Đánh cảm bằng lá trầu không

4.9/5 - (27 bình chọn)

Đánh cảm bằng lá trầu không , Phương pháp đánh cảm bằng lá trầu không được sử dụng khi bị cảm mạo (bao gồm cả cảm mạo thông thường và cảm mạo dịch như cảm cúm, bệnh cúm). Theo Đông y, nguyên nhân gây nên cảm mạo thường do hai yếu tố: một là, chính khí (sức đề kháng) của cơ thể giảm sút; hai là, các tà khí (mầm bệnh) như phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa xâm nhập vào cơ thể, trong đó vai trò của chính khí là hết sức quan trọng. Để hiểu thêm chi tiết đánh cảm bằng lá trầu không mời xem bài viết ngay dưới đây

Đánh cảm bằng lá trầu không

Đánh cảm bằng lá trầu không

Đánh cảm bằng lá trầu không

Phương pháp này tác động trực tiếp vào đầu, cổ, gáy, lưng, kích thích phần dương của cơ thể để thông lợi cũng như giải phóng tà khí ở phần dương. Đánh gió bằng lá trầu không bạn cần chuẩn bị lá trầu không vò nát hoặc bạn có thể lấy khoảng 5 lá trầu không nhúng vào rượu rồi xoa lên vùng cạo gió. Người thực hiện đánh gió sẽ sử dụng bờ của những vật có cạnh hình cung tròn và tương đối nhẵn nhụi như thìa nhôm, cạnh đồng tiền kim loại, miệng chén, rìa bát, đĩa sứ, lược, nhẫn bạc, sừng trâu… tác động lên các vị trí thích hợp khác nhau trên cơ thể người bệnh theo quan điểm của học thuyết âm dương, kinh lạc trong y học cổ truyền nhằm mục đích dự phòng và chữa trị bệnh tật.

Vị trí đánh gió bằng lá trầu không: Thông thường là dọc hai bên cổ gáy, từ cổ dọc xuống đến vai, kín hết diện vai, dọc hai bên cột sống rồi tỏa ra hai bên mạng sườn, kín hết diện lưng. Nếu người bệnh ho, ngứa cổ họng thì cạo thêm dọc xương mỏ ác ở ngực. Nếu bụng lạnh đau cạo thêm vùng bụng, nếu nhức dọc chi trên thì cạo thêm cánh tay và cẳng tay.

Khi cạo phải đánh xuôi từ trên xuống dưới, không đánh theo chiều ngược lại (dưới lên). Chỉ đánh theo hai bên cột sống lưng (không đánh thẳng vào cột sống lưng). Trong lúc đánh cảm phải duy trì nhiệt độ vừa đủ làm nóng các loại lá, trứng…

Cách đánh cảm bằng lá trầu không

Lấy khoảng 5 lá trầu không nhúng vào rượu đánh cảm có tác dụng giảm đau nhức xương khớp, nhẹ đầu, giảm các triệu chứng cảm cúm. Lá trầu không tươi 2 hoặc 3 lá, cắt thật nhỏ, cho vào một cốc con. Dội nước sôi vào cho ngập lá trầu không, làm như khi ta pha chè

Cách hạ sốt cho trẻ bằng lá trầu không

 Hạ sốt bằng lá trầu không … Cách hạ sốt bằng lá trầu không như sau: lá trầu không sau khi rửa sạch, vảy hết nước và dán 2 miếng lá trầu không ..lên trên cơ thể bé

Cách đánh cảm bằng gừng

Cảm sốt do thời tiết lạnh: Lấy củ gừng tươi giã nhỏ rồi tẩm rượu, sao cho nóng lên. Sau đó cho gừng vào một tấm vải cột chặt lại dùng để xoa lên người đánh gió toàn thân. Cảm cúm, sốt, nhức đầu, ho, nghẹt mũi: Dùng 15gr gừng tươi, 10gr hành trắng (hành tây, lấy cả củ, rễ, lá).

