cho trẻ tắm.

3. Giúp lưu thông máu lên não

Rất đơn giản, chỉ cần kết hợp ngải cứu với trứng gà là đã có món ngon bổ dưỡng trong thực đơn hàng ngày. Đây là 2 món ăn giàu protein, choline, adenin nên có thể tăng cường máu lên não, cải thiện hệ miễn dịch, lưu thông khí huyết.

4. Điều trị đau nhức xương khớp

Uống nước ngải cứu tươi có tác dụng gì? Ở người cao tuổi thường gặp các biểu hiện đau nhức xương khớp, đau thần kinh tọa nên ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày, đi lại khó khăn. Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể dùng ngải cứu giã nát, vắt lấy nước cốt, thêm mật ong làm giảm vị đắng rồi uống 2 lần/ngày đến khi giảm.

5. Làm giảm mỡ bụng

Điều này được rất nhiều chị em quan tâm, nguyên liệu cực kì đơn giản, phù hợp nhất với phụ nữ sau sinh muốn lấy lại vòng 2 thon gọn và quyến rũ.

6. Giảm đau bụng kinh, điều hòa kinh nguyệt

Đau bụng kinh hầu như chị em phụ nữ nào cũng gặp. Uống nước ngải cứu tươi có thể điều hòa kinh nguyệt, bạn có thể sử dụng ngải cứu hãm với nước sôi hoặc trà để sắc nước uống ngày. Cách uống nước ngải cứu chia làm 3 lần/ ngày trong ngày trước kỳ kinh nguyệt. Bạn cũng có thể sử dụng nước uống ngải cứu dạng cao hoặc dạng bột.

Hơn nữa, cách chữa kinh nguyệt không đều bằng ngải cứu. Lấy 10gr ngải cứu khô sắc với 200ml nước để cô đọng khoảng 100ml. Để dễ uống có thể thêm đường và dùng 2 lần/ ngày. Nếu bạn muốn giảm nhanh đau bụng kinh nguyệt thì có thể tăng lượng dùng và giảm khi đau bụng kinh nguyệt giảm.

 Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt

Bài thuốc chữa thoái hóa cột sống bằng lá lốt

Sử dụng lá lốt để chữa bệnh cột sống có nhiều cách nhưng phải kể đến 5 bài thuốc chữa thoái hóa cột sống bằng lá lốt hiệu quả sau.

Nước sắc lá lốt

Sử dụng sắc nước lá lốt uống đều đặn mỗi ngày có thể giúp người bệnh nhanh chóng lấy lại sức khỏe xương khớp. Theo nghiên cứu, người thoái hóa cột sống sau khoảng một tháng sử dụng nước lá lốt có thể giúp tình trạng đau nhức do bệnh được cải thiện rõ rệt.

Chuẩn bị: 100 gam lá lốt tươi.

Tiến hành sắc: 

  • Rửa sạch lá và cho vào ấm và thêm nước vừa ngập lá lốt.
  • Đun nước đến khi nước sắc lại cạn còn 1 bát thì có thể dùng được. Thời điểm tốt nhất để uống nước lá lốt là sau khi ăn tối.
  • Dùng liên tục nước lá lốt nhanh chóng nhận được hiệu quả cải thiện bệnh tình thoái hóa.

Những cây thuốc chữa thoái hóa đốt sống cổ

1. Gừng và rượu nhồi đu đủ

Gừng là một trong những vị thuốc Đông Y thường được lựa chọn để giải cảm và điều trị các triệu chứng đau nhức liên quan đến xương khớp, trong đó có bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Bài thuốc chữa bệnh từ gừng, rượu và đủ đủ thường mang lại kết quả điều trị cao và rất dễ thực hiện.

Gừng nhồi rượu giúp hỗ trợ điều trị thoái hóa đốt sống cổ

+ Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Gừng tươi: 2 củ
  • Đu đủ xanh: 1 quả
  • Rượu trắng có nồng độ cồn cao: 1/2 ly

+ Cách làm và sử dụng

  • Gừng tươi để nguyên vỏ rửa sạch và giã nát trộn chung với rượu trắng
  • Đu đủ xanh đem rửa sạch, cắt bỏ cuống để hở bên trong và nhồi gừng đã trộn rượu vào
  • Tiếp đó, đậy nắp đu đủ lại và đặt trên bếp than hồng
  • Chờ đến khi đủ đủ mềm đem bóp nhuyễn rồi bọc vào miếng vải sạch và đắp lên cổ, nơi bị đau nhức

Thực hiện bài thuốc này đều đặn mỗi ngày sẽ giúp giảm cơn đau nhức tức thì.

2. Mật ong và ngải cứu

Bên cạnh một số bài thuốc quen thuộc như ngải cứu trộn giấm hoặc ngải cứu rang muối, người bệnh có thể kết hợp ngải cứu với mật ong để điều trị triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ.

