Chữa suất tinh sớm bằng rau ngót ,Sử dụng rau ngót chữa xuất tinh sớm là phương pháp rất đơn giản, an toàn và mang lại hiệu quả mà đấng mày râu hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng. Thành phần dưỡng chất đa dạng bên trong rau ngót khi được bổ sung vào cơ thể sẽ có tác dụng ngăn chặn quá trình xuất tinh sớm xảy ra, giúp kéo dài thời gian quan hệ và kích thích ham muốn tình dục ở nam giới. Dưới đây là các cách chữa xuất tinh sớm bằng rau ngót bạn có thể tham khảo và áp dụng tại nhà.
Cách chữa yếu sinh lý bằng rau ngót.
Rau ngót chữa yếu sinh lý mang lại tác dụng tốt. Tuy nhiên, cần làm đúng cách, đúng liều lượng mới có thể phát huy tối đa công dụng. Dưới đây là gợi ý các món ăn, bài thuốc tăng sinh lý bằng rau ngót tại nhà cho quý ông:
2.1 Canh rau ngót, mướp hương tăng cường sinh lý
Đây là món canh bổ dưỡng, dễ làm nhưng vẫn có mùi vị rất thơm ngon. Cánh mày râu có thể sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày để bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
– Chuẩn bị nguyên liệu:
- Rau ngót tươi: 1 bó
- Mướp hương: 1-2 quả
- Thịt nạc vai heo xay: 1 lạng
- Gia vị: Hành khô, mắm, muối
– Hướng dẫn thực hiện món ăn:
- Rau ngót tuốt bỏ cọng, rửa sạch; Mướp hương cạo vỏ, thái chéo thành miếng mỏng
- Phi hành thơm, cho thịt vào xào, nêm gia vị
- Thêm 500ml nước đun sôi rồi thả rau ngót, mướp hương
- Tiếp tục đun thêm 5 phút rồi tắt bếp
Lưu ý: Không nên đun quá lâu vì sẽ khiến rau ngót bị dai và mất mùi thơm. Nên dùng mỗi tuần 3-4 lần.
2.2 Rau ngót nấu cua đồng
Canh cua rau ngót không chỉ mát bổ mà còn rất tốt cho sinh lý nam. Đây là phương pháp giúp cải thiện sức khỏe tình dục tốt. Bên cạnh đó, món ăn còn giúp tăng chất lượng tinh trùng, tốt cho nam giới hiếm muộn.
– Chuẩn bị nguyên liệu:
- Rau ngót: 1 bó
- Cua đồng hoặc cua biển: 300g
- Gia vị: Hạt nêm, mì chính (tùy khẩu vị)
– Hướng dẫn thực hiện:
- Rau ngót nhặt lá, rửa sạch, thái rối
- Cua sơ chế, giã kỹ rồi lọc với 500ml nước
- Nêm gia vị vừa ăn vào phần nước cua vừa lọc rồi bắc lên bếp đun nhỏ lửa
- Đến khi gạch cua nổi lên thì gạt sang 1 bên rồi thả rau ngót
- Đun thêm 3 phút cho rau chín thì tắt bếp, múc canh ra bát
2.3 Rau ngót nấu tôm chữa yếu sinh lý
Rau ngót chữa bệnh yếu sinh lý có thể kết hợp thêm tôm để mang lại hiệu quả tốt hơn. Có thể sử dụng tôm tươi hoặc tôm khô để chế biến món ăn đều được. Tùy vào khẩu vị, bạn có thể sử dụng dầu ăn hoặc không.
– Chuẩn bị nguyên liệu:
- Rau ngót: 1 bó
- Tôm tươi: 100g (Hoặc tôm khô: 50g)
- Gia vị: mắm, muối, hành khô
– Hướng dẫn thực hiện:
- Tôm tươi bóc vỏ, xắt miếng nếu là con to. Tôm khô thì ngâm nở, giã dập
- Rau rửa sạch, vò nát
- Phi hành thơm rồi cho tôm vào xào. Thêm lượng nước vừa đủ, nêm gia vị
- Thả rau và đun cho đến khi sôi lại
2.4 Rau ngót luộc
Đây là món ăn thanh đạm, dễ thực hiện, dễ ăn. Nam giới sử dụng giúp tăng cường lưu thông máu, thanh nhiệt cơ thể, thúc đẩy ham muốn tình dục. Rau ngót luộc có thể chấm với nước mắm hoặc ăn không, tùy khẩu vị mỗi người.
– Chuẩn bị nguyên liệu:
- Rau ngót: 1 bó
- Nước lọc: 400ml
- Một chút muối hoặc hạt nêm
– Hướng dẫn thực hiện:
- Đun sôi nước, thả chút gia vị
- Cho rau đã sửa sạch vào luộc khoảng 5 phút
- Vớt rau, dùng cả rau và nước
2.5 Nước ép rau ngót
Trị yếu sinh lý bằng nước ép rau ngót là cách làm được nhiều người áp dụng. Bài thuốc này giúp thanh nhiệt, giải độc, làm mát cơ thể, hỗ trợ thúc đẩy tuần hoàn máu trong cơ thể. Với nam giới, nước ép rau ngót giúp cải thiện rối loạn cương dương, tăng ham muốn.
– Chuẩn bị nguyên liệu:
- Rau ngót tươi: 1 bó
- Nước lọc: 150ml
- Muối tinh: ½ thìa cà phê, đường tùy khẩu vị
– Cách thực hiện như sau:
- Rau ngót bỏ cuống, rửa sạch
- Ngâm rau với nước muối khoảng 15 phút rồi để ráo
- Cho rau vào máy xay sinh tố, thêm phần nước lọc đã chuẩn bị rồi xay nhuyễn
- Cho vào rây lọc sạch phần bã, chỉ dùng phần nước.
2.6 Rau ngót kết hợp mồng tơi, rau má chữa bệnh yếu sinh lý
Bên cạnh rau ngót, rau mồng tơi và rau má cũng có tác dụng cải thiện khả năng tình dục, tăng sinh lý cho phái mạnh. Kết hợp cả 3 loại rau thành bài thuốc chữa yếu sinh lý tại nhà mang lại tác dụng tốt, giúp bồi bổ sức khỏe, làm mát cơ thể, an thần. Từ đó giúp nam giới sung sức, tự tin hơn khi quan hệ.
– Nguyên liệu chuẩn bị:
- Rau ngót: 30g
- Rau mồng tơi: 30g
- Rau má: 30g
- Thịt nạc xay: 150g
- Tỏi: ½ củ
- Gia vị: mắm, muối, mì chính
– Hướng dẫn thực hiện:
- Tất cả các loại rau nhặt, rửa sạch rồi thái thành khúc khoảng 1cm
- Phi tỏi, cho thịt vào xào cho săn rồi thêm nước
- Đun sôi, cho rau vào đun thêm 3 phút, nên gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.
3. Ưu, nhược điểm của phương pháp chữa yếu sinh lý bằng rau ngót
Mẹo chữa yếu sinh lý bằng rau ngót được áp dụng phổ biến trong dân gian. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng, có thể tổng kết một số ưu – nhược điểm của phương pháp này như sau:
– Ưu điểm:
- Rau ngót là nguyên liệu dễ tìm, có giá thành khá rẻ. Vì thế, người bệnh không phải lo lắng nhiều về chi phí khi sử dụng.
- Hầu hết các cách chữa yếu sinh lý bằng rau ngót đều được sử dụng ở dạng canh, rất dễ chế biến, dễ ăn. Có thể dùng kèm trong bữa ăn hàng ngày.
- Rau ngót không chỉ tốt cho sinh lý mà còn có nhiều tác dụng khác.
– Nhược điểm:
- Rau ngót nếu không đúng mùa có thể bị sử dụng thuốc hóa học để kích lá. Người dùng nếu ăn phải có thể gây ngộ độc, ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Chữa yếu sinh lý bằng rau ngót chỉ là phương pháp hỗ trợ, không thể trị bệnh triệt để và chỉ có tác dụng với những trường hợp nhẹ.
- Không tiện sử dụng khi đi làm, đi đâu xa, mất thời gian chế biến.
