Nhiễm trùng là biến chứng rất thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường , diễn biến thường phức tạp và nặng hơn so với bệnh nhân không bị đái tháo đường và trong nhiều trường hợp nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn tới tàn phế hoặc tử vong , Theo thống kê, gần một nửa các bệnh nhân đái tháo đường có ít nhất 1 lần nhập viện hoặc điều trị ngoại trú vì các bệnh nhiễm trùng, với nguy cơ tử vong cao gấp 2 lần so với người không bị đái tháo đường , vậy , Biến chứng nhiễm trùng là gì cùng tìm hiểu thêm bài viết sau :
Triệu chứng nhiễm trùng vết thương
Một số dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng vết thương bao gồm:
- Vết thương chảy dịch màu vàng hoặc dịch xanh lá cây, có hoặc không kèm theo mùi hôi. Nếu mủ chảy ra có màu xanh lá cây và/hoặc có mùi khó chịu thì chắc chắn rằng đã bị nhiễm trùng.
- Vết thương đau nhiều, có dấu hiệu bị sưng hoặc đỏ tấy.
- Thay đổi màu sắc hoặc kích thước so với vết thương ban đầu. Vùng bị đỏ lan rộng khoảng 2 tới 3 mm quanh miệng vết thương là bình thường nhưng nếu lan rộng hơn nữa thì cần hết sức lưu ý.
- Xuất hiện các vệt đỏ trên da xung quanh vết thương.
- Biểu hiện sốt
- Cảm giác đau không giảm đi. Bình thường hiện tượng đau và sưng chỉ lên đến đỉnh điểm vào ngày thứ hai và sau đó sẽ giảm dần.
- Người bệnh có vẻ rất yếu ớt.
Hội chứng nhiễm trùng toàn thân
Thuật ngữ nhiễm trùng toàn thân xuất phát từ một động từ Hy Lạp. Nó dùng để chỉ phản ứng viêm do nhiễm trùng lan rộng. Tuy những ý niệm về thuật ngữ này đã được hình thành từ thời cổ đại nhưng cho đến nay, nhiễm trùng toàn thân vẫn là một thách thức rất lớn với nền y học khi mà tỷ lệ bệnh nhân ngày càng tăng, chi phí điều trị tốn kém và nguy cơ tử vong rất cao.

Bệnh nhân bị nhiễm trùng lan ra máu có nguy cơ tử vong cao
Hội chứng nhiễm trùng toàn thân (Sepsis) là tình trạng bệnh nặng, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến các cơ quan như gan, thận, khiến cơ thể nhanh chóng bị suy yếu. Thậm chí, hội chứng này còn có thể dẫn đến sốc nhiễm trùng, nếu không được điều trị tích cực có thể dẫn tới tử vong.
Theo các báo cáo y tế, có tới 46% bệnh nhân tử vong do nhiễm trùng toàn thân. Do vậy, việc xử lý hội chứng này tại khoa cấp cứu rất quan trọng, giúp giảm đáng kể tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân.
Hội chứng nhiễm trùng ở trẻ em
Nhiễm trùng sơ sinh là tình trạng nhiễm trùng trên trẻ lứa tuổi sơ sinh (từ lúc sinh cho đến 28 ngày tuổi). Trẻ sơ sinh rất dễ bị nhiễm trùng bởi vì hệ thống miễn dịch (là cơ quan phòng vệ của cơ thể) chưa phát triển hoàn chỉnh, nhất là trẻ sinh non.
Việc điều trị tùy thuộc vào tình trạng nhiễm trùng của trẻ (nặng hay nhẹ, cơ quan nào bị tổn thương). Trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng thường phải nhập viện, điều trị với thuốc kháng sinh, có thể truyền dịch, thở oxy…
2. Nguyên nhân gây nhiễm trùng sơ sinh là gì?
Trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm vi khuẩn hoặc virus trong bào thai, lúc sinh, hoặc sau khi sinh. Đa số nhiễm vi khuẩn là do trẻ hít hoặc nuốt phải vi khuẩn sống bình thường trong đường sinh dục của mẹ khi đi qua trong lúc sinh; Sau đó vi khuẩn hoặc virus đi vào phổi hoặc vào máu của bé.