+ Nguyên liệu

  • Lá ngải cứu: 300g
  • Mật ong: 2 – 3 muỗng

+ Cách thực hiện

  • Lá ngải cứu đem rửa sạch và ngâm nước muối pha loãng trong 5 – 7 phút rồi vớt để ráo
  • Sau đó, đem giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt và trộn với mật ong rồi uống
  • Sử dụng bài thuốc này liên tục 2 tuần, triệu chứng đau nhức và co cứng ở  khớp cổ sẽ giảm dần.

3. Bột quế và mật ong

Nhờ đặc tính chống viêm, kháng khuẩn và chống oxy hóa, sự kết hợp giữa mật ong và bột quế được xem là bộ đôi hoàn hảo giúp hỗ trợ điều trị triệu chứng thoái hóa cột sống cổ.

Mật ong và bột quế làm giảm đau thoái hóa đốt sống cổ một cách tự nhiên.

+ Cần có

  • Bột quế: 1 muỗng cà phê
  • Mật ong: 2 muỗng cà phê
  • Nước ấm: 250 ml

+ Cách sử dụng

Người bệnh trộn mật ong và bột quế lại với nhau rồi thêm nước, khuấy đều và uống. Sử dụng 2 lần mỗi ngày vào sáng và tối sẽ giúp đẩy lùi cơn đau ở cột sống cổ.

Lưu ý: Người bị dị ứng với bột quế, huyết áp thấp, phụ nữ đang mang thai hoặc người bị đái tháo đường không nên áp dụng cách này chữa bệnh.

4. Xương rồng ba chia và giấm nuôi

Bài thuốc Nam chữa thoái hóa đốt sống cổ từ xương rồng và giấm ăn thường được nhiều đối tượng bệnh thoái hóa đốt sống cổ lựa chọn. Nhờ khả năng hóa ứ trệ, hoạt huyết của xương rồng kết hợp với tác dụng chống viêm, kháng khuẩn của giấm giúp giảm đau tự nhiên.

+ Chuẩn bị

  • Xương rồng: 1 nhánh
  • Giấm nuôi: 2 muỗng

+ Cách thực hiện 

  • Người bệnh nên chọn xương rồng ba chia lấy đọt non hoặc bánh tẻ
  • Sau đó, loại bỏ gai, rửa sạch và giã nát
  • Tiếp đến, đem xào nóng với giấm nuôi và cho vào miếng vải sạch rồi đắp lên vùng cổ bị đau

5. Chìa vôi + dền gai + cỏ xước + tầm gửi + xấu hổ (trinh nữ)

Với sự kết hợp của 5 vị thuốc từ tự nhiên như cây cỏ xước, rau dền gai, cây xấu hổ, tầm gửi và cây chìa vôi trắng hoặc tía giúp tạo thành bài thuốc Nam hỗ trợ điều trị thoái hóa đốt sống cổ.

+ Nguyên liêu cần có

  • Cây tầm gửi: 20g
  • Trinh nữ: 20g
  • Cỏ xước: 20g
  • Rau dền gai: 20g
  • Chìa vôi 30g

+ Cách sử dụng

Các vị thuốc nêu trên đã được phơi khô đem sắc chung với 4 bát nước cho đến khi còn 3 và chia uống trong ngày. Kiên trì sử dụng bài thuốc này sẽ giúp giảm co cứng và đau ở cổ.

6. Cây mật gấu

Cây mật chứa các thành phần hóa học như β-sitosterol, β-sitosterol glucoside rabdoserrin A và excisanin A,… có tác dụng kháng viêm giúp giảm đau ở vùng cổ bị thoái hóa.

Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng cây mật gấu

+ Cách sử dụng

  • Người bệnh sử dụng 30 gram cây mật gấu đem rửa sạch và thái khúc
  • Sau đó, đun sối với nước trong vòng 20 phút rồi lọc lấy nước uống 3 lần mỗi ngày
  • Kiên trì áp dụng bài thuốc này 2 tuần sẽ nhận được kết quả điều trị như mong muốn

7. Lá lốt

Theo các nhà khoa hoc, trong lá lốt chứa nhiều hoạt chất enzyme có rác dụng giúp tái tạo và phục hồi tổn thương xương khớp. Bên cạnh đó, tinh dầu và thành phần khoáng chất, vitamin, đặc biệt vitamin B được tìm thấy khá nhiều trong lá lốt mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe. Chính vì vậy, người bệnh có thể sử dụng bài thuốc Nam từ lá lốt để giảm chứng đau nhức do thoái hóa đốt sống cổ gây nên.

+ Cách thực hiện

  • Đối vưới lá lốt tươi: Người bệnh sử dụng khoảng 50 gram lá lốt đem sắc chung với 3 bát nước. Sau khi thuốc cạn còn 1/2 chén, tắt bếp, lọc thuốc và uống 1 lần trong ngày sau bữa ăn tối. Bệnh nhân sử dụng bài thuốc này liên tục trong ngày 10 ngày sẽ nhận thấy triệu chứng đau thuyên giảm đáng kể.
  • Lá lốt phơi khô: Sử dụng 30 gram lá lốt đã phơi khô sắc thuốc uống. Phương pháp sắc thuốc và thời gian dùng tương tự với bài thuốc từ lá lốt tươi.
error: Content is protected !!