Mẹ bị cảm lạnh có cho con bú được không ? Các bà mẹ vẫn có thể tiếp tục cho con bú nếu mẹ không bị sốt hoặc chỉ sốt nhẹ. Nhiều bà mẹ lo lắng rằng sức đề kháng của em bé tương đối kém nên khi thấy mình bị cảm thường không dám cho con bú. Trên thực tế, 6 tháng đầu sau khi sinh, bé đã nhận được rất nhiều kháng thể của người mẹ qua sữa mẹ. Tại thời điểm này, miễn là mẹ không sử dụng một số loại thuốc không dùng cho phụ nữ cho con bú, mẹ có thể cho con bú một cách bình thường.
Mẹ đang cho con bú bị cảm cúm phải làm sao ?
Bệnh cúm có thể gặp ở mọi đối tượng, cho nên với những người đang cho con bú mắc bệnh có thể xảy ra. Đặc biệt trong giai đoạn dịch cúm. Theo nghiên cứu thì chưa có một bằng chứng nào có thể chứng minh được virus cúm có trong sữa mẹ nên việc uống sữa mẹ không làm cho trẻ bị mắc bệnh. Tuy nhiên, bệnh cúm lại lây lan từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp, như vậy khi mẹ bị cúm thì nguy cũng có nguy cơ lây cho con qua đường thở. Khi mẹ bị cúm nếu không chú ý phòng ngừa cho con thì mẹ dễ dàng lây bệnh cho trẻ, bởi mẹ là người thường xuyên tiếp xúc với trẻ, đặc biệt với những trẻ còn bú mẹ.
Tuy nhiên, bà mẹ khi bị cảm cúm vẫn nên nuôi con bằng sữa mẹ vì sữa mẹ là thức ăn tốt cho trẻ, mẹ có thể cho bé bú trực tiếp nhưng cần phải phòng tránh những nguy cơ gây bệnh cho con và chú ý những thuốc đang sử dụng có tiết qua sữa gây ảnh hưởng tới trẻ nhỏ hay không.
Thường thì điều trị cúm sử dụng các thuốc điều trị triệu chứng như thuốc hạ sốt và các vitamin nâng cao sức khỏe thì không ảnh hưởng tới việc cho con bú.
Mẹ cho con bú bị cảm lạnh uống thuốc gì ?
Cho con bú uống thuốc cảm được không? Nếu đang cho con bú bị cảm, mẹ vẫn có thể dùng thuốc trị cảm cúm nhưng cần chọn thuốc phù hợp cho mẹ đang cho con bú. Vậy, có những thuốc cảm cho phụ nữ cho con bú nào? Có rất nhiều loại thuốc cảm cúm cho phụ nữ cho con bú an toàn, ít gây phản ứng phụ cho bé. Dưới đây là danh sách các loại thuốc cảm cho mẹ cho con bú:
1. Acetaminophen/Paracetamol
Cho con bú bị cúm uống thuốc gì? Phụ nữ cho con bú bị cảm cúm có thể sử dụng paracetamol hoặc acetaminophen để điều trị cảm. Acetaminophen là hợp chất làm giảm đau và hạ sốt. Acetaminophen có thể đi vào sữa mẹ nhưng không làm hại trẻ sơ sinh. Đây là một loại thuốc trị cảm cúm không kê toa cho các bà mẹ đang cho con bú.
2. Thuốc cảm cho mẹ cho con bú: Ibuprofen
Cho con bú bị cảm cúm uống thuốc gì? Ibuprofen khá là an toàn cho phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ. Đây là loại thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDS), giúp giảm đau và hạ sốt. Thuốc cảm cúm cho phụ nữ cho con bú này được dùng để điều trị nhức đầu, cảm lạnh, nhiễm trùng xoang và cúm. Ibuprofen có thể đi vào sữa mẹ nhưng không ảnh hưởng đến con nhưng lại không được khuyến cáo cho những người bị loét dạ dày và hen suyễn.
3. Thuốc trị cảm cúm có thành phần Dextromethorphan
Đang cho con bú bị cảm cúm uống thuốc gì? Thuốc trị cảm cúm dextromethorphan an toàn cho những bà mẹ đang cho con bú. Tuy nhiên, nếu bạn bị hen suyễn, tiểu đường, bệnh gan hoặc viêm phế quản mãn tính thì nên tránh dùng thuốc trị cảm cúm này.
