Trị mụn uống vitamin gì ?

Trị mụn uống vitamin gì ? Bên cạnh việc sử dụng thuốc bôi ngoài da, bạn nên bổ sung vitamin để tăng hiệu quả điều trị mụn. Vậy, vitamin nào cần thiết cho làn da bị mụn? Để nhanh chóng thoát khỏi nỗi ám ảnh về mụn thì bạn đừng vội bỏ qua bài viết về vitamin dưới đây nhé!

Sinh hoạt không hợp lý, ăn uống thiếu chất khiến cơ thể bị suy giảm sức đề kháng, tạo điều kiện cho mụn tấn công. Bất kỳ lứa tuổi nào đều có thể xuất hiện mụn, nhưng phổ biến nhất là những người bước qua tuổi dậy thì hoặc phụ nữ trải qua giai đoạn mãn kinh.

Mụn làm mất tính thẩm mỹ của làm da, khiến nhiều người cảm thấy tự ti khi giao tiếp. Vì vậy, khi phát hiện các vấn đề liên quan đến mụn, bạn nên chẩn đoán chính xác loại mụn mà da đang mắc phải là gì: mụn ẩn, mụn trứng cá hay mụn đầu đen,… Từ đó đưa ra biện pháp điều trị sớm, tránh để mụn tiến triển nặng hơn.

Trị mụn uống vitamin gì

Uống vitamin B2 trị mụn

Vitamin B2 hoạt động như một chất oxy hóa giúp da căng mịn và ngăn ngừa quá trình lão hóa hiệu quả và còn có khả năng kích thích sự sản sinh collagen trong cơ thể, giúp lấp đầy những tổn thương trên làn da nhanh chóng.

Vitamin B2 mang rất nhiều công dụng sau đây với làn da của phái đẹp:

Thúc đẩy quá trình trao đổi chất

Vitamin B2 có khả năng thúc đẩy quá trình trao đổi chất và tăng trưởng của tế bào, góp phần ngăn ngừa tình trạng rối loạn sắc tố da, tàn nhang, khô nứt môi, bong tróc da,…

Duy trì hàm lượng collagen trong cơ thể

Vitamin B2 là chất cần thiết trong quá trình tái tạo da và góp phần thúc đẩy hoạt động sản sinh collagen trong cơ thể, giúp da chắc khỏe và trắng sáng hơn. Đồng thời, vitamin B2 còn có khả năng tăng độ đàn hồi cho da, góp phần lấp đầy những tổn thương sâu bên trong lỗ chân lông.

Điều trị mụn trứng cá

Việc bổ sung những loại thực phẩm giàu vitamin B2 có tác dụng làm mờ dần những nốt mụn sưng tấy trên da, giúp da mịn màng hơn. Ngoài ra, chị em cũng có thể sử dụng thực phẩm chức năng chứa vitamin B2 để tăng hiệu quả điều trị mụn trứng cá.

Giảm nguy cơ lão hóa sớm

Nhiều chuyên gia khẳng định vitamin B2 có khả năng ngăn ngừa nguy cơ lão hóa và rối loạn sắc tố da. Đặc biệt, vitamin B2 còn có tác dụng chống oxy hóa, góp phần bảo vệ da trước các tác nhân độc hại.

Bị thâm mụn nên uống vitamin gì ?

Vitamin C là loại vitamin có khả năng chống lại vi khuẩn gây mụn, giảm viêm sưng nhờ đặc tính chống oxy hóa. Ngoài ra chúng còn có tác dụng tái tạo chữa lành tổn thương, se khít lỗ chân lông và làm mờ đốm thâm mụn. Vì vậy, bạn nên bổ sung loại vitamin C để vừa tăng sức đề kháng vừa tạo hàng rào bảo vệ da

Uống vitamin E trị mụn nội tiết ?

Mụn nội tiết được hiểu đơn giản là mụn trứng cá sinh ra do quá trình rối loạn nội tiết, mất cân bằng hormone trong cơ thể. Mụn nội tiết thường gặp ở nữ giới và được nghiên cứu là do sự mất cân bằng của hormone estrogen so với các hormone khác.

Vitamin E là một loại vitamin thiết yếu của cơ thể, đặc biệt với nữ giới, bổ sung đầy đủ vitamin E thì càng tốt cho sức khỏe và sắc đẹp. Cơ chế là bởi vitamin E sẽ loại bỏ các tác nhân gây ảnh hưởng đến buồng trứng của nữ giới và góp phần khiến hormone estrogen được cân bằng. Từ đó, các vấn đề về da như da khô, sạm, nám và mụn nội tiết cũng sẽ thuyên giảm.

