Chi phí phẫu thuật hở hàm ếch, Hiện nay, Việt Nam được biết đến như một quốc gia có tỉ lệ trẻ hở hàm ếch rất cao khiến nhu cầu quan tâm về vấn đề này ở cộng đồng ngày càng lớn. Các câu hỏi như điều trị ra sao hay phẫu thuật hở hàm ếch hết bao nhiêu tiền luôn là thắc mắc của rất nhiều người. Trong bài viết Chi phí phẫu thuật hở hàm ếch chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn đọc.
Hở hàm ếch là gì?
Sứt môi hở hàm ếch là dị tật bẩm sinh có tỷ lệ mắc phải tại Việt Nam là 1/700 do nguyên nhân trong quá trình mang thai và di truyền trong gia đình. Dị tật này có 3 dạng: nứt môi mà không hở hàm ếch, hở hàm ếch nhưng không nứt môi, nứt môi hở hàm ếch.
Môi hình thành giữa tuần thứ tư và thứ bảy của thai kỳ. Khi em bé phát triển trong quá trình mang thai, mô cơ thể và các tế bào đặc biệt từ mỗi bên của đầu phát triển về phía trung tâm của khuôn mặt và liên kết với nhau để tạo nên khuôn mặt. Sự kết hợp mô này tạo thành các đặc điểm trên khuôn mặt, như môi và miệng.
Sứt môi xảy ra nếu các mô tạo nên môi không kết hợp hoàn toàn trước khi sinh. Điều này dẫn đến một lỗ ở môi trên. Lỗ trong môi có thể là một khe nhỏ hoặc có thể là một lỗ lớn đi qua môi vào mũi. Sứt môi có thể ở một hoặc cả hai bên môi. Sứt ở giữa môi rất hiếm khi xảy ra. Trẻ bị sứt môi cũng có thể bị hở hàm ếch. Sứt môi hở hàm ếch cũng có thể đi kèm một số hội chứng di truyền khác.
Nguyên nhân gây hở hàm ếch ở trẻ
Nguyên nhân chính gây hở hàm ếch ở trẻ chưa được xác định.
Một số trẻ em bị sứt môi hoặc hở hàm ếch do những thay đổi trong gen của chúng. Người mẹ hoặc người cha có thể di truyền các gen gây ra sứt môi, hay hở hàm ếch hoặc dị tật này là một phần của hội chứng di truyền. Trong một số trường hợp, trẻ sơ sinh thừa hưởng một gen khiến chúng có nhiều khả năng bị sứt môi hơn, và sau đó tác nhân môi trường thực sự gây ra sứt môi.
Nói về tác nhân môi trường thì phải bắt đầu từ những thứ người mẹ tiếp xúc trong quá trình mang thai. Sứt môi và hở hàm ếch được cho là do sự kết hợp của gen và các yếu tố người mẹ ăn hoặc uống, hoặc một số loại thuốc mẹ sử dụng trong khi mang thai.
Cụ thể, các yếu tố nguy cơ tác động để gây hở hàm ếch như sau:
- Hút thuốc ― Phụ nữ hút thuốc khi mang thai có nhiều khả năng sinh con bị sứt môi hơn phụ nữ không hút thuốc. Hút thuốc thụ động (hít phải khói thuốc cũng là yếu tố tác động đáng lưu ý.
- Bệnh tiểu đường ― Phụ nữ bị bệnh tiểu đường được chẩn đoán trước khi mang thai có nguy cơ sinh con bị sứt môi có hoặc không có hở hàm ếch cao hơn so với những phụ nữ không bị tiểu đường.
- Sử dụng một số loại thuốc ― Phụ nữ đã sử dụng một số loại thuốc để điều trị chứng động kinh, nhiễm trùng, trong ba tháng đầu (3 tháng đầu).
- Bị béo phì khi mang thai – Có một số bằng chứng cho thấy trẻ sinh ra từ những phụ nữ béo phì có thể tăng nguy cơ sứt môi và hở hàm ếch.
- Mẹ sử dụng vitamin A liều cao
- Mẹ bị cảm cúm hoặc chế độ dinh dưỡng kém trong thời kỳ mang thai
Chi phí phẫu thuật hở hàm ếch
Chi phí phẫu thuật hở hàm ếch
Thực tế đã cho thấy rằng, hở hàm ếch hoàn toàn có thể được điều trị khỏi nhờ các công nghệ y khoa tiên tiến hiện nay. Chi phí phẫu thuật hở hàm ếch thường dao động trong khoảng 60.000.000 đồng tùy thuộc vào từng cơ sở.