Ngoài ra, trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm virus. Một số loại virus như Herpes hay thủy đậu có thể gây ra bệnh nặng ở trẻ sơ sinh, nhất là trẻ sinh non. Virus có thể đi vào máu của trẻ sơ sinh khi trẻ còn trong bụng người mẹ bị nhiễm virus này, hoặc nhiễm sau sinh nếu tiếp xúc với người mắc bệnh.
3. Triệu chứng của nhiễm trùng sơ sinh:
Triệu chứng bệnh tùy thuộc vào loại nhiễm trùng. Trẻ thường có một giai đoạn ngắn quấy khóc hoặc biếng bú. Tuy nhiên, nghi ngờ trẻ bị nhiễm trùng nếu những triệu chứng này tiếp diễn hoặc trẻ có những triệu chứng sau:
Mô hình chọc dò tủy sống ở trẻ sơ sinh
– Thay đổi hành vi: trẻ ngủ nhiều hơn bình thường hoặc trẻ quấy khóc nhiều…
– Thở nhanh (trên 60 lần/phút) hoặc có rối loạn nhịp thở (thở không đều, có lúc ngưng thở …)
– Da môi nhợt nhạt hoặc tím quanh môi.
– Sốt hoặc hạ thân nhiệt.
– Sưng mắt hoặc mắt chảy ghèn vàng.
– Bú kém.
– Nôn mửa hoặc ỉa chảy…
Khi có một trong những triệu chứng trên hoặc bạn thấy bé có biểu hiện bất thường, nên đưa bé đi khám. Ngoài việc hỏi triệu chứng, khám lâm sàng, bác sĩ có thể cho con bạn làm thêm:
– Chụp Xquang, siêu âm.
– Chọc dò tủy sống (dùng kim để lấy dịch tủy sống ở vùng thắt lưng)
4. Nhiễm trùng sơ sinh được điều trị như thế nào?
Điều trị tùy thuộc vào tình trạng nhiễm trùng của trẻ. Đa số nhiễm trùng sơ sinh cần được điều trị bằng kháng sinh. Nếu nhiễm trùng của trẻ không quá nặng, trẻ sẽ được nằm chung với mẹ, và chích thuốc hằng ngày. Nếu trẻ không bú được hoặc bú kém, hoặc cần phải thở oxy, trẻ sẽ được điều trị ở phòng chăm sóc sơ sinh đặc biệt (thở oxy, truyền dịch hoặc đặt ống thông dạ dày cho ăn,…).
Hội chứng nhiễm trùng đường tình
Đường tiết niệu, từ thận đến lỗ miệng sáo, bình thường là vô trùng và đề kháng với vi khuẩn chí mặc dù thường xuyên bị bội nhiễm từ phần niệu đạo ngoài với vi khuẩn đại trực tràng. Cơ chế bảo vệ chủ yếu chống lại UTI là để bàng quang hoàn toàn rỗng trong khi đi tiểu. Các cơ chế khác để duy trì sự vô khuẩn của đường bao gồm tính axit của nước tiểu, van chống trào ngược bàng quang niệu quản, và các rào cản miễn dịch và hàng rào niêm mạc khác nhau.
Khoảng 95% UTI xuất hiện khi vi khuẩn lên niệu đạo vào bàng quang, và trong trường hợp viêm thận bể thận, vi khuẩn đi từ niệu quản lên thận. Phần còn lại của UTI là vi khuẩn đi theo đường máu. Nhiễm trùng toàn thân có thể là hậu quả của UTI, đặc biệt ở người cao tuổi. Khoảng 6,5% trường hợp nhập viện nhiễm khuẩn huyết là do UTI.