Ngoài ra, trong vitamin E có nhiều chất chống oxy hóa, giúp da mịn màng, tươi trẻ và khỏe mạnh, trẻ trung. Từ đó, các vấn đề liên quan tới sức khỏe làn da cũng sẽ được loại bỏ.

Da dầu mụn nên uống vitamin gì ?

1. Vitamin A

Vitamin A là một chất thuộc nhóm vi chất dinh dưỡng, gồm những chất cơ thể không tự tổng hợp được và cần bổ sung từ ngoài vào (chủ yếu qua chế độ ăn uống). Đây cũng là một trong những chất chống oxy hóa mạnh giúp chống lại các gốc t do (kẻ phá hoại tế bào, gây hại cho da), kích thích tăng sinh collagen, elastin, vitamin A giúp tăng độ liên kết của cấu trúc da, giảm nếp nhăn trên bề mặt.

Đối với da dầu nhờn dễ nổi mụn, vitamin A giúp giảm tình trạng sưng viêm ở mụn, thúc đẩy tăng trưởng tế bào da mới thông qua việc đào thải nhanh chóng các tế bào sừng trên da.

Trong da liễu, vitamin A thường được sử dụng để điều trị một số bệnh về da như mụn trứng cá, trợt loét, vẩy nến… do tác động vào cả 4 nguyên nhân gây bệnh. Đó là làm giảm tiết dầu, giảm tắc nghẽn lỗ chân lông, giảm viêm và ức chế vi khuẩn.

Bạn có thể bổ sung vitamin A thông qua: các thực phẩm giàu vitamin A như: Thịt bò, khoai lang, cà rốt, trứng, các chế phẩm từ sữa, cải bó xôi, xoài, cam, thực phẩm có màu đỏ tươi hoặc bạn cũng có thể sử dụng các loại mỹ phẩm dưỡng da có chứa vitamin A.

2. Vitamin E

Vitamin E có tốt cho da dầu không? Từ lâu, vitamin E được sử dụng như một chất chống viêm và chất chống oxy hóa hiệu quả. Đặc tính hòa tan trong chất béo giúp vitamin E dễ dàng và nhanh chóng hấp thụ vào da, nhờ đó mụn có thể chóng lành lại.

Hàng ngày ta thường tiếp xúc với ánh nắng có nhiều tia cực tím nên da dễ bị mất tính đàn hồi và đen sạm lại. Sử dụng sản phẩm dưỡng da có chứa vitamin E sẽ giúp khóa ẩm, giảm sự nhạy cảm của da với tia cực tím, ngăn sạm da.

Với người bị viêm da dị ứng (tình trạng ngứa da và rối loạn màu sắc của da do da chứa nhiều kháng thể IgE), vitamin E có công dụng làm giảm nồng độ IgE, giảm ngứa ngáy và sớm khôi phục màu sắc bình thường cho da.

Cuối cùng, vitamin E cũng giữ vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sản sinh Collagen, làm hạn chế các gốc tự do và làm chậm lại quá trình lão hóa da. Như vậy dù là da dầu hay các loại da khác, vitamin E đều mang lại những công dụng rất tích cực.

Bạn có thể hấp thu vitamin E thông qua: các loại thực phẩm có vitamin E, vitamin E tổng hợp, vitamin E riêng biệt, trên thị trường cũng có nhiều loại mỹ phẩm có thành phần này.

3. Vitamin C

Vitamin C được xem là một chất chống oxy hóa không thể thiếu, có khả năng trung hòa và vô hiệu hóa các gốc tự do được hình thành trong quá trình cơ thể tiếp xúc với khói bụi ô nhiễm, khói thuốc lá, bức xạ, ánh nắng mặt trời…

Bên cạnh đó, vitamin C còn là “mắt xích” quan trọng giúp tổng hợp collagen – hợp chất quan trọng giúp da luôn căng mịn, giúp tái sinh da, ngăn ngừa nhăn và khô da.