Ngoài ra, trẻ cũng có thể cần một số buổi tiểu phẫu nữa nhằm giúp trẻ có gương mặt cân đối và hài hòa hơn theo đúng tỉ lệ chuẩn như:
- Tiểu phẫu sau phẫu thuật chính là 30.000.000 – 50.000.000 đồng/lần
- Chi phí xóa sẹo: 10.000.000 – 20.000.000 đồng/lần.
Cần chuẩn bị những gì trước khi phẫu thuật hở hàm ếch cho trẻ
Phẫu thuật hở hàm ếch có thể được thực hiện an toàn ở trẻ nhỏ tuy nhiên các bậc phụ huynh vẫn cần có những chuẩn bị kỹ lưỡng cho quá trình phẫu thuật của trẻ.
Trước khi phẫu thuật, trẻ cần được thăm khám kỹ lưỡng từ tất cả các khoa như Tai – Mũi – Họng, phẫu thuật chỉnh hình…
Trẻ có thể bắt đầu được thực hiện ca phẫu thuật đầu tiên trong khoảng thời gian từ 3-6 tháng, tuy nhiên trong một số trường hợp, tùy thuộc vào sức khỏe của trẻ mà thời gian phẫu thuật sẽ khác nhau.
Để việc điều trị thành công và quá trình sau phẫu thuật được phục hồi tốt nhất, các bậc phụ huynh có thể chú ý một số điểm sau:
- Đảm bảo chế độ ăn của trẻ
– Đối với trẻ sơ sinh: đa số trẻ hở hàm ếch đều không có khả năng tự bú mẹ nên các mẹ cần chuẩn bị cung cấp cho con mình loại sữa cũng như cách chăm sóc đặc biệt hơn sao cho trẻ luôn được đáp ứng đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu nhất cho cơ thể trước khi tiến hành phẫu thuật.
– Đối với trẻ ở chế độ ăn dặm: Bố mẹ luôn trì hoãn việc cho trẻ ăn các loại thức ăn thô bởi cho rằng bé sẽ không thể nhai, hoặc sẽ gặp khó khăn. Điều này có thể gây cho bé sự cản trở trong giao tiếp cũng như không đủ chất dinh dưỡng cần thiết trong các loại thực phẩm.
Việc quen dần với các thức ăn dạng rắn sẽ giúp bé cảm thấy dễ dàng hơn trong việc ăn nhai sau quá trình phẫu thuật, đây cũng là một bước ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của trẻ nên các bậc phụ huynh nên đặc biệt chú ý.
- Chỉnh hình cho trẻ
Các trường hợp cần được chỉnh hình trước khi phẫu thuật của bé có thể kể đến:
– Trẻ hở vòm miệng toàn bộ, kích thước lớn.
– Trẻ hay gặp các vấn đề như sặc, trớ sữa, thức ăn
– Mũi trẻ biến dạng nhiều, cạnh mũi xẹp, không có sống mũi.
– Thói quen đưa lưỡi vào trong khe hở.
- Chú ý tình trạng trào ngược khi ăn lên mũi
Trẻ hở hàm ếch thường khó ăn và dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Biểu hiện trong những trường hợp này là trẻ thường bị sặc, trớ khi ăn dẫn đến tình trạng quấy khóc dai dẳng.
Chính vì vậy, trước khi phẫu thuật, phụ huynh cần đặc biệt chú ý, vỗ về và an ủi trẻ để trẻ có tinh thần tốt nhất.
Phẫu thuật hở hàm ếch ở đâu
Thời điểm phẫu thuật tùy thuộc vào tình trạng sứt môi. Bạn nên đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ chuyên khoa khám và tư vấn chi tiết. Thẩm mỹ Dr Duy được biết đến là một trong những địa chỉ điều trị phẫu thuật hở hàm ếch tốt nhất hiện nay. Đội ngũ y bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình đều có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo chuyên sâu về tạo hình thẩm mỹ, giàu kinh nghiệm giúp lấy lại nụ cười đẹp nhất cho bé.
