Nâng mũi ăn bánh mì được không ?

5/5 - (14 bình chọn)

Nâng mũi ăn bánh mì được không ? Nâng mũi giúp cho dáng mũi được nâng cao đẹp và hài hòa với những đường nét ở trên gương mặt. Và sau khi đã thực hiện, thì việc xây dựng chế độ chăm sóc hợp lý sẽ là một yếu tố quyết định được kết quả và sự duy trì lâu dài. Với các món ăn được nhiều người yêu thích, thì sau khi thực hiện nâng mũi ăn bánh mì được không?

Trong bánh mì có chứa các dưỡng chất quan trọng như: vitamin B, C, E, chất xơ, protein, tinh bột,… cung cấp dưỡng chất có lợi cho cơ thể giúp phục hồi sức khỏe sau hậu phẫu.

Vậy nên mọi người hoàn toàn có thể ăn bánh mì sau nâng mũi. Hãy lựa chọn cho mình những loại bánh mì mềm, nguyên cám, tránh sử dụng đồ ăn kèm như trứng, thịt gà, thịt bò, đồ muối chua,… là những thực phẩm không tốt và ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình phục hồi.

Nâng mũi có ăn bánh mì được không

 

Những lợi ích của bánh mì đối với sức khỏe

Như đã chia sẻ ở trên, bánh mì là món ăn phổ biến có chứa nhiều dưỡng chất quan trọng có nhiều lợi ích đối với sức khỏe như:

  • Tốt cho hệ tiêu hóa: lượng chất xơ dồi dào có trong bánh mì tốt cho hệ tiêu hóa, thúc đẩy quá trình tiêu hóa mạnh mẽ, tránh tình trạng táo bón
  • Tăng cường sức khỏe toàn diện: bánh mì nguyên cám từ các loại hạt tốt cho sức khỏe, giúp giảm nguy cơ tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao,..
  • Cải thiện làn da: các dưỡng chất từ vitamin B, protein có trong bánh mì giúp cải thiện làn da
  • Giảm cân hiệu quả: trong bánh mì có chứa lượng lớn chất xơ có tác dụng làm chậm quá trình làm rỗng dạ dày, tạo cảm giác no lâu, trì hoãn cơn đói. Vì vậy, bánh mì được nhiều người lựa chọn làm thực phẩm giảm cân

Nâng mũi có được ăn bánh ngọt không ?

Hiện nay, trên thị trường xuất hiện hàng loạt các loại bánh ngọt thơm ngon khó cưỡng. Với những nguyên liệu như bột mì, bột gạo, bột bắp, đường, bơ, kem tươi, trứng…

Tuy nhiên, đây lại là những loại thực phẩm không được khuyến khích dùng sau khi phẫu thuật, kể cả khi thể trạng bình thường vẫn nên hạn chế ăn. Một số loại bột như bột nếp, bột mì là những thực phẩm cần tránh sau khi nâng mũi bởi sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của mũi. Chỉ nên chờ đến lúc chiếc mũi đã phục hồi hoàn toàn thì mới có thể dùng được như bình thường.

Dù bánh ngọt là một loại thực phẩm rất được yêu thích và luôn có mặt hàng loạt tại bất kì nơi buôn bán nào. Nhưng kể cả khi không nâng mũi bạn vẫn nên hạn chế sử dụng các loại bánh ngọt một cách “vô tội vạ”. Chất đường có trong bánh khiến da mau lão hóa, hình thành mụn, và hơn hết là tăng nguy cơ béo phì cho cơ thể.

Nâng mũi ăn bánh bông lan được không ?

Trong thực tế, bất cứ ai sau khi nâng mũi xong, các bác sĩ thẩm mỹ thường khuyên cáo chúng ta kiêng trứng bởi nó làm vùng da tại vết mổ sau khi lành sẽ trắng hơn các vùng da lân cận hoặc có màu loang lổ như bị lang ben. Và bánh bông lan được chế biến từ trứng, vậy Nâng mũi có được ăn bánh bông lan không?

Nhiều người cũng đờn thổi nhau rằng việc ăn bánh bông lan sau khi nâng mũi sẽ mang lại vùng da không đều màu tại vùng mũi rất mất thẩm mỹ, đâu là sự thật?

Theo nhận định của bác sĩ Phùng Mạnh Cường, công nghệ nâng mũi hiện nay thường áp dụng những vết mổ kín, tức là vết mổ được giấu kín trong lỗ mũi hay khoang mũi. Vì vậy, sẽ không hề có việc người khác thấy được vùng da khác màu trong mũi đâu.

Bên cạnh đó, việc ăn bánh bông lan hoàn toàn không gây ra bất cứ biến chứng xấu nào khác nữa cho chiếc mũi sau phẫu thuật chỉnh sửa mũi. Nhưng bạn phải lưu ý kiêng khem thịt bò, rau muống, thịt gia cầm, đồ biển, đồ tanh, đồ nếp, đồ cay nóng, chất kích thích v.v…

Tóm lại, với câu hỏi nâng mũi có được ăn bánh bông lan không? Câu trả lời là sau khi nâng mũi bạn hoàn toàn có thể ăn bánh bông lan, thậm chí là bánh kem mà không có ảnh hưởng gì nhiều đến dáng mũi. Các bạn có thể yên tâm nhé.

Tuy nhiên, đối với nhũng kỹ thuật chỉnh sủa dáng mũi thông qua vết mổ hở như cắt cánh mũi… chẳng hạn. Thì lúc này, bạn cần kiêng ăn bánh bông lan nhé!

Nâng mũi ăn bánh bao được không ?