Vậy vitamin C tốt cho da dầu không? Nếu thấy da có dấu hiệu khô, sần sùi, bị kích ứng hoặc nổi mẩn đỏ… thì cần nghĩ tới khả năng cơ thể bị thiếu hụt vitamin C. Có thể bổ sung vitamin này thông qua uống thuốc, sử dụng kem dưỡng da, serum hay các loại mỹ phẩm có chứa vitamin C. Nếu bạn muốn làm sáng da bằng cách uống vitamin C, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Bạn có thể hấp thụ vitamin C thông qua chế độ ăn uống. Hãy ưu tiên các thực phẩm giàu vitamin C như: cam và các loại trái cây có múi (quýt, bưởi..), ăn bông cải xanh, cải bó xôi, dâu tây hoặc bạn cũng có thể uống bổ sung vitamin C thông qua đường uống (theo chỉ định của bác sĩ).

4. Vitamin D

Vitamin D không chỉ giúp ích cho xương mà còn có đặc tính kháng khuẩn, nhờ đó giúp điều trị nhiều bệnh về da (đặc biệt liên quan đến mụn). Bên cạnh đó loại vitamin này còn giúp duy trì màu da, độ đàn hồi, làm chậm quá trình lão hóa hiệu quả.

Khác với các loại vitamin khác, vitamin D được tổng hợp từ ánh nắng mặt trời, được gan và thận hấp thu và vận chuyển khắp cơ thể. Để hấp thu vitamin D, bạn có thể tắm nắng buổi sớm khoảng 10 phút mỗi ngày. Ngoài ra bạn cũng có thể bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D như: ngũ cốc ăn sáng, nước cam, sữa chua, cá ngừ, cá hồi, nấm, trứng… vào chế độ ăn uống hàng ngày.

Như vậy ta đã điểm danh qua 4 loại vitamin tốt cho da dầu nói riêng và tất cả các loại da khác nói chung. Để sở hữu một làn da khỏe mạnh, căng bóng và tràn đầy sức sống, bạn hãy tăng cường bổ sung 4 loại vitamin này hàng ngày nhé.

Bị mụn có nên uống vitamin E

Dùng vitamin E tại chỗ cùng với kẽm và lactoferrin hiệu quả trong việc điều trị mụn trứng cá nặng ở người trưởng thành trong khoảng thời gian 3 tháng.

Vitamin e có tác dụng trị mụn, không chỉ trị mụn mà còn giúp làm mờ sẹo, dưỡng da, trị thâm hơn hết là vitamin e chống lại quá trình lão hóa rất tốt.

Cần lưu ý rằng vitamin e chỉ thích hợp với những người có làn da khô, da thường. Đặc biệt nó thường không có tác dụng (hoặc phản tác dụng) với da dầu. Bởi vì vitamin e thường chứa lượng dầu rất cao và chính vì thế mà nó không hề thích hợp cho những bạn có làn da dầu.

Các nghiên cứu đều chưa thể chứng minh rõ ràng vitamin E có thể thực sự trở thành phương pháp điều trị hay không nhưng dường như việc bôi tại chỗ sẽ có hiệu quả hơn so với bổ sung qua ăn uống.

Bị mụn nên uống thuốc gì ?

Kháng sinh đường uống – Thuốc trị mụn trứng cá nặng

Vi khuẩn P. acnes là một trong những lý do khiến mụn hình thành và phát triển. Khi vi khuẩn này phát triển mạnh mẽ sẽ gây kích ứng, viêm nang lông, khiến mụn trở nên nặng, viêm sưng, đỏ, đau nhức hơn.

Kháng sinh đường uống sẽ thường được kê đơn cho trường hợp mụn trung bình hoặc nặng.

Bình thường, kháng sinh toàn thân chỉ nên dùng trong một khoảng thời gian ngắn (tối thiểu 3 tháng). Sau đó, bạn sẽ phải đi tái khám để bác sĩ theo dõi phản ứng của da để điều chỉnh lại phác đồ điều trị giúp hạn chế tình trạng kháng thuốc.

Một số loại kháng sinh hay được bác sĩ dùng để trị mụn

  • Doxycycline: loại này được dùng để trị mụn trứng cá vừa và nặng. Nó có công dụng là ức chế vi khuẩn P. acnes; giúp giảm viêm và giảm mụn hiệu quả. Doxycycline chỉ sử dụng cho trẻ trên 12 tuổi. Khi dùng thuốc có thể khiến da nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời.
  • Minocycline: đây là một loại kháng viêm khá quen thuộc khi điều trị mụn Nó cũng có tác dụng tương tự với Doxycycline nhưng sẽ gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng hơn.
  • Tetracycline: Tetracycline có khả năng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn P. acnes. Thuốc này cũng chỉ được dùng cho trẻ trên 12 tuổi. Một điểm bạn cũng cần biết là Tetracycline có thể gây quái thai, ảnh hưởng đến xương và răng của thai nhi. Do đó mẹ bầu và đang trong giai đoạn cho con bú không được uống loại kháng sinh này.
  • Azithromycin: Azithromycin là kháng sinh nhóm macrolide. Thuốc này sẽ được khuyên dùng để trị mụn cho những trường hợp không thể dùng kháng sinh Tetracycline như trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai.
  • Erythromycin: Erythromycin là một loại kháng sinh thuộc nhóm macrolide. Loại này có tác dụng kháng P. acnes cực mạnh nên thường được dùng cho trường hợp bị mụn nặng. Thuốc chống chỉ định với đối tượng bị rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp, tiền sử bị điếc hoặc mắc các bệnh về gan.

Khi dùng kháng sinh bạn cần phải theo phác đồ của bác sĩ, không tự ý dừng thuốc hoặc thay đổi thuốc đột ngột vì có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.

Bị mụn nên uống thuốc gì? Thuốc trị mụn Isotretinoin

Isotretinoin là loại thuốc trị mụn khá quen thuộc. Thế nhưng nó chỉ dùng cho trường hợp mụn nặng, mụn kháng trị, mụn nang, mụn bọc lớn, mụn gây ra sẹo nghiêm trọng.

Đối với người bệnh là nữ, đang muốn có con hoặc đang mang thai thì cần phải nghe bác sĩ tư vấn kỹ càng về những ảnh hưởng của thuốc Isotretinoin (có thể gây quái thai). Vì theo nguyên tắc, khi trị mụn với Isotretinoin thì phải dùng song song biện pháp ngừa thai trong và sau khi ngừng điều trị ít nhất 6 tháng.

Isotretinoin được coi là một loại dẫn xuất đường uống của vitamin A, được chỉ định để trị mụn trứng cá, vảy nến… Thuốc này có khả năng kiểm soát tình trạng tăng tiết bã nhờn. Giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn P. acnes, chống viêm và làm khô cồi mụn nhanh chóng.

Tác dụng phụ của Isotretinoin

Nhưng đi kèm với những tác dụng đó thì Isotretinoin còn gây ra rất nhiều tác dụng phụ cho người dùng như khô môi (chiếm 99%), khô da, da tróc vảy. Thời gian đầu sẽ đẩy mụn nên mụn sẽ mọc lên ồ ạt hơn, bị táo bón, đau cơ xương khớp, chảy máu cam nhẹ, mất ngủ, khô mắt, chóng mặt, chảy máu mô nướu, đau đầu, buồn nôn, đau bụng, rối loạn kinh nguyệt, tăng men gan và rối loạn mỡ máu.

Không chỉ vậy, Isotretinoin còn có thể gây quái thai. Cụ thể là làm dị dạng tai trong, dị dạng thần kinh thị giác, làm mất dái tai 2 bên, chậm phát triển não bộ và làm khuôn mặt bị biến dạng. Vì thế, kháng sinh này chỉ được dùng khi bị mụn ở mức nặng mà các giải pháp thông thường khác không cho lại kết quả như mong muốn.

Nếu muốn làm giảm những tác động xấu của Isotretinoin, tốt nhất nên uống liều thấp nhất có đáp ứng. Liều khởi đầu 0.5mg/ kg/ ngày ở tháng đầu tiên và tăng lên 1mg/ kg/ ngày khi cơ thể đã dung nạp. Tổng liều Isotretinoin có thể lên đến 120 – 150mg/ kg cân nặng. Sau thời gian 4 – 6 tuần dùng thuốc. Người dùng cần phải được kiểm tra công thức máu, thử thai nước tiểu và chức năng gan.

Thuốc điều hòa nội tiết tố

Như đã nói ở phần đầu, rối loạn hoocmon, nội tiết cũng là nguyên nhân gây ra mụn. Nếu bạn nghi ngờ mình đang bị mụn nội tiết thì tốt nhất nên đi khám. Bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị kết hợp các loại thuốc có tác dụng điều hòa nội tiết như thuốc tránh thai và thuốc chống androgen.