4. Mẹ cho con bú bị cảm cúm uống thuốc gì? Bromhexine và guaifenesin
Cho con bú bị cúm uống thuốc gì? Bromhexine và guaifenesin là thuốc được lựa chọn để điều trị triệu chứng ho khan trong cảm cúm và cho tác dụng an toàn với cả mẹ và bé. Thuốc cảm cho mẹ cho con bú này giúp điều trị ho cũng như hạ huyết áp.
5. Thuốc cảm cúm cho mẹ cho con bú: Amoxicillin
Mẹ cho con bú bị cảm cúm uống thuốc gì? Amoxicillin là thuốc kháng sinh được chỉ định để điều trị trong trường hợp cảm lạnh và xoang. Thuốc được cho là an toàn với cả mẹ và trẻ. Các tác dụng phụ của loại thuốc cảm cho phụ nữ cho con bú này rất hiếm và tự biến mất mà không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, vì là kháng sinh nên bạn không nên tùy tiện sử dụng mà phải có sự chỉ định của bác sĩ.
6. Thuốc trị cảm cúm chứa Kẽm gluconat
Đây là hợp chất được sử dụng trong nhiều loại thuốc điều trị cảm lạnh và cảm cúm và thường được tìm thấy ở các chai xịt thông mũi hoặc viên uống dạng nén. Bạn chỉ nên sử dụng 12 mg/ngày và nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Mẹ bị cảm lạnh có lây cho con không ?
Trẻ bị lây cảm cúm như thế nào? Con đường lây cảm cúm ở trẻ là thông qua hệ hô hấp.
Khi một người nào đó bị cúm ho, hắt hơi hoặc nói, vi-rút sẽ di chuyển trong không khí. Em bé có thể bị nhiễm nếu hít phải nó.
Trẻ cũng có thể bị bệnh nếu chạm vào thứ gì đó có vi-rút như bình sữa, núm vú giả hoặc đồ chơi rồi chạm vào mắt, miệng hoặc mũi.
Mẹ đang cho con bú bị hắt hơi, sổ mũi
Khi cảm cúm thì hệ miễn dịch của mẹ sẽ kém do vậy ngoài bổ sung những thực phẩm dinh dưỡng, mẹ cũng nên uống thêm các loại vitamin tốt cho sức khỏe từ nước ép cam, bưởi…
1. Uống nước mật ong pha chanh
Mật ong có khả năng kháng được nhiều loại vi khuẩn dùng trong điều trị triệu chứng của các bệnh đường hô hấp rất hiệu quả, đặc biệt là mẹ đang cho con bú bị sổ mũi. Hoạt chất Albumin và Pantothenic có trong mật ong còn có tác dụng làm lành nhanh các tổn thương niêm mạc họng. Nhờ vậy, mật ong có tác dụng tốt đối với chứng viêm họng.
Trong điều trị các bệnh viêm phế quản, viêm mũi xoang, viêm phổi…mật ong thường được kết hợp trong phác đồ điều trị, nhằm giảm liều kháng sinh cho bệnh nhân, hạn chế được tác dụng phụ do kháng sinh mang lại, và rút ngắn được thời gian điều trị.
Để giảm sổ mũi mẹ nên uống 3 ly nước mật ong + chanh mỗi ngày. Nhớ pha bằng nước ấm thêm 3 thìa cafe mật ong và 1 thìa cafe chanh. Nên thực hiện liên tục trong vòng 1 tuần.
2. Ăn cháo hành lá tía tô giải cảm cho mẹ đang cho con bú bị sổ mũi
Chuẩn bị lá hành + tía tô thái nhỏ, thêm gừng xắt sợi nhuyễn. Đây là cách chữa trị mẹ đang cho con bú bị sổ mũi rất hiệu quả và lành tính.
Nấu cháo lên cho các nguyên liệu trên vào, có thể cho thêm thịt bằm và trứng gà đánh cho tan cho đủ chất. Ngày ăn 1 lần, ăn 3 ngày liên tiếp.