Bánh bao là một trong những loại bánh quen thuộc gần gũi với người Việt. Được làm từ bột mì và bên trong có nhân được làm từ thịt, trứng,… Bánh bao cũng giàu hàm lượng dinh dưỡng và là bữa sáng tiện lợi cho mọi người. Vậy nâng mũi có ăn được bánh bao không?

Theo các chuyên gia, nâng mũi hoàn toàn có thể ăn bánh bao được. Vì thành phần bột mì, thịt heo xay, mộc nhĩ,… đều không ảnh hưởng đến quá trình hình thành mũi. Riêng trứng cút, trứng muối trong nhân bánh bao thì không nên ăn nhé. Vì trứng ăn nhiều có thể khiến vùng da non sau lành bị trắng, không đều màu với vùng da còn lại, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ.

Nâng mũi ăn bánh xèo được không ?

Nâng mũi có thể ăn bánh xèo được nhưng hạn chế tối đa các loại thịt cá tôm gây hại cho vết thương , tốt hơn hết trong thời gian 15 ngày đầu bạn không nên ăn bánh xèo .

Theo Ths. bác sĩ Nguyễn Chí Thanh – phụ trách chuyên môn của thẩm mỹ viện bác sĩ Hà Thanh, chế độ ăn uống sau nâng mũi cần dựa trên nguyên tắc: ăn loãng sau đó chuyển dần sang ăn đặc, ăn thức ăn mềm, ăn thành nhiều bữa. Mặt khác, nên ăn các thức ăn có nhiệt năng cao, giàu protein và vitamin.

Khoảng 2 – 3 ngày đầu sau phẫu thuật nâng mũi, cấu trúc mũi chưa ổn định, bạn nên ăn cháo thịt bằm loãng, tránh để xương hàm và cơ mặt vận động nhiều có thể ảnh hưởng đến mũi.

Các bữa ăn sau phẫu thuật cần đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể, giúp tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ nhiễm trùng và hỗ trợ quá trình liền thương diễn ra nhanh hơn.

Một số thực phẩm bạn nên tăng cường sau nâng mũi thẩm mỹ, theo lời khuyên của bác sĩ gồm:

Nhóm thực phẩm giàu vitamin A, C và các khoáng chất, có thể kể đến như: rau xanh, cam, bưởi, cà rốt, cà chua, bí đỏ, đu đủ, khoai lang, gan động vật,…Bổ sung vitamin và khoáng chất có tác dụng tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ viêm nhiễm và làm lành vết thương sau nâng mũi nhanh chóng.

Nhóm thực phẩm giàu protein, calo như thịt lợn nạc, sữa, phô mai, đậu phụ, các loại đậu hạt,…Nhóm thực phẩm này sẽ cung cấp năng lượng dồi dào, đẩy nhanh quá trình tái tạo mô giúp vết thương nhanh lành lặn.

Bổ sung đủ nước cho cơ thể. Uống đủ lượng nước mỗi ngày giúp cơ thể khỏe mạnh và nhanh chóng hồi phục, đồng thời thanh lọc những chất độc trong cơ thể. Bạn có thể uống nước tinh khiết hoặc nước ép trái cây, sữa đậu nành, các món canh,…miễn sao cung cấp đủ 1,5 – 2 lit nước mỗi ngày.

Nâng mũi ăn bánh canh được không ?

Trong ẩm thực Việt Nam, bánh canh là món ăn rất quen thuộc, dễ ăn và cũng rất dinh dưỡng. Vậy với nâng mũi ăn bánh canh được không? Theo các chuyên gia thẩm mỹ, người nâng mũi hoàn toàn có thể ăn bánh canh sau nâng mũi. Sợi bánh canh thường được làm từ bột gạo, bột mì hay bột năng… về cơ bản chúng khá lành tính nên khi ăn sẽ không ảnh hưởng nhiều đến vết thương.

Tuy nhiên, bánh canh thường được nấu chung với nhiều loại topping khác nhau. Bạn nên kiêng ăn cá, tôm, trứng cút, hải sản… để tránh gây sẹo thâm khi vết thương chưa lành hẳn. Với những người cơ địa yếu thì càng cần chú ý, tốt nhất nên kiêng 3-4 tuần chờ vết thương khỏi hẳn. Còn các loại rau củ nấu kèm thì bạn nên ăn nhiều để cung cấp nhiều dưỡng chất hơn.

Nâng mũi ăn pate được không ?

Pate là thực phẩm được chế biến chủ yếu là gan và thịt của các loại động vật, trong đó phổ biến nhất là gan và thịt heo. Theo các nghiên cứu, gan heo là nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, có lượng protein cao và chứa nhiều chất dinh dưỡng khác có lợi cho cơ thể. Trong đó phải kể đến vitamin A. Ngoài ra, pate còn chứa sắt, đồng, selen, vitamin B2, B12,…

Ăn pate giúp làm sáng mắt, phòng các bệnh khô mắt, mỏi mắt, tăng cường miễn dịch cho cơ thể, chống lão hóa,… Với những người bận rộn thì sử dụng pate cho bữa sáng vừa tiện lợi lại vừa đảm bảo dinh dưỡng. Vậy nâng mũi ăn pate được không?.

Theo các chuyên gia, sau nâng mũi bạn hoàn toàn có thể ăn pate. Lượng protein, vitamin trong pate sẽ thúc đẩy quá trình lành thương, tốt cho dáng mũi sau nâng. Tuy nhiên, pate vẫn có chứa chất béo. Do đó bạn cũng không nên sử dụng quá nhiều, 1 tuần ăn 2 lần là đủ. Bên cạnh đó cần lựa chọn pate bảo đảm nguồn gốc, có thương hiệu và xuất xứ rõ ràng. Không sử dụng sản phẩm hết hạn hoặc đã bảo quản quá lâu.

error: Content is protected !!