Trẻ bị sứt môi hở hàm ếch phẫu thuật bao nhiêu lần là hoàn chỉnh
Những trẻ có sứt môi được phẫu thuật tạo hình môi lần 1 trước 6 tháng tuổi khi đủ cân và không có bất kể bệnh tật nào. Phẫu thuật tạo hình khe hở vòm từ 10 – 18 tháng tuổi khi đủ cân nặng và không có viêm nhiễm hay sốt kèm theo. Khi trẻ bắt đầu tập nói sẽ được chuyên viên bên bộ phận ngữ âm hướng dẫn cách tập phát âm. Đến giai đoạn trẻ 7 – 8 tuổi, nếu có di chứng biến dạng khe hở môi vòm, tiếp tục khám răng để tiền chỉnh nha. Trường hợp trẻ có thiểu sản phần hàm trên hoặc xương hàm trên sẽ được ghép xương ổ răng để chuẩn bị cho việc chỉnh nha tiếp theo. Từ 8 – 12 tuổi, trẻ sẽ được chỉnh nha nếu có dị tật. Và tiếp tục quy trình để khắc phục tối đa các nhược điểm từ sứt môi, hở hàm ếch đến khi con 18 tuổi, giúp trẻ có thể trở thành một người bình thường
Phẫu thuật hở hàm ếch trong
Phẫu thuật hở hàm ếch trong
Hiện nay, với sự tiến bộ của nền y học hiện đại, việc phẫu thuật cho trẻ hở hàm ếch đã trở nên đơn giản hơn.
Thời điểm tốt nhất để phẫu thuật hở hàm ếch cho trẻ như sau:
- Đối với những trẻ bị hở hàm ếch có sứt môi ( sứt môi 1 bên): Thường khi bé trên 3 tháng tuổi và cân nặng trên 5kg
- Đối với những trẻ bị hở hàm ếch có sứt môi ( sứt môi toàn bộ 2 bên): Thường khi trẻ được 6 tháng tuổi và cân nặng trên 6kg
- Đối với những trẻ bị hở hàm ếch không sứt môi ( chẻ vòm họng): Thường khi trẻ được 18 tháng tuổi và cân nặng khoảng 10kg.
Trên đây là những thời điểm thích hợp nhất để thực hiện phẫu thuật cho trẻ bị hở hàm ếch. Không nên lựa chọn phẫu thuật khi trẻ quá lớn vì điều này sẽ ảnh hưởng đến việc bú, ăn và phát âm ở trẻ.
Trẻ sơ sinh bị hở vòm họng
là một dị tật bẩm sinh hay gặp nhất ở trẻ, dị tật này có thể do di truyền từ bố mẹ hay các tác nhân trong thời kỳ mang thai gây ra, khoảng trong tuần thứ 4 đến tuần thứ 12 của thời kỳ bào thai.
Dị tật này không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ra những khó khăn trong ăn uống, giao tiếp và khả năng hòa nhập với xã hội.
Khi bị hở hàm ếch sẽ gây ra những ảnh hưởng tới trẻ như:
Trẻ sơ sinh bị hở vòm họng
- Thẩm mỹ khuôn mặt: Do khe hở làm biến dạng môi, mũi, xương ổ răng, xương hàm, xô lệch răng, sai khớp cắn
- Các hoạt động chức năng như khả năng nghe, nói ngọng, khó bú, khó ăn.
- Trẻ không nhận được đủ nguồn nuôi dưỡng dẫn đến kém phát triển, dễ mắc các bệnh đường hô hấp trên và viêm tai giữa
- Ảnh hưởng tâm lý đứa trẻ: Tự ti, mặc cảm, ngại giao tiếp, bỏ học…
- Trẻ không phát triển được toàn diện.
Dị tật hở hàm ếch thường được phát hiện trước sinh nhờ siêu âm thai. Sau khi sinh, do ảnh hưởng bởi khe hở môi hay khe hở hàm trẻ bú khó khăn và dễ mắc bệnh đường hô hấp, nên cha mẹ trẻ cần đến cơ sở y tế để được tư vấn về cách cho trẻ ăn qua đường bú tự nhiên hoặc bú bình có cấu tạo phù hợp cho trẻ, hướng dẫn cách phòng các bệnh tai mũi họng cho trẻ.
Một số trẻ cần điều trị chỉnh hình trước phẫu thuật với máng bịt điều chỉnh cung hàm… Các khí cụ này giúp quá trình phẫu thuật hiệu quả hơn và việc cho trẻ ăn dễ dàng hơn.
Qua bài viết Chi phí phẫu thuật hở hàm ếch chắc đến đây bạn đọc cũng đã biết giá chính xác hi vọng qua bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn đọc. Cảm ơn đã quan tâm.