3. Dùng thảo dược cho mẹ đang cho con bú bị sổ mũi
Lá Húng chanh có chứa tinh dầu mà thành phần chủ yếu là cavaron giúp long đờm, tiêu độc rất tốt. Do đó, đây chính là bài thuốc hữu hiệu khi mẹ đang cho con bú bị sổ mũi hay bị cảm, ho, viêm họng. Nếu không mua được lá húng chanh thì mẹ cứ mua lá tía tô, tuy không bằng lá húng chanh nhưng lá tía tô vẫn có tác dụng giải cảm rất tốt.
- Cách 1: Giã dập lá húng, sau đó trộn với 10ml nước sôi, để cho ngấm rồi gạn lấy nước uống, ngày uống 2 lần.
- Cách 2: chuẩn bị 10-15 lá húng chanh, đường phèn và 4 quả quất xanh. Rửa sạch các nguyên liệu trên cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Sau khi hỗn hợp đã nhuyễn cho thêm lượng đường phèn vừa đủ. Hấp cách thủy khoảng 20 phút. Đợi hỗn hợp nguội dùng uống liên tục 2 lần/ngày đến khi hết cảm.
4. Súc họng bằng nước muối
Pha nước muối loãng hoặc dùng nước muối sinh lý 0,9% súc họng ngày 3-4 lần giúp kháng khuẩn. Chú ý không nên pha quá mặn, nên thực hiện thường ngày liên tục tới khi hết các triệu chứng sổ mũi.
5. Thoa dầu tràm – khuynh diệp
Dầu tràm – khuynh diệp mẹ nên tích sẵn trong nhà bởi đây là phương pháp trị mẹ đang cho con bú bị sổ mũi rất hiệu quả và lành tính. Mẹ thoa vào gan bàn chân, bàn tay đồng thời massage để giúp tăng cường lưu thông khí huyết, đẩy luồng khí gây cảm lạnh ra ngoài.
Một cách áp dụng cho mẹ đang cho con bú bị sổ mũi khác là cho dầu tràm-khuynh diệp vào cốc nước nóng, hít hết hơi nước chứa tinh dầu sẽ giúp sát khuẩn và làm thông mũi.
6. Ngâm chân bằng nước ấm kết hợp với gừng và cây quế
Các mẹ cứ pha một chậu nước ấm rồi cho 2 loại này vào, dùng tay thử thấy nước vừa không quá nguội cũng không quá nóng thì cho chân vào ngâm từ 15 đến 20 phút/lần, sẽ mang lại hiệu quả rất tốt. Gừng và quế không những giúp cho xương chắc, khỏe mà còn giúp cho mẹ có một giấc ngủ dễ dàng hơn khi đang bị sổ mũi. Khi ngủ, các mẹ cũng chịu khó xịt chai xịt mũi, đồng thời kê gối hơi cao để tránh làm tắc mũi.
Mẹ nên sử dụng thuốc kháng sinh dùng cho phụ nữ cho con bú
Khi mẹ đang cho con bú bị sổ mũi thì sẽ rất khó chịu. Cơ thể bị cảm thường rất mệt mỏi, khó thở, khó ngủ, người uể oải, ăn uống cũng mệt và chán… Tuy nhiên, để khắc phục tình trạng này, các mẹ có thể tham khảo một số loại thuốc kháng sinh được chỉ định dành cho phụ nữ cho con bú như Baby Plex, Pamin, cảm xuyên hương, Augmentin… Đây đều là những loại thuốc kháng sinh mang lại hiệu quả nhanh chóng cho các mẹ, và để chắc chắn hơn chị em nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Các mẹ nên lưu ý trong giai đoạn mẹ đang cho con bú bị sổ mũi, thì phải dùng thuốc cho đến khi khỏi hẳn bệnh. Bệnh được điều trị càng nhanh càng tốt, vì bất cứ thuốc kháng sinh nào uống nhiều thì cũng rất dễ rơi vào trường hợp “lờn thuốc” nên các mẹ cố gắng lưu ý để tránh bệnh nhẹ thành nặng và lây sang bé. Và cũng nên nhớ rằng không nên tùy tiện sử dụng các loại thuốc kháng sinh, vì có thể nó sẽ gây ra tác dụng phụ không cần thiết.