Thuốc ngừa thai 

Thuốc tránh thai chứa 2 loại hormone, bao gồm estrogen và progestin. Khi bạn bổ sung 2 loại hormone này sẽ giúp hạn chế sự rụng trứng; từ đó trứng và tinh trùng không thể gặp gỡ.

Bên cạnh dùng để tránh thai, thuốc ngừa thai còn được dùng để trị rong kinh, điều hòa kinh nguyệt và mụn trứng cá do rối loạn nội tiết tố.

Thuốc chống androgen (antiandrogen)

Thuốc có cơ chế hoạt động là ức chế hoặc đối kháng androgen. Với những ai bị nổi mụn trứng cá do cường androgen sẽ được chỉ định dùng loại thuốc này. Bình thường, hormone androgen được sản sinh nhiều nhất vào thời kì dậy thì nhằm thúc đẩy mọc lông mu, nách và kích thích quá trình tổng hợp estrogen.

Những loại thuốc kháng androgen (Spironolactone, Cyproterone,…) sẽ có tác dụng điều hòa hormone trong cơ thể. Nhờ vậy sẽ làm giảm mụn, cũng như cải thiện tình trạng, rậm lông, rong kinh, vô kinh, kinh thưa,…

Cách sử dụng thuốc trị mụn 

  • Tuyệt đối nghe theo hướng dẫn, yêu cầu của bác sĩ về cách dùng, liều lượng và thời gian sử dụng
  • Để tốt nhất, hãy chọn ra một thời điểm uống thuốc cố định trong ngày. Như vậy sẽ giúp đảm bảo hiệu quả kháng vi khuẩn, đồng thời tránh được nguy cơ kháng thuốc
  • Không tự ý kết hợp dùng thuốc được kê đơn với bất cứ chế phẩm dạng uống nào nếu không có yêu cầu của bác sĩ.
  • Uống thuốc đều đặn, đủ liều, hạn chế quên uống thuốc vì có thể gây kháng thuốc.
  • Áp dụng các biện pháp ngừa thai nếu sử dụng Isotretinoin

Trong quá trình uống thuốc, nên khám theo lịch đề nghị của bác sĩ để được thăm khám và đánh giá mức độ đáp ứng. Từ đó sẽ có định hướng điều trị mụn theo từng giai đoạn.

Nếu bạn đang phân vân không biết bị mụn nên uống thuốc gì thì thông qua bài viết này hy vọng đã giúp bạn có thêm thông tin cần thiết. Vì đều là thuốc kháng sinh gây ra tác dụng phụ nên tốt nhất bạn hãy để bác sĩ kiểm tra và vạch ra phác đồ điều trị phù hợp.

Thông tin liên hệ đến bác sĩ Lê Trần Duy sẽ có đội ngũ hướng dẫn :

  • Hotline: 0938.775.770 – 0938.201.205 .
  • Zalo: 0938.775.770 – 0938.201.205 .
  • Youtube: Bác Sĩ Lê Trần Duy
  • Fanpage: Nâng Mũi Thẩm Mỹ Bác Sĩ Lê Trần Duy

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Căng da mặt tại Đà Lạt
Căng da mặt tại Đà Lạt

Hiện nay, dịch vụ căng da mặt tại Đà Lạt đang ngày càng phổ biến, là dịch vụ làm đẹp ăn khách ở nhiều phòng khám...

Cắt bao quy đầu ở Biên Hòa

Hiện nay, nhu cầu cắt bao quy đầu ở Biên Hòa  ngày càng tăng mạnh. Nam giới quan tâm đến dịch vụ này ngày càng...

Nâng mũi tại Quận 6
Nâng mũi tại Quận 6

Dịch vụ nâng mũi tại Quận 6 đang nở rộ tại các viện thẩm mỹ và đang là từ khóa hot, nhận được sự yêu...

Nâng mũi tại Quận 5
Nâng mũi tại Quận 5

Dịch vụ nâng mũi tại Quận 5 đang nở rộ tại các viện thẩm mỹ và đang là từ khóa hot, nhận được sự yêu...

Chị Trang chia sẻ sau nâng mũi

Nâng mũi bao lâu thì đẹp

Chị Hương chia sẻ sau nâng mũi

Chị Hà Anh chia sẻ sau nâng mũi

Chị Thư chia sẻ sau nâng mũi

Chị Mỹ chia sẻ sau nâng mũi

Zalo
Messenger