Xem Thêm : BẬT MÍ CÁCH TẨY NỐT RUỒI CHÌM CỰC KỲ HIỆU QUẢ

Cách bất gió khi bị trúng gió

Trong dân gian, trúng gió nhẹ chỉ cần cạo gió, đánh gió bằng dầu nóng, nước gừng hay được dùng nhất, sau đó cho người bệnh uống nước đường gừng nóng, sữa, nước cam, ủ ấm, ăn cháo hành, tía tô nóng… là khỏi.

Cách đánh gió bằng lá đu đủ

Đánh cảm bằng lá trầu không

Cách đánh gió bằng lá đu đủ

  • Chuẩn bị lá trầu hoặc lá đu đủ: Rửa sạch, để ráo nước
  • Dùng rượu tỏi là tốt nhất.
  • Dùng lá trầu hoặc  lá đu đủ vò nát nhúng vào rượu. Trà sát vào cơ thể theo tuần tự trên xuống dưới, trong ra ngoài.

Xem Thêm : Sức khoẻ ngày càng yếu

Cách cạo gió bằng thìa inox

Cạo gió là phương pháp sử dụng bờ của những vật có cạnh hình cung tròn và tương đối nhẵn nhụi như thìa nhôm, rìa đồng tiền kim loại, miệng chén, rìa bát, đĩa sứ, lược, nhẫn bạc, sừng trâu… tác động lên các vị trí thích hợp khác nhau trên cơ thể theo quan điểm của học thuyết âm dương, kinh lạc trong y học cổ truyền nhằm mục đích dự phòng và chữa trị bệnh tật. Đây là phương pháp chữa bệnh dân gian rất hiệu quả, rẻ tiền, an toàn, thao tác đơn giản mà hiệu quả chữa bệnh nhiều khi đạt tới mức kỳ diệu. Phương pháp này đặc biệt có ý nghĩa ở các vùng sâu, vùng xa, trong hoàn cảnh “thuốc không có trong tay, thầy chưa có tại chỗ”.

Xông lá trầu trị cảm

Lá trầu không có tác dụng rất tốt trong điều trị các bệnh viêm họng, cảm cúm, nhức đầu, sát trùng vết thương ngoài da… Theo Đông y, trầu có vị cay nồng, tính ấm, vào 3 kinh phế, tỳ, vị. Có tính năng hạ khí, chỉ khái, tiêu viêm, sát khuẩn, trừ phong thấp, kích thích tiêu hóa và thần kinh, phòng bệnh lam sơn trướng khí.

Lá trầu không dùng để xông hơi

Vì có chất kháng khuẩn và kháng viêm nên lá trầu không dùng để chữa các bệnh về viêm nhiễm rất tốt như viêm họng, viêm nhiễm phụ khoa … Nhiều trường hợp chân tay bị nước ăn chân, viêm loét thì ngâm chân bằng nưsc đun sôi lá trầu không để nguội sẽ nhanh chóng có tác dụng tốt, làm cho khô bề mặt da và không còn tình trạng viêm loét.

Không những thế, lá trầu không có chứa lượng tinh dầu rất lớn. Những hoạt chất có trong lá trầu khoog sẽ nhanh chóng dược chuyển hóa và thẩm thấu vào cơ thể thông qua con đường xông hơi. Do vậy nếu bạn bị táo bón hay đầy hơi sử dụng lá trầu rất tốt, giúp nhuận tràng hiệu quả.

Ngoài ra thì lá trầu không còn giúp giảm đau bề mặt da nhanh chóng trong các trường hợp như bị côn trùng đốt, viêm loét da hay các về đứt trên bề mặt da.

Đánh cảm bằng lá trầu không cho bà bầu

Đánh cảm bằng lá trầu không

Đánh cảm bằng lá trầu không

Lá trầu không tính ấm và sát khuẩn tự nhiên, có tác dụng tốt trong việc cạo gió điều trị cảm mạo. 

♦ Chuẩn bị 

  • 1 nắm lá trầu không rửa sạch, để ráo nước
  • 1 chén rượu trắng
  • 1 chiếc khăn mỏng

♦ Thực hiện 

  • Giã nát lá trầu không rồi bọc vào chiếc khăn
  • Khi cạo gió thì nhúng vào rượu rồi chà lên khắp người theo chiều từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài.