Bệnh tràn dịch khớp gối có chữa được không ?

Bình chọn

Bệnh tràn dịch khớp gối có chữa được không ?  Dịch trong ổ khớp là thành phần đặc biệt có tác dụng bôi trơn và giảm ma sát cũng như nuôi dưỡng các sụn trong khớp. Tuy nhiên, đôi lúc lượng dịch trong khớp gia tăng quá mức sẽ dẫn đến tình trạng tràn dịch khớp gối gây hạn chế vận động hay thậm chí phá hủy khớp. Chính vì vậy, việc phát hiện sớm hiện tượng tràn dịch rất cần thiết để điều trị sớm và phòng ngừa các biến chứng.

Mẹo dân gian chữa tràn dịch khớp gối

Có rất nhiều giải pháp giúp hỗ trợ khắc phục triệu chứng tràn dịch khớp gối tại nhà. Tác dụng nhiệt, ăn uống sinh hoạt điều độ, vận động hợp lý, dùng thảo dược tự nhiên… đều là những mẹo đơn giản và rất dễ áp dụng.

Bệnh tràn dịch khớp gối có chữa được không ?

Dưới đây là 8 mẹo chữa tràn dịch khớp gối tại nhà được áp dụng rất phổ biến:

1. Hạn chế vận động khớp gối

Triệu chứng đặc trưng của bệnh tràn dịch khớp gối là tình trạng đau nhức và sưng phù khớp. Đặc biệt, tình trạng này sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn nếu người bệnh vận động nhiều.

Chính vì vậy, khi khớp gối đang bị tràn dịch thì người bệnh được khuyên là nên hạn chế đi lại hay cử động khớp quá nhiều. Việc hạn chế vận động sẽ giúp làm giảm thiểu được áp lực đè nén lên khớp gối.

 

Từ đó sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng sưng đau khớp tiến triển nặng. Ngoài ra còn tạo điều kiện cho những tổn thương bên trong khớp gối được chữa lành nhanh chóng hơn.

2. Cách chườm lạnh chữa tràn dịch khớp gối tại nhà

Với các trường hợp bị đau nhức kèm theo biểu hiện sưng tấy thì chườm lạnh luôn là giải pháp rất hữu ích. Nhiệt độ thấp có thể gây tê tạm thời. Từ đó khắc phục cơn đau. Hơn nữa còn làm giảm tình trạng chảy máu về vị trí đang tổn thương để giúp làm giảm sưng.

Đây cũng là giải pháp rất đơn giản và dễ áp dụng. Chỉ cần tốn khoảng 15 – 20 phút thực hiện là đã có thể giúp hỗ trợ đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng của bệnh.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 ít đá lạnh cho vào túi chườm
  • Sau đó chườm trực tiếp lên vùng khớp gối đang bị tổn thương
  • Thực hiện trong khoảng 15 – 20 phút liên tục
  • Không nên chườm quá lâu bởi có thể gây bỏng lạnh hoặc làm tê liệt các dây thần kinh cảm giác

Trong một số trường hợp, khi tình trạng sưng phù đã được cải thiện nhưng ở khớp lại xuất hiện tình trạng tụ máu. Lúc này, người bệnh nên sử dụng giải pháp chườm nóng để thay thế. Cách này giúp phá tan huyết ứ và thúc đẩy tuần hoàn máu hiệu quả hơn.

3. Kê cao chân khi ngủ giúp giảm đau

Những cơn đau và triệu chứng do bệnh tràn dịch khớp gối gây ra có thể ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng giấc ngủ. Điều này khiến cho rất nhiều người bệnh bị mất ngủ, khó ngủ hay ngủ không ngon giấc.

Lúc này, người bệnh được khuyên là nên kê cao chân khi ngủ để hỗ trợ khắc phục tình hình. Việc kê cao chân có tác dụng ngăn ngừa tình trạng ứ trệ máu tại đầu gối. hơn nữa còn hỗ trợ làm giảm sưng đau và khó chịu. Từ đó tránh gây phiền toái cho giấc ngủ của bạn.

4. Điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt

Việc điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học cũng được cho là vấn đề rất cần thiết với người bị tràn dịch khớp gối. Đây chính là mẹo chữa tại nhà giúp thúc đẩy quá trình điều trị diễn ra nhanh chóng hơn.

 

Dưới đây là một số vấn đề cần lưu ý:

  • Bổ sung đầy đủ các nhóm chất thiết yếu cho cơ thể vào thực đơn. Việc ăn uống đầy đủ sẽ giúp các tổn thương trong khớp gối nhanh chóng được tái tạo.
  • Thường xuyên bổ sung các thực phẩm có hàm lượng omega-3 cao. Điển hình như các loại hạt, cá béo hay dầu gan cá tuyết. Nhóm thực phẩm này có đặc tính chống viêm hiệu quả. Nhờ đó mà sẽ giúp làm giảm sưng đau khớp gối do tràn dịch.
  • Nên sử dụng các thực phẩm chứa nhiều chondroitin và glucosamine. Đây là những thành phần cần thiết, rất hữu ích cho quá trình tái tạo sụn khớp. Từ đó giúp xương khớp chắc khỏe, cải thiện khả năng vận động cho khớp gối.
  • Kiêng ăn nội tạng động vật, thịt đỏ, thức ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ, gia vị… Thực phẩm chứa nhiều acid oxalic và omega-6 cũng không tốt cho người bị tràn dịch khớp gối. Ngoài ra, cần tránh lạm dụng rượu bia, cà phê, trà đặc và không nên hút thuốc lá.
  • Trường hợp đang bị thừa cân – béo phì thì nên sớm thực hiện kế hoạch giảm cân. Bởi áp lực cân nặng có thể khiến cho tổn thương ở khớp gối nặng nề thêm.
  • Không nên đi lại nhiều hay vận động mạnh khi đang trong quá trình điều trị tràn dịch khớp gối.
  • Dành thời gian cho việc nghỉ ngơi. Nên ngủ đúng giờ, đủ giấc. Đồng thời tránh xa căng thẳng, stress để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình điều trị bệnh.

5. Bài tập hỗ trợ cải thiện khả năng vận động khớp

Tràn dịch khớp gối có thể dẫn đến cứng khớp hay làm giảm khả năng vận động của khớp. Trường hợp này nếu thường xuyên vận động mạnh có thể khiến bệnh tình nặng nề thêm.

Tuy nhiên người bệnh vẫn được khuyên là nên tập luyện phù hợp để có thể hỗ trợ giảm đau. Đồng thời tránh tình trạng cứng khớp, giảm chức năng vận động của khớp.

Có thể thực hiện bài tập dành riêng cho phần chân để hỗ trợ điều trị:

  • Tư thế chuẩn bị, bạn ngồi trên ghế, cả 2 chân để vuông góc với mặt sàn
  • Nhấc chân trái lên rồi duỗi thẳng ra, sao cho chân song song với mặt sàn
  • Cần giữ nguyên tư thế này trong khoảng 10 giây
  • Sau đó thực hiện lặp lại các động tác trên với chân còn lại
  • Cần thay đổi chân liên tục, thực hiện mỗi bên 10 lần để nhận được kết quả tốt nhất

Với các trường hợp khớp gối đã bớt sưng đau và dần đi vào quá trình hồi phục thì bạn có thể tập thêm các bài tập khác. Nên tập luyện vừa sức, tránh các bài tập vận động mạnh hay động tác khó khi khớp gối chưa lành hẳn.

 

6. Day bấm huyệt chữa tràn dịch khớp gối tại nhà

Day ấn huyệt cũng là một trong những giải pháp hỗ trợ điều trị tràn dịch khớp gối tại nhà được ứng dụng rất phổ biến trong y học cổ truyền. Liệu pháp này dùng lực của các ngón tay để tác động vào các huyệt đạo phản chiếu trên cơ thể. Từ đó giúp đả thông mạch máu.

Thực tế cho thấy, day bấm huyệt chữa tràn dịch khớp gối có tác dụng làm tăng tuần hoàn máu. Đồng thời giúp làm giảm tình trạng co cứng, giúp người bệnh bớt cảm giác đau đớn và khó chịu.

Khi thực hiện, người bệnh có thể ngồi lên ghế tựa hay nằm lên giường có nệm phẳng và không quá mềm. Sau đó dùng đầu ngón tay ấn với lực vừa phải vào các huyệt đạo có liên quan đến khớp gối.

Thao tác day bấm huyệt cần đòi hỏi có độ chính xác cao. Thực hiện không đúng cách sẽ làm giảm hiệu quả điều trị. Hơn nữa trong nhiều trường hợp còn gây hại cho sức khỏe. Tốt nhất việc day bấm huyệt nên nhờ đến sự giúp đỡ của thầy thuốc.

 

7. Cách chữa tràn dịch khớp gối tại nhà bằng lá lốt

Lá lốt là loại thảo dược rất quen thuộc góp mặt vào nhiều bài thuốc chữa bệnh. Đặc biệt có thể khắc phục được triệu chứng do nhiều bệnh lý xương khớp gây ra, trong đó có bệnh tràn dịch khớp gối.

Theo các tài liệu đông y, lá lốt có vị cay nồng, tính ấm với mùi thơm rất đặc trưng do chứa lượng tinh dầu dồi dào. Thảo dược này có công dụng tán hàn, ôn trung, chỉ thống và tiêu viêm rất tốt. Dùng đúng cách có thể hỗ trợ làm giảm tình trạng sưng viêm và đau nhức do bệnh tràn dịch khớp gối gây ra.

Ngoài ra, nhiều thành phần trong lá lốt còn có khả năng giúp đánh tan huyết ứ. Từ đó hạn chế được tình trạng tụ máu tại khớp mà rất nhiều người bệnh tràn dịch khớp gối gặp phải. Đồng thời còn giúp thúc đẩy chữa lành tổn thương ở lớp mô sụn khớp.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 15 – 30g lá lốt tươi hoặc khoảng 5 – 10g thảo dược khô
  • Ngâm thảo dược trong nước muối pha loãng khoảng 5 phút rồi rửa lại vài ba lần cho sạch
  • Sau đó cho vào ấm, thêm vào nửa lít nước rồi sắc trên lửa nhỏ khoảng 15 phút
  • Loại bỏ phần bã thuốc, chia lượng nước sắc thu được khoảng 2 – 3 lần uống/ ngày.

Bài tập chữa tràn dịch khớp gối

Thông thường, các chuyên gia sẽ phân loại bài tập thể dục cho người đau khớp gối được thành hai nhóm nhỏ gồm:

  • Bài tập giãn cơ với công dụng khôi phục độ linh hoạt của các nhóm cơ xung quanh khớp gối.
  • Bài tập tăng cường sức mạnh cơ nhằm nâng cao khả năng chống đỡ cơ thể, đồng thời bảo vệ khớp gối.

Trong đó, những bài tập cho khớp gối được đánh giá cao có thể kể đến như:

1.1. Bài tập kéo giãn cơ bắp chuối

Bài tập kéo giãn cơ bắp chuối hỗ trợ giãn cơ, giảm đau nhức khớp gối

Kéo giãn nhóm cơ ở khu vực bắp chuối là một trong các bài tập chữa đau khớp gối đơn giản nhất. Những động tác trong đây sẽ góp phần cải thiện lưu thông máu và thuyên giảm co thắt cơ, từ đó đẩy lùi cơn đau nhức ở khớp gối.

Cách chữa đau khớp gối tại nhà, bạn có thể thực hiện với thứ tự động tác như sau:

  • Bắt đầu với tư thế đứng thẳng lưng, hai chân song song với nhau.
  • Bước chân trái lên trước.
  • Hơi đưa người về phía trước và dùng hai tay vịn vào lưng ghế.
    Lưu ý tiếp tục duy trì tư thế thẳng lưng. Đồng thời, mắt cần nhìn thẳng.
  • Khuỵu gối chân trái và tiếp tục giữ thẳng chân phải. Tư thế này giúp bạn kéo căng nhóm cơ bắp chuối ở chân phải.
  • Duy trì tư thế trên trong 20 giây rồi quay lại tư thế ban đầu.
  • Lặp lại bài tập 5 lần rồi đổi chân.

1.2. Bài tập squat (đứng lên ngồi xuống) tăng cường sức mạnh

Động tác đứng lên ngồi xuống có tác dụng tăng cường sức mạnh cho các nhóm cơ

Theo một số chuyên gia, việc đứng lên ngồi xuống liên tục có khả năng cải thiện sức mạnh cho các nhóm cơ ở đùi, bắp chuối và cổ chân, từ đó góp phần giảm bớt áp lực đè nặng lên khớp gối gây đau nhức.

Các bước thực hiện bao gồm:

  • Đứng thẳng lưng, hai chân đặt ngang nhau và mở rộng bằng vai.
  • Khuỵu cả hai chân xuống và hơi ngả người về phía trước.
    Chú ý luôn giữ lưng thẳng. Bên cạnh đó, hãy giữ đầu gối song song với mũi chân.
  • Duy trì tư thế trong 10 giây rồi lặp lại động tác trên 5 – 10 lần.
  • Trở về tư thế ban đầu và lặp lại bài tập 3 lần.

1.3. Bài tập kéo giãn cơ đùi sau

Hãy cố gắng giữ chân duỗi thẳng khi thực hiện bài tập kéo giãn cơ đùi sau

Việc kéo giãn cơ ở khu vực đùi sau sẽ góp phần giải quyết vấn đề co thắt, căng cứng cơ tại đây. Nhờ vậy, áp lực đè lên khớp gối sẽ được giải phóng đáng kể.

Để thực hiện bài tập đau khớp gối này, bạn sẽ cần:

  • Nằm ngửa trên một mặt phẳng cố định, có thể là sàn nhà hoặc giường.
  • Co chân phải lại.
  • Nâng chân trái lên cao.
    Lưu ý chân trái vẫn phải duỗi thẳng.
  • Dùng hai tay giữ khớp gối của chân trái và kéo về hướng thân mình.
    Lúc này, bạn nên cố gắng hướng mũi chân trái xuống để kéo giãn cơ đùi sau.
  • Giữ yên tư thế trên trong 10 giây rồi quay về tư thế ban đầu.
  • Đổi chân và lặp lại động tác trên.
  • Lặp lại bài tập khoảng 5 lần.

1.4. Bài tập tăng sức mạnh cho cơ đùi trước

Cải thiện tình trạng đau khớp gối với bài tập cho cơ đùi trước

Một số chuyên gia cho rằng tình trạng sức khỏe ở cơ vùng đùi trước cũng có mối liên hệ với vấn đề đau nhức ở khớp gối. Vì vậy, để xoa dịu cơn đau khớp gối, bạn có thể thử tăng sức mạnh cho cơ đùi trước bằng những động tác dưới đây:

  • Nằm ngửa trên sàn với một chân co và một chân duỗi thẳng.
  • Nâng chân duỗi lên cao với một góc khoảng 60º so với mặt sàn.
  • Duy trì tư thế trong 5 giây rồi hạ chân xuống.
  • Lặp lại động tác trên 5 – 10 lần cho một đợt, tập tổng cộng 3 đợt.
  • Đổi chân và thực hiện lại cả bài tập.

1.5. Bài tập tăng sức mạnh cơ bên hông đùi

Hướng dẫn thực hiện bài tập tăng sức mạnh cho cơ bên hông đùi

Tăng cường sức mạnh cho các cơ ở khu vực bên hông đùi sẽ góp phần cải thiện độ cứng cáp của khớp gối. Nhờ vậy, bộ phận này có thể phục hồi nhanh chóng, đồng thời nâng cao khả năng chống đỡ áp lực, từ đó đẩy lùi cơn đau khó chịu.

Cách thực hiện bài tập chữa đau khớp gối này gồm những bước như sau:

  • Nằm nghiêng trên sàn nhà hoặc giường với hai chân duỗi thẳng.
  • Nâng chân ở trên lên cao, tạo với mặt sàn một góc 60º.
    Lưu ý chân nâng lên vẫn cần duỗi thẳng.
  • Giữ yên tư thế này trong 5 giây rồi hạ chân xuống.
  • Lặp lại động tác 5 – 10 lần cho mỗi đợt, tập 3 đợt tổng cộng rồi đổi chân.

1.6. Bài tập tăng sức mạnh vùng cơ tam đầu đùi

Bài tập tăng sức mạnh vùng cơ tam đầu đùi tốt cho người đau khớp gối

Vùng cơ tam đầu đùi bao gồm các nhóm cơ ở bộ phận đùi và mông. Việc tăng cường sức mạnh cho vùng cơ này có thể hỗ trợ đẩy lùi cơn đau khớp gối.

Các bước thực hiện bài tập này sẽ gồm:

  • Nằm sấp trên sàn hoặc giường.
  • Nâng một chân lên khỏi mặt sàn. Cố gắng gập cổ chân lại sao cho mũi chân hướng vào người để kéo giãn cơ đùi.
    Chú ý chân nâng lên phải luôn duỗi thẳng.
  • Duy trì tư thế trong 5 giây rồi hạ chân xuống.
  • Lặp lại động tác trên 5 – 10 lần cho mỗi đợt.
  • Tập tổng cộng 3 đợt rồi đổi chân.

Chữa tràn dịch khớp gối bằng ngải cứu

Bài thuốc từ ngải cứu và muối hạt chữa tràn dịch khớp gối

Sử dụng ngải cứu và muối hạt để chườm nóng có tác dụng giảm đau nhức và sưng tấy do tràn dịch khớp gối gây ra, giúp thư giãn và tăng cường tính linh hoạt cho khớp gối. Bên cạnh đó, muối là nguyên liệu có tác dụng kháng viêm và chống nhiễm trùng, ngoài ra còn giúp lưu thông máu và thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương.

***Nguyên liệu:

– Ngải cứu tươi

– Muối hạt

***Cách thực hiện:

– Rửa sạch ngải cứu và để ráo nước

– Cho chảo lên bếp, sau đó cho muối hạt và ngải cứu đã ráo nước lên đảo đều.

– Cho tất cả vào một miếng vải sạch và chườm lên vị trí đau

– Sau 20-30 phút thì xào nóng lại và tiến hành chườm ấm lại thêm 1 lần nữa.

– Kiên trì thực hiện trong vòng từ 5-7 ngày, mỗi ngày 2 lần để theo dõi kết quả.

Tràn dịch khớp gối bao lâu thì khỏi

Nhiều người có các triệu chứng tràn dịch khớp gối thắc mắc bao lâu thì các triệu chứng của họ sẽ hết.

Tuy nhiên, các bác sĩ khẳng định rằng không có thời hạn nhất định để tình trạng bệnh được chữa khỏi. Nó được xác định bởi nhiều trường hợp, bao gồm sức khỏe của bệnh nhân, mức độ nghiêm trọng của bệnh tật và thói quen chăm sóc tại nhà,… của người bệnh.

Nếu tràn dịch khớp gối chỉ gây phù nề khớp nhẹ, bác sĩ sẽ dùng nẹp cố định và hạn chế vận động thì chỉ trong khoảng 2 tháng, bệnh sẽ khỏi.