Nhiễm trùng tiết niệu không phức tạp thường được coi là bệnh viêm bàng quang hay viêm thận bể thận ở những phụ nữ tiền mãn kinh mà không có bất thường về cấu trúc hoặc chức năng của đường tiểu và những người không mang thai và không có triệu chứng đáng kể nào có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, một số chuyên gia cho rằng UTI không biến chứng ngay cả khi chúng ảnh hưởng đến phụ nữ sau mãn kinh hoặc bệnh nhân tiểu đường được kiểm soát tốt. Ở nam giới, hầu hết UTI xảy ra ở trẻ em hoặc người cao tuổi, là do bất thường giải phẫu hoặc do can thiệp dụng cụ vào đường niệu, và được coi là phức tạp, có biến chứng.
Các UTI hiếm xảy ra ở nam giới từ 15 đến 50 tuổi, thường ở nam giới có quan hệ tình dục không an toàn qua đường hậu môn, hoặc ở những người có dương vật không được cắt bao quy đầu, và chúng thường được xem là không biến chứng. Trên các đối tượng nam giới ở độ tuổi này nhưng có quan hệ tình dục đường hậu môn an toàn và chưa cắt bao quy đầu là rất hiếm gặp, thường được coi là nhiễm trùng tiết niệu phức tạp và cần phải đánh giá các bất thường về đường tiết niệu.
Vừa bị tiểu đường vừa bị lao phổi
Bệnh Đái Tháo Đường có nhiều biến chứng:
- Cấp tính: hôn mê do hạ đường huyết, dùng quá liều insulin, mất nước do nôn mửa, tiêu chảy, nhiễm toan do sai lầm điều trị, chế độ ăn…
- Mạn tính: thường gặp ở nhiều cơ quan: Mạch máu lớn: xơ vữa động mạch vành, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, suy tim, suy thận, viêm hoại tử chi dưới. Mạch máu nhỏ: viêm võng mạc mắt, viêm đa thần kinh vận động, liệt dương.
Các biến chứng khác:
- Nhiễm khuẩn.
- Đục nhân mắt, viêm thần kinh thị giác, liệt dây thần kinh mắt.
- Viêm lợi răng có mủ.
- Gan to nhiễm mỡ.
- Teo cơ, thoái hóa khớp.Dễ sảy thai, thai quá to (nặng trên 4kg).
Đặc biệt bệnh ĐTĐ thường gây nhiễm khuẩn phổi – phế quản, lao phổi. Hai bệnh ĐTĐ và lao phổi thường là người “bạn đồng hành” với nhau như bóng với hình như HIV/AIDS với lao phổi.
Một công trình nghiên cứu của Pháp xác nhận điều đó ở 42.000 người tham gia, trong đó có 5.000 người bị bệnh đái tháo đường, căn cứ trên một chất chỉ dấu đặc biệt đáng tin cậy: Nồng độ HémoglobineGlycosylée( HbA1c)
Mặc dù có xét đến tuổi tác và giới tính cũng như các yếu tố có thể làm gia tăng triệu chứng của một nhiễm trùng tiềm ẩn, các nhà nghiên cứu xác nhận sau 5 năm, số trường hợp bị bệnh đái tháo đường nhiều hơn ba lần so với những người không bị đái tháo đường
Nguy cơ gia tăng này chỉ liên quan đến lao phổi và chỉ được quan sát nếu bệnh đái tháo đường được kiểm soát kém, với nồng độ Hémoglobine Glycosylée hơn 7%.
Người mắc ĐTĐ thường mắc lao phổi, nhưng ngược lại người mắc lao phổi không phải đều mắc ĐTĐ.