Uống nước rau ngót sống có tác dụng gì ?
Một số chuyên gia y tế đã kiểm chứng trong nước rau ngót sống không chỉ cung cấp dinh dưỡng, vitamin cao cho cơ thể mà còn có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe của người dùng. Dưới đây là một số tác dụng tuyệt vời mà nước rau ngót sống mang lại.
Nước rau ngót sống giúp thanh nhiệt giải độc cơ thể
Theo đông y, rau ngót có tính ngọt, mát có tác dụng trong việc thanh nhiệt giải độc cơ thể, uống nước rau ngót tươi giúp lợi tiểu tăng và tiết nước bọt. Chính vì vậy, mỗi ngày bạn nên sử dụng khoảng 200ml nước rau ngót sống để giúp cho cơ thể loại bỏ đi các chất độc giúp thanh nhiệt cơ thể.
Uống nước rau ngót sống giúp hạ huyết áp
Trong rau ngót có chứa thành phần Papaverin có tác dụng làm giãn mạch và chống tình trạng co thắt các cơ trơn. Chính vì vậy, uống nước rau ngót sống giúp hạ huyết áp cực kỳ hiệu quả. Ngoài ra, nước rau ngót sống còn giúp có tác dụng rất tốt đối với những trường hợp đang bị mỡ máu cao, tai biến mạch máu não, xơ vữa động mạch cực kỳ hiệu quả.
Uống nước rau ngót sống giúp điều trị đái dầm ở trẻ
Việc sử dụng nước rau ngót sống chữa chứng đái dầm ở trẻ đã được sử dụng từ rất lâu. Bạn chỉ cần sử dụng sử dụng khoảng 40 gam rau ngót tươi sống rửa sạch, sau đó giã nát và cho thêm một chút nước đun vào khuấy đều, lọc lấy nước uống. Phần nước sẽ được sử dụng làm 2 lần uống và mỗi lần uống cách nhau khoảng 10 phút. Tác dụng này của nước rau má sống sẽ giúp tình trạng đái dầm ở trẻ được cải thiện một cách rõ rệt.
Uống nước rau ngót sống giúp kiểm soát trọng lượng.
Nước rau ngót sống còn giúp giảm béo cực kỳ hiệu quả, loại nước uống này rất phù hợp đối với những trường hợp đang trong quá trình ăn kiêng hoặc có ý định giảm cân. Việc kết hợp chế độ ăn uống khoa học với uống nước rau ngót sống mỗi ngày sẽ giúp bạn giảm cân một cách hiệu quả và không ảnh hưởng gì tới sức khỏe.
Đối với phụ nữ sau sinh trong khoảng 2-3 tuần đầu thì không nên sử dụng nước uống rau ngót sống dễ làm ảnh hưởng tới sức khỏe.
Làm đẹp da với nước rau ngót sống
Nước rau ngót sống còn có tác dụng tốt trong việc là đẹp dạ đối với chị em phụ nữ. Duy trì uống nước rau ngót sống hàng ngày kết hợp với việc sử dụng bã rau ngót để đắp lên vùng da sẽ giúp cho làn da được căng mịn và trẻ đẹp hơn.
Nước rau ngót sống tốt cho người bị tiểu đường
Do trong nước rau ngót sống có chứa nhiều hoạt chất inulin có tác dụng làm chậm đo quá trình hấp thụ đường. Chính vì vậy, những người đang bị bệnh tiểu đường nên uống nước rau ngót sống vừa bổ sung năng lượng và làm chậm đi quá trình hấp thụ đường và giúp cải thiện tình trạng bệnh.
Tác dụng của rau ngót
Thành phần dinh dưỡng của rau ngót
Rau ngót là loại thực phẩm lành, an toàn và có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe.
Về giá trị dinh dưỡng, trong 100g rau ngót cung cấp:
Thành phần | Giá trị | Thành phần | Giá trị |
---|---|---|---|
Canxi | 169mg | Năng lượng | 35 kcal |
Sắt | 2,7mg | Protein | 5,3g |
Magiê | 123mg | Glucid | 3,4 g |
Mangan | 2.400mg | Celluloza | 2,5g |
Phospho | 65 mg | Vitamin C | 185mg |
Kali | 457mg | Vitamin A | 6.650µg |
Natri | 25mg | ||
Kẽm | 0,94mg | ||
Đồng | 190µg |
Năng lượng 35 kcal. Protein: 5,3g. Glucid 3,4 g. Celluloza 2,5g.
Rau ngót giàu chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe, đặc biệt là giúp phụ nữ sau sinh nhanh loại bỏ dịch bẩn ra tử cung. Rau ngót cũng là nguồn cung cấp chất xơ quý, giúp ruột tiêu hóa dễ dàng, có tác dụng chống táo bón và phòng xơ vữa động mạch.
Lượng protid trong rau tươi nói chung thấp. Tuy vậy có nhiều loại rau người ta thấy một hàm lượng protid đáng kể như rau ngót với hàm lượng lên đến 5,3/ 100 gram.
Chất dinh dưỡng và vi chất: Canxi 169mg; Sắt 2,7mg; Magiê 123mg; Mangan 2.400mg; Phospho 65 mg; Kali 457mg; Natri 25mg; Kẽm 0,94mg; Đồng 190μg.
Vitamin: Vitamin C 185mg và vitamin A 6.650μg.
Rau ngót có hàm lượng vitamin A, vitamin C cao hơn hẳn so với bưởi, chanh, cam… Đây là thành phần quan trọng trong quá trình sản xuất collagen, vận chuyển chất béo, điều chỉnh nồng độ cholesterol và miễn dịch. Ngoài ra, vitamin C trong cơ thể là yếu tố cần thiết để vết thương mau lành và chống lão hóa giúp cải thiện chức năng não. Vitamin A là cần thiết cho tăng trưởng, quá trình nhìn của mắt, chống nhiễm khuẩn và duy trì làn da khỏe mạnh.
Cần lưu ý là vitamin C sẽ bị mất mát khi rau bị dập nát. Vì thế, nên sử dụng rau tươi, nấu xong ăn ngay là cách tốt để bảo toàn lượng vitamin C trong rau.
Theo Đông y, lá rau ngót tính mát lạnh, ngoài tác dụng thanh nhiệt, giải độc còn lợi tiểu, tăng tiết nước bọt, bổ huyết, cầm huyết, nhuận tràng, sát khuẩn, tiêu viêm, sinh cơ. Rễ vị hơi đắng. Cả lá và rễ cây rau ngót đều có tác dụng với sức khỏe. Lá rau ngót chữa ban sởi, ho, viêm phổi, sốt cao, đái rắt, tiêu độc. Rễ thì lợi tiểu, thông huyết.
Một số công dụng khác của rau ngót
Rau ngót có thể làm thuốc chữa một số bệnh sau:
- Chữa tưa lưỡi cho trẻ em: trẻ bú mẹ có thể bị tưa lưỡi do cặn sữa hoặc nấm gây đau, khó bú.
- Chữa sót nhau thai: bà mẹ sau sinh khi sinh con, phụ nữ nạo phá thai, vì nguyên nhân nào đó mà nhau thai còn sót lại trong tử cung và gây nên nhiễm trùng.
- Bồi dưỡng sau đẻ.
- Nhức xương: rau ngót nấu với xương lợn, ăn nhiều lần trong ngày sẽ chữa nhức xương hiệu quả.
- Chảy máu cam.
- Giải độc rượu.
- Chữa nám da.
Với phụ nữ mang thai cần lưu ý, rau ngót có chứa một lượng papaverin – là chất gây hiện tượng co thắt cơ trơn tử cung, có thể khiến chị em bị sảy thai. Do vậy, phụ nữ có thai nên hạn chế ăn rau ngót để tránh những trường hợp không mong muốn.
Rau ngót vừa có giá trị về dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày rất tốt cho sức khỏe, vừa có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và chữa một số bệnh. Vì thế, rau ngót là một loại thực phẩm quý và là một vị thuốc hiệu nghiệm, bạn có thể bổ sung cho bữa ăn gia đình hàng ngày.