Phương pháp điều trị sẽ khó khăn và tốn nhiều thời gian hơn nếu bệnh nặng. Người bệnh sẽ được yêu cầu dùng thuốc để đẩy lùi bệnh tình, giảm thiểu tình trạng sưng tấy, phục hồi khớp gối trong thời gian này.

Tràn dịch khớp gối có nguy hiểm không

Tràn dịch khớp gối nếu được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ không gây ra nguy hiểm gì cho sức khỏe người bệnh.

Nếu không được điều trị, dịch trong khớp gối sẽ làm hạn chế vận động khớp, việc chọc hút dịch khớp nhiều lần làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và nếu có nhiễm trùng thì sẽ phá hủy khớp và có thể ảnh hưởng đến toàn thân bệnh nhân.

Vì vậy, sau khi sử dụng các biện pháp tự chăm sóc hoặc dùng thuốc uống mà tình trạng không cải thiện, cần tới cơ sở y tế để được các bác sĩ khám và tư vấn cụ thể. Ngoài ra, thấy khớp gối bất thường như gối trở nên tấy đỏ và nóng khi so sánh với khớp gối bên đối diện cũng cần nhập viện để được thăm khám và chẩn đoán bệnh.

Tràn dịch khớp gối uống thuốc gì ?

Để điều trị bệnh, các bác sĩ có thể kê một số loại thuốc như thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh hay thuốc kháng viêm.

Thuốc giảm đau: Các loại thuốc giảm đau sẽ giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn, đỡ đau hơn để có thể nhanh chóng sinh hoạt bình thường trở lại. Nhưng bệnh sẽ không được điều trị mà những cơn đau sẽ có thể tái phát. Hơn nữa nếu lạm dụng loại thuốc này có thể gây nhờn thuốc và gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn.

Thuốc kháng sinh: Những trường hợp bệnh nhân bị viêm nhiễm, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh. Tác dụng của loại thuốc này là giúp cho phòng ngừa tình trạng nhiễm khuẩn, giảm đau và hạn chế tình trạng các tổn thương lan rộng.

Thuốc kháng viêm corticosteroid: Loại thuốc này có tác dụng giảm viêm và sưng nhanh chóng và đồng thời những triệu chứng bệnh cũng giảm nhanh rõ rệt. Tuy nhiên, các bác sĩ sẽ cân nhắc khi chỉ định cho người bệnh vì khi sử dụng trong một thời gian dài hoặc liều lượng cao, thuốc có thể làm ảnh hưởng đến gan thận, gây chóng mặt và hạ đường huyết. Cần thận trọng khi dùng thuốc.

Tuy nhiên có được câu trả lời chính xác cho câu hỏi bị tràn dịch khớp gối nên uống thuốc gì, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám và được bác sĩ tư vấn cũng như lên phác đồ điều trị. Không nên tự ý sử dụng thuốc.

Lưu ý:

Tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ về loại thuốc và liều lượng sử dụng. Không tự ý dừng thuốc, không tự ý tăng hay giảm lượng thuốc mà chưa có ý kiến của bác sĩ.

Bệnh nhân cần lưu ý về chế độ nghỉ ngơi, không ngồi nhiều hay đứng quá lâu, tránh các hoạt động gây áp lực cho khớp gối.

Nên duy trì trọng lượng vừa phải. Nếu thừa cân, béo phì thì cần phải giảm cân càng sớm càng tốt để giảm áp lực cho khớp gối.

Nên tập các bài tập phù hợp, nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe nói chúng và sức khỏe xương khớp nói riêng.

Chế độ ăn cũng rất quan trọng. Người bệnh cần lên kế hoạch về các bữa ăn cân bằng dinh dưỡng, ăn khoa học và bổ sung thêm các loại thực phẩm như rau xanh và các loại trái cây tươi. Có thể bổ sung canxi theo hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời tránh các thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhiều dầu mỡ và các loại đồ uống có chứa chất kích thích.