- Nguyên nhân ĐTĐ mắc lao phổi nói riêng và các bệnh nhiễm khuẩn nói chung là do cơ chế cơ thể bị suy giảm miễn dịch làm cho sức đề kháng giảm sút, đây là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn lao phát triển
- Người bệnh phát hiện lao phổi phần lớn sau 5 năm mắc ĐTĐ, gần 2/3 trường hợp ĐTĐ phát hiện trước lao phổi
- Các dấu hiệu lâm sàng khởi phát của bệnh ĐTĐ/ lao phổi không khác với lao phổi đơn thuần: khởi phát cấp tính, bán cấp và không triệu chứng, phát hiện do tình cờ. Phổ biến là các dấu hiệu bán cấp; sốt nhẹ về buổi chiều, gây sút cân, ho . Tuy nhiên có một số điểm đặc biệt
- Xét nghiệm đờm soi trực tiếp tìm BK thường (+). khoảng 70% ở giai đoạn toàn phát
- Hình ảnh Xquang tổn thương phổi khác với lao phổi đơn thuần: tổn thương thường đối xứng 2 bên, thể bệnh lao thâm nhiễm phổ biến. vị trí thường ở vùng rốn phổi, đáy phổi (lao phổi đơn thuần: hay gặp ở vùng đỉnh và dưới đòn)
Hình ảnh tổn thương đối xứng hai bên phổi
Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng nhiễm trùng
1. Hội chứng đáp ứng viêm toàn thân (SIRS)
Khi có 2 hay nhiều yếu tố:
– Nhiệt độ cơ thể > 38oC hoặc < 360C
– Nhịp tim > 90l/ph
– Thở nhanh > 20 l/p hoặc PaCO2< 32mmHg
– Bạch cầu trong máu > 12.000/mm3 hoặc < 4.000/mm3 hoặc có sự hiện diện > 10%
bạch cầu non.
2. Nhiễm trùng huyết (sepsis): Ổ nhiễm trùng + SIRS
3. Nhiễm trùng huyết nặng (severe sepsis)
Nhiễm trùng huyết + Rối loạn chức năng cơ quan đích (ARDS, hoại tử ống thận cấp,
rối loạn tri giác, DIC, viêm gan cấp, dãn dạ dày, liệt ruột…).
4. Sốc nhiễm trùng (septic shock): Nhiễm trùng huyết + Tụt huyết áp (HAMax<
90mmHg hoặc giảm 40mmHg so với giá trị bình thường trước đó) mặc dù đã bù đủ
dịch, kèm với bất thường tưới máu (toan máu nhiễm acid lactic, thiểu niệu, rối loạn tri
giác…).
5. Xét nghiệm cần làm :
Bệnh phẩm tìm vi khuẩn :
+ Lấy bệnh phẩm xét nghiệm sớm , tốt nhất là trước khi dùng kháng sinh.
+ Lấy tối thiểu 2 mẩu máu để gửi cấy máu : tối thiểu 1 mẩu máu lấy qua chọc
tĩnh mạch ngoại biên , một mẩu máu lấy qua mỗi đường vào mạch máu đã đuọc
lưu > 48 h
+ Bệnh phẩm đờm / dịch phế quản , dịch não tủy nước tiểu , phân …
Các xét nghiệm khác : CTM , đông máu cơ cơ bản , chức năng thận, gan, khí
máu động mạch, lactat máu động mạch, procalcitonin…
Xét nghiệm và thăm dò giúp phát hiện tổn thương , ổ nhiễm khuẩn : siêu âm
bụng , x quang phổi…
Tại sao người bệnh tiểu đường dễ bị nhiễm trùng
Nguyên nhân là do cơ thể người bị tiểu đường bị suy giảm miễn dịch, sức đề kháng kém hơn, chức năng của các tế bào đa nhân trung tính và đại thực bào bị giảm sút, các tế bào miễn dịch sinh ra bị suy giảm hoặc không có khả năng “tiêu diệt” vi khuẩn. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho tất cả các loại vi khuẩn sinh sôi, phát triển tàn phá hệ miễn dịch cơ thể người bệnh.
Người bị bệnh đái tháo đường cũng dễ bị nhiễm trùng da, viêm da hơn các bệnh khác bởi nồng độ đường trong cơ thể cao tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Lượng đường trong máu cao khiến các vết trầy xước dù rất nhỏ cũng có thể là môi trường để các vi khuẩn gây bệnh nhanh chóng sinh sôi.
Nguy cơ nhiễm trùng ở bệnh nhân đái tháo đường gây tử vong cao gấp 2 lần so với người bình thường bị nhiễm trùng. Theo thống kê, một nửa số bệnh nhân bị đái tháo đường từng phải nhập viện để điều trị do gặp vấn đề vì nhiễm trùng.
